Khi siêu âm thai định kỳ, bác sĩ thường phải đối chiếu cân nặng của bào thai với bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn thì mới đánh giá chính xác được tình trạng tăng trưởng của bé. Vậy, bảng cân nặng chuẩn của thai nhi là gì? Cân nặng thai nhi theo tuần có sự chuyển biến ra sao? Đâu là các cột mốc cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi mà bố mẹ cần lưu tâm? Hãy cùng Nutrihome khám phá ngay trong bài viết sau.
Theo dõi bảng cân nặng thai nhi giúp bố mẹ đánh giá chính xác được tình trạng tăng trưởng của bé
Bảng cân nặng thai nhi (hay còn gọi là Biểu đồ tăng trưởng của thai nhi) là một danh sách ghi rõ những số liệu chuẩn về kích thước và cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi trong suốt quá trình phát triển của thai kỳ. Biểu đồ thường sử dụng các số đo như đường kính hộp sọ từ trán ra sau gáy, chu vi vòng đầu, chu vi vòng bụng, chiều dài đầu – mông hoặc chiều dài đầu – chân và cân nặng để đánh giá sự phát triển của thai nhi.
Thông thường, biểu đồ tăng trưởng thai nhi thường được phát triển dựa trên một mẫu số liệu từ một nhóm thai nhi khỏe mạnh, được khảo sát trong một số lượng lớn các nghiên cứu. Dựa trên dữ liệu này, các phần trăm về kích thước và cân nặng theo độ tuổi của thai nhi được tính toán và sắp xếp trên biểu đồ.
Ví dụ: Bảng cân nặng thai nhi do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu của WHO về các phép đo sinh trắc học siêu âm và ước tính trọng lượng của thai nhi trên phạm vi toàn cầu.
Theo dõi cân nặng chuẩn của bé theo bảng cân nặng thai nhi (BCNTN) đem lại 4 lợi ích thiết thực cho sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu, đó là:
Tóm lại, việc theo dõi cân nặng của bé theo bảng cân nặng thai nhi có thể giúp bố mẹ phát hiện ra các vấn đề sức khỏe của thai nhi từ sớm và đưa ra các biện pháp hành động thích hợp để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Thường xuyên theo dõi bảng cân nặng thai nhi đem lại 4 lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé
Dưới đây là bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn theo tuần dành riêng cho trẻ em Việt Nam mà mẹ nên tham khảo để sớm nắm bắt được nhịp tăng trưởng của bé:
Tuổi thai (tuần tuổi) | Chiều dài (cm) | Cân nặng (gam) |
Tuần thứ 1 |
Trứng được thụ tinh, phôi thai đang hình thành |
|
Tuần thứ 2 | ||
Tuần thứ 3 | ||
Tuần thứ 4 | ||
Tuần thứ 5 |
Hệ thần kinh hình thành |
|
Tuần thứ 6 | ||
Tuần thứ 7 |
Phôi thai toàn thiện |
|
Tuần thứ 8 | 1.6 cm | 1 gam |
Tuần thứ 9 | 2.3 cm | 2 gam |
Tuần thứ 10 | 3.1 cm | 4 gam |
Tuần thứ 11 | 4.1 cm | 7 gam |
Tuần thứ 12 | 5.4 cm | 14 gam |
Tuần thứ 13 | 7.4 cm | 23 gam |
Tuần thứ 14 | 8.7 cm | 43 gam |
Tuần thứ 15 | 10.1 cm | 70 gam |
Tuần thứ 16 | 11.6 cm | 100 gam |
Tuần thứ 17 | 13.0 cm | 140 gam |
Tuần thứ 18 | 14.2 cm | 190 gam |
Tuần thứ 19 | 15.3 cm | 240 gam |
Tuần thứ 20 | 16.4 cm | 300 gam |
Tuần thứ 21 | 25.6 cm | 360 gam |
Tuần thứ 22 | 27.8 cm | 430 gam |
Tuần thứ 23 | 28.9 cm | 501 gam |
Tuần thứ 24 | 30.0 cm | 600 gam |
Tuần thứ 25 | 34.6 cm | 660 gam |
Tuần thứ 26 | 35.6 cm | 760 gam |
Tuần thứ 27 | 36.6 cm | 875 gam |
Tuần thứ 28 | 37.6 cm | 1005 gam |
Tuần thứ 29 | 38.6 cm | 1153 gam |
Tuần thứ 30 | 39.9 cm | 1319 gam |
Tuần thứ 31 | 41.1 cm | 1502 gam |
Tuần thứ 32 | 42.4 cm | 1702 gam |
Tuần thứ 33 | 43.7 cm | 1918 gam |
Tuần thứ 34 | 45.0 cm | 2146 gam |
Tuần thứ 35 | 46.2 cm | 2383 gam |
Tuần thứ 36 | 47.4 cm | 2622 gam |
Tuần thứ 37 | 48.6 cm | 2859 gam |
Tuần thứ 38 | 49.8 cm | 3083 gam |
Tuần thứ 39 | 50.7 cm | 3288 gam |
Tuần thứ 40 | 51.2 cm | 3462 gam |
Lưu ý:
Để mẹ dễ hình dung hơn về sự phát triển của thai nhi qua từng tam cá nguyệt, dưới đây là mô tả những gì mẹ có thể hình dung về sự phát triển của bé trong tử cung qua từng thời kỳ:
Tam cá nguyệt thứ 1 được tính từ tuần thai thứ 1 đến hết tuần thai thứ 12:
Theo bảng cân nặng thai nhi, trẻ có thể đạt cân nặng tương đương 1 hạt đậu trắng vào tuần thai thứ 8
Tính đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất – tức hết tuần thai thứ 12, cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi tuy chỉ đạt 14 gam nhưng lúc này, mẹ đã có thể tăng từ 0.9 – 1.8kg cân nặng. Nguyên nhân là bởi, ngoài cân nặng của bào thai, mẹ còn tăng cân do sự gia tăng khối lượng của nhau thai, dịch ối, tử cung, thể tích máu, mỡ, mô và các dịch khác của cơ thể.
Cuối tuần thai thứ 12, thai nhi có kích thước và cân nặng tương đương 1 quả chanh
Tam cá nguyệt thứ 2 được tính từ tuần thai thứ 13 đến hết tuần thai thứ 27. Trong giai đoạn này:
Cuối tuần thai thứ 27, thai nhi có kích thước kích thước và cân nặng tương đương 1 quả đu đủ
Tam cá nguyệt thứ 3 được tính từ tuần thai thứ 28 đến hết tuần thai thứ 40. Trong giai đoạn này:
Minh họa dễ hiểu mức độ tăng trưởng của thai nhi bằng các loại củ quả có kích thước và cân nặng tương đương
Theo nghiên cứu, cân nặng của thai nhi khi sinh ra được quyết định bởi 190 liên kết di truyền có sẵn trong bộ gen của bé. Trong đó, có tồn tại một số tác động di truyền khiến cân nặng của bào thai nhạy cảm hơn với nồng độ glucose trong máu của mẹ; từ đó, khiến thai nhi khó kiểm soát cân nặng hơn bình thường.
Mặt khác, nghiên cứu còn cho thấy, cân nặng thời sơ sinh của bố và mẹ có thể ảnh hưởng đến 2% cân nặng của bé trai và 5% cân nặng của bé gái lúc chào đời. Vì thế, chúng ta hoàn toàn có căn cứ để nói rằng cân nặng của thai nhi có thể bị ảnh hưởng từ yếu tố di truyền của bố mẹ.
Sức khỏe và cân nặng của mẹ khi mang thai hoàn toàn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của thai nhi bởi:
Không những thế, nếu trong thai kỳ mà mẹ bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe này hoàn toàn có thể khiến thai nhi tăng nguy cơ bị chết lưu và dị tật bẩm sinh. Vì thế, sức khỏe và cân nặng của mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cân nặng của bé.
Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, nếu mẹ mang thai một bé thì chỉ cần tăng từ 11.3 – 16kg cân nặng là đủ. Tuy nhiên, nếu mẹ mang song thai (sinh đôi), mẹ cần tăng từ 16.5 – 20kg cân nặng để đảm bảo thai nhi phát triển ở trạng thái tối ưu nhất. Điều này cho thấy, số lượng bào thai trong bụng mẹ hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Theo nghiên cứu, bắt đầu từ tuần thai thứ 26 (trước tam cá nguyệt thứ 3), song thai trải qua quá trình tăng trưởng chậm hơn hẳn so với đơn thai. Nhìn chung, cân nặng ước tính của thai nhi song sinh thấp hơn cân nặng của thai nhi thông thường từ 300 – 350g (tương đương mức chênh lệch gần 10%) khi chào đời.
Cân nặng của trẻ sinh đôi thường nhẹ hơn trẻ sinh đơn khoảng 10%
Thứ tự sinh của trẻ cũng có khả năng ảnh hưởng đến cân nặng của bé trong thai kỳ. Theo khảo sát, trẻ sinh thứ hai (con rạ) thường có xu hướng nặng hơn 89.17 gam so với con đầu lòng (con so) và nặng hơn 89g so với những đứa em sinh sau chúng. Hiểu đơn giản, con rạ thường có cân nặng sơ sinh lớn nhất trong số các anh chị em trong nhà.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do khả năng dẫn truyền dinh dưỡng của tử cung người mẹ còn hạn chế trong lần mang thai đầu tiên. Vì thế, những thay đổi sinh lý diễn ra trong lần mang thai đầu có vai trò như là “bước đệm khởi động” giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của tử cung trong lần mang thai tiếp theo, khiến con rạ phát triển tốt hơn nên thường có cân nặng lớn hơn con so.
Có rất nhiều bệnh lý có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi mà mẹ cần lưu tâm, chẳng hạn như:
Tình trạng dinh dưỡng của sản phụ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường phát triển của thai nhi, từ đó ảnh hưởng đến cân nặng của bào thai và cân nặng khi sinh của trẻ. Nghiên cứu cho thấy, ở những người mẹ được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì mật độ hồng cầu, tổng lượng cholesterol và protein trong cơ thể cao hơn hẳn những người mẹ ăn thiếu chất; từ đó, tỷ lệ sinh con nhẹ cân ở những bà mẹ khỏe mạnh thấp hơn đáng kể so với những bà mẹ bị thiếu hồng cầu. Vì thế, chế độ ăn trong thai kỳ của mẹ bắt buộc phải có đầy đủ dưỡng chất và cân đối các thành phần dinh dưỡng để giảm tỷ lệ nhẹ cân và suy dinh dưỡng bào thai.
Ăn uống đủ chất giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng bào thai từ sớm
Một vài yếu tố khác ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi có thể kể đến như:
Có nhiều phương pháp khác nhau để đo kích thước và cân nặng của thai nhi. Song, dù áp dụng phương pháp nào đi nữa thì mẹ cũng cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ sản khoa để đo được các thông số phát triển của bé. Một vài cách đo lường kích thước và cân nặng thai nhi được áp dụng phổ biến hiện nay là:
BCTC là khoảng cách từ đỉnh xương mu đến đáy tử cung của mẹ. Bác sĩ có thể tiến hành lấy số đo này bằng cách đặt thước dây trực tiếp lên vùng bụng của sản phụ. Thông qua BCTC, bác sĩ có thể ước lượng được tương đối kích thước của thai nhi trong tử cung.
Đo bề cao tử cung là phương pháp thu thập dữ liệu thai nhi rất dễ thực hiện
Theo kết quả khảo sát từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, dưới đây là danh sách bề cao tử cung theo tuần thai mà mẹ nên tham khảo:
Tuổi thai (tuần tuổi) | Bề cao tử cung (cm) |
11 | 8.5±0.74 |
12 | 9.2±0.89 |
13 | 10±1.15 |
14 | 11.2±0.97 |
15 | 12.2±0.95 |
16 | 13.4±1.11 |
17 | 14.6±1.14 |
18 | 15.6±0.9 |
19 | 16.2±1 |
20 | 17.1±1.03 |
21 | 18.1±1.21 |
22 | 19.05±1.1 |
23 | 20.4±0.84 |
24 | 21.1±0.82 |
25 | 21.7±1.27 |
26 | 23.3±1.12 |
27 | 24.4±0.94 |
28 | 25.2±0.90 |
29 | 25.9±0.93 |
30 | 26.9±1.1 |
31 | 27.8±1 |
32 | 28.31±1.07 |
33 | 28.9±1.15 |
34 | 29.4±1.42 |
35 | 30.3±1.04 |
36 | 30.4±0.86 |
37 | 30.9±0.74 |
38 | 31.6±0.92 |
39 | 32±0.69 |
Siêu âm là phương pháp phổ biến, trực quan và hiệu quả nhất trong việc ước tính kích thước và cân nặng của thai nhi. Thông qua hình ảnh được truyền về từ sóng cao tần cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại, các bác sĩ có thể đo lường chính xác được:
Siêu âm thai giúp mẹ và bác sĩ biết được chính xác các thông số tăng trưởng của bé
Sau khi có được 6 thông số đo lường kích thước thai nhi từ bác sĩ sản khoa, mẹ có thể đối chiếu với bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn do Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành để biết được trẻ có đang phát triển khỏe mạnh hay không bằng cách:
Minh họa các trường thông tin mà mẹ cần điền vào để xem kích thước và cân nặng chuẩn của thai nhi theo WHO
Thai nhi thừa cân hoặc thiếu cân ở các tuần tuổi hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Cụ thể:
Hầu hết thai nhi lớn hơn tuổi thai trên siêu âm đều được nuôi dưỡng tốt và khỏe mạnh khi chào đời. Tuy nhiên, nếu trẻ quá to so với tuổi thai thì có thể gây khó khăn cho quá trình sinh nở, thậm chí đe dọa tính mạng của mẹ và bé. Cụ thể, thai nhi phát triển quá to thường có nguy cơ bị:
Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai phải đối mặt với nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm, bao gồm:
Trẻ sơ sinh quá nhỏ so với tuổi thai thường bị suy hô hấp lúc chào đời
Để thai nhi phát triển đạt chuẩn so với các tiêu chuẩn mà bảng cân nặng thai nhi đề ra, dưới đây là 6 phương án mà mẹ có thể thực hiện:
Để thai nhi phát triển đạt chuẩn, Hội Nhi khoa Việt Nam, Hội Phụ Sản Việt Nam và Viện Dinh Dưỡng Nestlé Việt Nam khuyến cáo, trước và trong thai kỳ, mẹ cần xây dựng được một chế độ dinh dưỡng cung cấp cho mẹ đầy đủ cả lượng và chất:
Về lượng: So với lúc chưa mang thai, phụ nữ có thai:
Về chất:
Mỗi bữa ăn của mẹ phải cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất là chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Để thực hành tốt yêu cầu dinh dưỡng này, trong mỗi khẩu phần, mẹ nên ăn đủ 5 món ăn là cơm, món mặn, món canh, món xào và món tráng miệng.
Mẹ có thể chủ động hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung các loại vitamin sau trong thai kỳ:
Trong mọi trường hợp, mẹ không được tự ý mua viên uống bổ sung vitamin trong thai kỳ khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Trong thai kỳ, nước không chỉ là môi trường chính để thai nhi phát triển mà còn giúp cơ thể bé vận chuyển và hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin, khoáng chất và oxy đến các tế bào máu đi nuôi cơ thể. Việc uống nước trong thai cũng giúp mẹ duy trì được hàm lượng nước ối lý tưởng, bảo vệ thai nhi tốt hơn cũng như giúp ích cho chức năng thận của bé.
Nghỉ ngơi đầy đủ và vận động hợp lý mang nhiều lợi ích quan trọng đối với sản phụ và thai nhi:
Tóm lại, nghỉ ngơi đầy đủ và vận động hợp lý giúp sản phụ và thai nhi duy trì sức khỏe tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh và chuẩn bị cho một quá trình sinh sản an toàn và khỏe mạnh.
Nghe nhạc và tập luyện các bài vận động vừa sức giúp mẹ cảm thấy thư giãn hơn
Tinh thần của mẹ có tác động rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Khi mẹ cảm thấy thoải mái và yên tĩnh, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những hoóc môn giúp giảm stress, giảm áp lực trong cơ thể, tăng cường lưu thông máu và oxy đến cho thai nhi. Do đó, để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và đạt chuẩn, mẹ cần phải chăm sóc tốt tinh thần của mình bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như nghe nhạc, đi dạo, đọc sách, tập yoga, ngâm mình trong nước nóng để giảm stress và giữ tâm trạng thoải mái.
Khám thai định kỳ giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe cũng như đảm bảo các điều kiện cần thiết để duy trì sức khỏe tối ưu cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, việc khám thai định kỳ còn đem lại nhiều lợi ích khác cho cả mẹ và bé, bao gồm:
Theo các bác sĩ sản khoa, mẹ nên khám thai định kỳ mỗi tháng 1 lần trong vòng 6 tháng đầu tiên. Đến tam cá nguyệt thứ 3, mẹ nên đi khám thai định kỳ từ 2 – 3 lần / tháng để đảm bảo thai nhi luôn phát triển khỏe mạnh.
Khám thai định kỳ giúp mẹ biết được trẻ đang phát triển như thế nào so với Bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn
Trên đây là những thông tin quan trọng về Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi dành riêng cho trẻ em Việt Nam. Hy vọng qua bài viết này, bố mẹ đã biết được cách tra cứu thông số cân đo để đánh giá chính xác tình trạng phát triển của thai nhi.
Trong suốt thai kỳ, điều quan trọng là mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà hãy thường xuyên đi khám thai ít nhất mỗi tháng 1 lần để theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời ngay khi bé có các dấu hiệu chậm tăng trưởng so với Bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy nhanh tay gọi điện đến số hotline 1900 633 599 hoặc đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn sớm. Sau cùng, Nutrihome xin chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh để bé yêu tăng trưởng đạt chuẩn và phát triển toàn diện.