Chị Nguyễn Thị Nhung – 15-12-2020 09:12

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng

Bác sĩ cho e hỏi bé nhà e dc 5 tháng tuổi bé nặng 5,5kg hiện đang bú mẹ hoàn toàn nhưng phân đi bị nhầy ngày 2-3 lần sau mỗi lần ăn xong là đi, e đã đi xn phân và ko vấn đề gì ,ko biết bé có fai bị bất dung nạp lacose ko ah,nếu bị bất dung nạp lacose từ sữa mẹ thì e nên làm gi để bé đc tiếp tục ăn sữa mẹ ah. Hy vọng dc bsi trả lời sớm nhất có thể .E cảm ơn ah.

Nếu bị khớp thì tại Nutrihome có cách nào trị khỏi không?

Công việc của tôi thường phải đi giày cao gót, mới 30 tuổi nhưng đôi khi cảm giác đầu gối mình rất nhức tê, liệu có phải tôi bị khớp không bác sĩ? Nếu bị khớp thì tại Nutrihome có cách nào trị khỏi không, bác sĩ có thể hướng dẫn không ạ?

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Chào bạn,

Việc đi giày cao gót sẽ làm cho cơ thể bạn hơi nghiêng đỗ về phía trước như vậy để giữ thăng bằng, bạn phải ngã thân người phía trên về phía sau, việc đó vô tình làm tăng áp lực lên vùng cột sống thắt lưng. Ngoài ra việc đi giày cao gót sẽ gây áp lực lên vùng khớp gổi và cổ chân lâu ngày có thể ảnh hưởng đến hệ thống sụn và dây chằng ở những khớp này.

Tuy nhiên để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn hiện nay thì bạn có thể đến với Trung tâm Dinh dưỡng và Y học Vận động Nutrihome để được chúng tôi thăm khám cũng như cho làm các xét nghiệm lâm sàng nếu cần. Qua đó chúng tôi có thể cung cấp cho bạn một số bài tập để làm giảm các áp lực ở vùng cơ hoặc khớp ở vùng cảng chân. Đồng thời, tập thời tập mạnh vùng gân cơ quanh quanh khớp. Như vậy sẽ giúp tránh hư khớp về sau.

Thủ tục để khám và tư vấn dinh dưỡng tại Trung tâm Dinh dưỡng – Y học vận động NutriHome rất đơn giản. Bạn có thể trực tiếp đến Trung tâm, tại TPHCM số 198 Hoàng Văn thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, tại Hà Nội số 3 Cầu Giấy, P.Láng Thượng, Q.Đống Đa (Cạnh ĐH Giao Thông Vận Tải) để làm thủ tục hoặc liên hệ số điện thoại 1900 633 599, fanpage Nutrihome – Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động để đăng ký. Cảm ơn bạn.

Người bị viêm tụy thì chế độ ăn uống tốt nhất là như thế nào?

Thưa bác sĩ, tôi có tiền sử bị viêm tụy cấp. Bác sĩ nói bệnh này có thể làm các tế bào sản xuất insulin bị tổn thương, dẫn đến bệnh đái tháo đường. Vậy, với người bị viêm tụy thì chế độ ăn uống tốt nhất là như thế nào để ngăn ngừa bệnh tái phát thưa bác sĩ?

BS CKI Phạm Mạnh Hoàn

Chào bạn,

Chúng ta biết rằng, Tụy là một tuyến hoạt động của hệ tiêu hóa. Tụy có 2 chức năng:
Chức năng ngoại tiết: giúp tụy tiết ra các men tiêu hóa ví dụ như khi ăn thịt (chất đạm) thì đây là cấu trúc protein và khi ăn vào đường tiêu hóa cần có các men của tụy gọi là các protean nó sẽ cắt các protein này thành các axit amin và chỉ khi thành axit amin thì mới hấp thu vào trong cơ thể của chúng ta.

Khi chúng ta ăn các chất bột đường, thông thường ăn ở dạng đường đa, đường đôi, lúc này cũng phải được các men tiêu hóa của tụy như amylase nó sẽ cắt ra thành đường đơn, trên cơ sỡ này sẽ giúp cơ thể hấp thu được. Đối với chất béo cũng như vậy. Tuyến tụy ngoại tiết có một chức năng vô cùng quan trọng giúp cho quá trình tiêu hóa

Chức năng nội tiết: Các nhóm tế bào ở các tụy đảo, mà nó sẽ có tụy đảo beta là nơi sản xuất ra insulin. Insulin rất quan trọng nó sẽ giúp cho tế bào của cơ thể hấp thu được đường khi chúng ta ăn vào, hấp thu glucose. Glucose khi ăn từ đường tiêu hóa hấp thu vào trong máu thì nó sẽ đi đến tất cả các cơ quan trong cơ thể như đến mô cơ hoặc mô mỡ.

Ở tụy đảo có tế bào alpha. Tế bào alpha sẽ tiết ra một hormon mà đối ngược với insulin chính là glucagon. Khi chúng ta ăn lượng đường trong máu nhiều thì insulin sẽ huy động vào cơ, vào mô mỡ, thậm chí để dự trữ. nhưng khi mà khoảng cách giữa hai bữa ăn đường máu xuống thấp và trong trường hợp này chúng ta cần có năng lượng để hoạt động, duy trì đường máu, khi đó tụy lại tiết ra một hormon gọi là tế bào tụy đảo alpha, tiết ra hormon gọi là glucagon. Và glucagon sẽ giúp đốt các năng lượng giữ trữ của glucose như: glucogen ở gan hoặc mô cơ để phóng thích ra glucose vào trong máu giúp cho duy trì nồng độ dường trong máu và giúp cho hoạt động chuyển hóa để cung cấp năng lượng. Như vậy cho thấy tụy có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta.

Một trong những tình trạng là chúng ta dễ bị viêm tụy cấp, có nghĩa là tụy bị một viêm cấp tính tổn thương với nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Yếu tố nguy cơ hay thường thấy là ăn các th ức ăn chiên xào nhiều hay gia tăng viêm tụy cấp. Mà khi viêm tụy cấp xảy ra thì rất nguy hiểm.
Trong tụy chứa men (các enzim) để tiêu hóa: chứa các protean; lipase; amylase … Khi tụy bị viêm thì các men được phóng thích ra sẽ tiêu hủy ngay tụy, phóng thích ra ổ bụng dẫn đến tình trạng tiêu hủy các protein, các chất béo trong ổ bụng dẫn đến tình trạng có thể bị viêm phúc mạc. Do đó viêm tụy cấp thực chất là một cấp cứu nội khoa và cần phải điều trị rất nhanh chóng ở các chuyên khoa tiêu hóa tại các bệnh viện lớn.

Người có tiền sử bệnh viêm tụy cấp dễ có nguy cơ bị tái phát và trong trường hợp như thế này thì chế độ ăn đứng hàng đầu đề tránh nguy cơ tái phát. Khi ăn phải hạn chế tối đa sử dụng các thực phẩm chiên xào bằng dầu và mỡ nhiều. Như vậy sẽ hạn chế nguy cơ tái phát. Trong trường hợp có những biểu hiện như đau bụng; nôn ói… cần phải được đi khám sớm để đánh giá đúng tình trạng và can thiệp điều trị kịp thời để tránh các biến chứng do viêm tụy cấp gây ra.

Để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho người từng bị viêm tụy cấp thì bạn nên đến trung tâm dinh dưỡng – Y học vận động Nutrihome. Tại đây các chuyên gia đầu ngành về mặt dinh dưỡng kết hợp với các trang thiết bị máy móc hiện đại có thể xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, các yếu tố bệnh lý tiến triển đến đâu. Trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo, những chế độ dinh dưỡng, những thực đơn một cách phù hợp nhất.

Bị rối loạn chuyển hóa đạm nên ăn gì và kiêng gì?

Thưa bác sĩ, em năm nay 38 tuổi. Em bị mỡ máu, gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa đạm. Vậy em nên ăn những thực phẩm nào và kiêng những thực phẩm nào ạ? Em cảm ơn bác sĩ nhiều.

BS CKII Đinh Thị Kim Liên

Chào bạn,

38 tuổi bị mỡ máu và rất nhiều bệnh mạn tính như vậy, bạn cần có chế độ kiểm soát về bệnh tật về dinh dưỡng và luyện tập lâu dài, vì chúng kéo dài suốt quãng đời tuổi thọ của bạn.

Để đảm bảo chế độ ăn phù hợp, bạn cần phải khám để bác sĩ xem xét mức độ bệnh đang ở mức nào, mức độ nguy hiểm ra sao mới lên thực đơn phù hợp. Vì vậy bạn nên đến Trung tâm tư vấn dinh dưỡng có uy tín để đưa ra chẩn đoán phù hợp, xác định nguyên nhân và đưa ra thực đơn cụ thể.

Đối với chế độ ăn của bạn, bạn cần ăn với chế độ năng lượng cân đối, đầy đủ, đa dạng thực phẩm, đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin chất khoáng, chất xơ, hạn chế lượng mỡ động vật chuyển sang ăn dầu thực vật. Tốt nhất bạn nên kiểm soát cả vận động chứ không chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Ăn phải phù hợp với chế độ vận động phù hợp với lứa tuổi, luyện tập thường xuyên theo hướng dẫn của chuyên gia, không nên tự ý vận động sẽ dễ dẫn đến những sai lầm như luyện tập không đúng phương pháp, luyện tập quá sức sẽ tạo gánh nặng cho sức khỏe.

Vì vậy, bạn nên đến Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome để được các bác sĩ khám và tư vấn về vấn đề này.

Người bị rối loạn lipid máu có chế độ ăn uống thế nào là tốt?

Người bị rối loạn lipid máu có chế độ ăn uống thế nào là tốt, có cần kiêng khem loại thực phẩm nào không thưa bác sĩ? Tôi khá béo, nếu tôi muốn giảm cân thì chế độ ăn uống và tập luyện thế nào là hợp lý? Ở Nutrihome có thực đơn và bài tập dành riêng cho người bị bệnh như tôi không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Hiện tại bạn đang có rối loạn Lipid máu và thừa cân, với những trường hợp này để có thể điều trị thừa cân béo phì và cải thiện rối loạn lipid máu thì cần có biện pháp hợp lý:

Cần có chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý; Một chế độ luyện tập phù hợp để có thể cải thiện được tình trạng rối loạn lipid máu cũng như giảm cân. Với chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bạn nên giảm năng lượng đầu vào từ các nguồn carbohydrate như tinh bột, giảm lượng đường đơn; đường đôi và giảm lượng chất béo, đặc biệt chất béo no có từ nguồn gốc động vật và ăn cân đối các chất béo không no cần thiết có từ dầu thực vật. Đặc biệt là chất omega3 có trong cá và mỗi tuần nên ăn từ 2-3 bữa cá một lần và nên ăn thịt nạc. Nên tăng cường ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ, đặc biệt chất xơ hòa tan như: ngũ cốc nguyên hạt và bạn cũng nên ăn nhiều rau để có một chế độ luyện tập phù hợp với bạn và giúp bạn giảm cân hiệu quả không gây chấn thương.

Bạn có thể đến với Trung tâm Dinh dưỡng – Y học vận động Nutrihome sẽ giúp bạn có những bài tập với sức khỏe của mình.

Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không, điều trị dứt điểm được không?

Tôi 50 tuổi, là nam giới. Vừa qua đi khám sức khỏe định kỳ tôi nhận kết quả rối loạn lipid máu. Bác sĩ cho tôi hỏi rối loạn lipid máu có nguy hiểm không, có điều trị dứt điểm được không? Tôi nghe nói chứng bệnh này có thể cải thiện được bằng chế độ ăn uống, có đúng không? Nếu đúng, xin bác sĩ hướng dẫn tôi cách ăn uống như thế nào cho tốt, cảm ơn bác sĩ!

BS CKII Đinh Thị Kim Liên

Chào bạn,

Rối loạn lipid máu là 1 bệnh thường gặp ở người cao tuổi liên quan nhiều đến chế độ ăn uống. Khi mắc rối loạn lipid máu, đầu tiên hình thành các mảng xơ vữa mạch, gây tắc mạch, thiếu máu cơ tim, nặng hơn nhồi máu não dẫn đến đột quỵ, tiểu đường cao huyết áp, nhất là gan nhiễm mỡ và các bệnh mạn tính khác. Chính vì vậy chúng ta nên quan tâm và điều trị rối loạn lipid máu để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lipid máu, trong đó nguyên nhân do ăn uống rất quan trọng. Một chế độ ăn thừa năng lượng, tích lũy nhiều không cân đối cũng gây bệnh. Vì vậy bệnh nhân nên ăn chế độ ăn kiểm soát kiểm soát năng lượng không thừa, không thiếu năng lượng. Vì khi chúng ta ăn thừa năng lượng sẽ tạo thành chất béo và tích lũy thành rối loạn lipid máu. Tỷ lệ chất béo không phù hợp, không được ăn nhiều axit béo no có nguồn gốc động vật mà ăn sang axit béo không no có nguồn gốc thực vật. Nên ăn thực phẩm nhiều rau củ quả, nhiều chất xơ để tống đào thải chất béo ra khỏi cơ thể làm chậm tăng đường huyết.

Đối với nam giới hạn chế rượu bia, vì rượu bia gây hiện tượng tích lũy mỡ không đúng chỗ, thừa mỡ bụng, muốn phòng chống bệnh và ngăn ngừa nguy cơ cần kiểm soát chế độ ăn và luyện tập phù hợp. Muốn điều trị phòng chống nguy cơ nên kiểm soát chế độ ăn.Hiện nay Trung tâm Y học dinh dưỡng và vận động là trung tâm đầu tiên và rất tốt có đầy đủ chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng và vận động, máy móc xét nghiệm hiện đại nhất thế giới, chính xác, bạn có thể đến đó để được tư vấn và điều trị chế độ luyện tập phù hợp để kiểm soát được rối loạn lipid máu.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Thủ tục khám tầm soát ung thư tuyến giáp như thế nào?

Tôi từng mắc ung thư tuyến giáp, vì phát hiện sớm nên đã điều trị kịp thời, hiện tại sau 2 năm điều trị sức khỏe của tôi đã ổn định trở lại. Tuy nhiên tôi rất lo lắng về việc bệnh có thể tái phát. Tôi được biết khi đã mắc bệnh ung thư cần có chế độ luyện tập, ăn uống riêng để luôn đảm bảo sức khỏe. Tôi vẫn còn đang uống thuốc của bệnh viện giờ tôi muốn đi khám về dinh dưỡng để có thể tầm soát căn bệnh này thì có được không? Thủ tục là gì khi tôi muốn tới trung tâm khám, tôi năm nay 35 tuổi.

BS CKII Đinh Thị Kim Liên

Chào bạn,

Như chúng ta biết ung thư là bệnh hiên tại rất khó điều trị và thực sự thách thức đối với y học. Có khoảng độ trên dưới 200 loại ung thư khác nhau, nhưng trong tất cả các loại ung thư đó thì ung thư tuyến giáp là ít nguy hiểm nhất, vì đa phần ung thư tuyến giáp là ung thư thể nhú, vì tuyến giáp ở ngay phía bên ngoài nên thường tầm soát dễ và sớm.

Đặc thù của ung thư tuyến giáp tiến triển chậm, do đó nếu được chẩn đoán sớm điều trị một cách triệt để bằng cách phẫu thuật loại bỏ toàn bộ tuyến và nếu sau đó có được điều trị cũng cố bằng xạ trị trong thì thông thường tỷ lệ sống trên 10 năm đạt 95%.

Với tình trạng của bạn thì đã gọi là thành công, nếu cứ lo lắng thì làm mình mệt mỏi, căng thẳng sẽ ảnh hường đến chất lượng sống của mình.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, trước kia ung thư giáp nằm ngoài 1 trong 10 loại ung thư hay gặp, nhưng mà những năm gần đây theo thống kê của GLOBOCAN năm 2018 thì ở Việt Nam, Ung thư tuyến giáp đã gia tăng và nó trở thành 1 trong 10 ung thư thường gặp nhất. Do đó chúng ta cần phải lưu ý tầm soát và phát hiện chẩn đoán sớm ung thư giáp để có điều trị tốt nhất.

Còn sau khi đã điều trị ung thư Tuyến giáp, phẫu thuật rồi thì chúng ta cần phải sử dụng các hormon của tuyến giáp để bù vào, phải tuân thủ uống các liều lượng các hormon theo đúng chỉ định của bác đã khuyến cáo. Bên cạnh đó dinh dưỡng đóng vai trò rất là quan trọng vì nó giúp cho cơ thể phù hợp với tình trạng bệnh mình hiện tại, tránh nguy cơ bị tái phát của ung thư tuyến giáp cũng như nguy cơ mắc bệnh ung thư khác.

Bạn phải lựa chọn những thức ăn có nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát, cân bằng chế độ dinh dưỡng, bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng như: các chất bột đường; chất béo hoặc là chất đạm. các chất dinh dưỡng vi lượng như: vitamin, muối khoáng, nước cần uống cho đủ. Khi nạp đủ các chất dinh dưỡng thì sẽ giúp sức khỏe chúng ta tốt hơn đăc biệt đối với ung thư tuyến giáp.

Hiện tại Nutrihome là trung tâm dinh dưỡng – y học vận động, tại đây có các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu về mặt dinh dưỡng và có các trang thiết bị hiện đại để xét nghiệm, đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn tại thời điểm hiện tại các bác sĩ sẽ tư vấn một cách chính xác. Trên các cơ sở đó sẽ đưa ra các phương thức dinh dưỡng, về mặt vận động, về chế độ ăn một cách phù hợp nhất cho tình trạng hiện tại của bạn.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Người mắc bệnh Gout có nên ăn hải sản không?

Chào các bác sĩ. Mẹ tôi năm nay 68 tuổi, mới phát hiện mắc bệnh gout với chỉ số axit uric trong máu cao. Mẹ tôi phải dừng hẳn ăn hải sản đúng không ạ? Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của tôi cần lưu ý những gì? Xin chuyên gia giải đáp giúp tôi ạ. Cảm ơn chuyên gia!

BS CKII Đinh Thị Kim Liên

Chào bạn,

Gout là biến chứng của khớp nhưng do rối loạn chuyển hóa axit uric có trong thực phẩm giàu nhân purin. Tất nhiên bệnh Gout không hoàn toàn do chế độ ăn, còn có nguyên nhân do nội sinh di truyền và dinh dưỡng.

Để điều trị bệnh gout với bất kỳ nguyên nhân nào, chế độ ăn rất quan trọng nó giúp điều trị khỏi bệnh nếu chúng ta mắc bệnh gout do chế độ ăn, làm hạn chế giai đoạn cấp tính và lầm bệnh ổn định, nhẹ đi. Với bất kỳ nguyên nhân nào của bệnh gout cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Lựa chọn thực phẩm hạn chế purin, thực phẩm chứa nhiều nhân purin có rất nhiều trong các loại thực phẩm cả động vật lẫn thực vật. Do đó, bạn cần có sự lựa chọn kỹ, phù hợp, để lựa chọn thực phẩm đúng như thế nào bạn cần có sự tư vấn của chuyên gia.

Một vấn đề khác cũng rất quan trọng là mặc dù đã hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều nhân purin, nhưng một số thực phẩm vẫn làm tăng đợt gout cấp, ví dụ như rượu bia, làm tăng đợt gout cấp rất mạnh. Vì vậy bạn cần hạn chế rượu bia, thuốc lá để phòng chống tăng gout cấp.

Để chăm sóc sức khỏe hợp lý, bạn cần phải có chuyên gia tư vấn cho bạn để bạn có chế độ dinh dưỡng vận động thế nào cho phù hợp, vì vận động trong bệnh gout không phải vận động kiểu nào cũng được. Nếu bạn tập thể thao mà gây chấn thương khớp nhiều thì bệnh cũng sẽ nặng lên. Vì vậy cho nên bạn cần phải có chuyên gia hướng dẫn và cho bài tập phù hợp. Tốt nhất bạn nên đến Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome để được các chuyên gia khám xét toàn diện, từ đó đưa ra hướng điều trị với chế độ dinh dưỡng và vận động tốt nhất cho bạn.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.