Người bị viêm tụy thì chế độ ăn uống tốt nhất là như thế nào?

Thưa bác sĩ, tôi có tiền sử bị viêm tụy cấp. Bác sĩ nói bệnh này có thể làm các tế bào sản xuất insulin bị tổn thương, dẫn đến bệnh đái tháo đường. Vậy, với người bị viêm tụy thì chế độ ăn uống tốt nhất là như thế nào để ngăn ngừa bệnh tái phát thưa bác sĩ?

BS CKI Phạm Mạnh Hoàn

Chào bạn,

Chúng ta biết rằng, Tụy là một tuyến hoạt động của hệ tiêu hóa. Tụy có 2 chức năng:
Chức năng ngoại tiết: giúp tụy tiết ra các men tiêu hóa ví dụ như khi ăn thịt (chất đạm) thì đây là cấu trúc protein và khi ăn vào đường tiêu hóa cần có các men của tụy gọi là các protean nó sẽ cắt các protein này thành các axit amin và chỉ khi thành axit amin thì mới hấp thu vào trong cơ thể của chúng ta.

Khi chúng ta ăn các chất bột đường, thông thường ăn ở dạng đường đa, đường đôi, lúc này cũng phải được các men tiêu hóa của tụy như amylase nó sẽ cắt ra thành đường đơn, trên cơ sỡ này sẽ giúp cơ thể hấp thu được. Đối với chất béo cũng như vậy. Tuyến tụy ngoại tiết có một chức năng vô cùng quan trọng giúp cho quá trình tiêu hóa

Chức năng nội tiết: Các nhóm tế bào ở các tụy đảo, mà nó sẽ có tụy đảo beta là nơi sản xuất ra insulin. Insulin rất quan trọng nó sẽ giúp cho tế bào của cơ thể hấp thu được đường khi chúng ta ăn vào, hấp thu glucose. Glucose khi ăn từ đường tiêu hóa hấp thu vào trong máu thì nó sẽ đi đến tất cả các cơ quan trong cơ thể như đến mô cơ hoặc mô mỡ.

Ở tụy đảo có tế bào alpha. Tế bào alpha sẽ tiết ra một hormon mà đối ngược với insulin chính là glucagon. Khi chúng ta ăn lượng đường trong máu nhiều thì insulin sẽ huy động vào cơ, vào mô mỡ, thậm chí để dự trữ. nhưng khi mà khoảng cách giữa hai bữa ăn đường máu xuống thấp và trong trường hợp này chúng ta cần có năng lượng để hoạt động, duy trì đường máu, khi đó tụy lại tiết ra một hormon gọi là tế bào tụy đảo alpha, tiết ra hormon gọi là glucagon. Và glucagon sẽ giúp đốt các năng lượng giữ trữ của glucose như: glucogen ở gan hoặc mô cơ để phóng thích ra glucose vào trong máu giúp cho duy trì nồng độ dường trong máu và giúp cho hoạt động chuyển hóa để cung cấp năng lượng. Như vậy cho thấy tụy có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta.

Một trong những tình trạng là chúng ta dễ bị viêm tụy cấp, có nghĩa là tụy bị một viêm cấp tính tổn thương với nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Yếu tố nguy cơ hay thường thấy là ăn các th ức ăn chiên xào nhiều hay gia tăng viêm tụy cấp. Mà khi viêm tụy cấp xảy ra thì rất nguy hiểm.
Trong tụy chứa men (các enzim) để tiêu hóa: chứa các protean; lipase; amylase … Khi tụy bị viêm thì các men được phóng thích ra sẽ tiêu hủy ngay tụy, phóng thích ra ổ bụng dẫn đến tình trạng tiêu hủy các protein, các chất béo trong ổ bụng dẫn đến tình trạng có thể bị viêm phúc mạc. Do đó viêm tụy cấp thực chất là một cấp cứu nội khoa và cần phải điều trị rất nhanh chóng ở các chuyên khoa tiêu hóa tại các bệnh viện lớn.

Người có tiền sử bệnh viêm tụy cấp dễ có nguy cơ bị tái phát và trong trường hợp như thế này thì chế độ ăn đứng hàng đầu đề tránh nguy cơ tái phát. Khi ăn phải hạn chế tối đa sử dụng các thực phẩm chiên xào bằng dầu và mỡ nhiều. Như vậy sẽ hạn chế nguy cơ tái phát. Trong trường hợp có những biểu hiện như đau bụng; nôn ói… cần phải được đi khám sớm để đánh giá đúng tình trạng và can thiệp điều trị kịp thời để tránh các biến chứng do viêm tụy cấp gây ra.

Để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho người từng bị viêm tụy cấp thì bạn nên đến trung tâm dinh dưỡng – Y học vận động Nutrihome. Tại đây các chuyên gia đầu ngành về mặt dinh dưỡng kết hợp với các trang thiết bị máy móc hiện đại có thể xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, các yếu tố bệnh lý tiến triển đến đâu. Trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo, những chế độ dinh dưỡng, những thực đơn một cách phù hợp nhất.

Bị rối loạn chuyển hóa đạm nên ăn gì và kiêng gì?

Thưa bác sĩ, em năm nay 38 tuổi. Em bị mỡ máu, gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa đạm. Vậy em nên ăn những thực phẩm nào và kiêng những thực phẩm nào ạ? Em cảm ơn bác sĩ nhiều.

BS CKII Đinh Thị Kim Liên

Chào bạn,

38 tuổi bị mỡ máu và rất nhiều bệnh mạn tính như vậy, bạn cần có chế độ kiểm soát về bệnh tật về dinh dưỡng và luyện tập lâu dài, vì chúng kéo dài suốt quãng đời tuổi thọ của bạn.

Để đảm bảo chế độ ăn phù hợp, bạn cần phải khám để bác sĩ xem xét mức độ bệnh đang ở mức nào, mức độ nguy hiểm ra sao mới lên thực đơn phù hợp. Vì vậy bạn nên đến Trung tâm tư vấn dinh dưỡng có uy tín để đưa ra chẩn đoán phù hợp, xác định nguyên nhân và đưa ra thực đơn cụ thể.

Đối với chế độ ăn của bạn, bạn cần ăn với chế độ năng lượng cân đối, đầy đủ, đa dạng thực phẩm, đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin chất khoáng, chất xơ, hạn chế lượng mỡ động vật chuyển sang ăn dầu thực vật. Tốt nhất bạn nên kiểm soát cả vận động chứ không chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Ăn phải phù hợp với chế độ vận động phù hợp với lứa tuổi, luyện tập thường xuyên theo hướng dẫn của chuyên gia, không nên tự ý vận động sẽ dễ dẫn đến những sai lầm như luyện tập không đúng phương pháp, luyện tập quá sức sẽ tạo gánh nặng cho sức khỏe.

Vì vậy, bạn nên đến Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome để được các bác sĩ khám và tư vấn về vấn đề này.

Người bị rối loạn lipid máu có chế độ ăn uống thế nào là tốt?

Người bị rối loạn lipid máu có chế độ ăn uống thế nào là tốt, có cần kiêng khem loại thực phẩm nào không thưa bác sĩ? Tôi khá béo, nếu tôi muốn giảm cân thì chế độ ăn uống và tập luyện thế nào là hợp lý? Ở Nutrihome có thực đơn và bài tập dành riêng cho người bị bệnh như tôi không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Hiện tại bạn đang có rối loạn Lipid máu và thừa cân, với những trường hợp này để có thể điều trị thừa cân béo phì và cải thiện rối loạn lipid máu thì cần có biện pháp hợp lý:

Cần có chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý; Một chế độ luyện tập phù hợp để có thể cải thiện được tình trạng rối loạn lipid máu cũng như giảm cân. Với chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bạn nên giảm năng lượng đầu vào từ các nguồn carbohydrate như tinh bột, giảm lượng đường đơn; đường đôi và giảm lượng chất béo, đặc biệt chất béo no có từ nguồn gốc động vật và ăn cân đối các chất béo không no cần thiết có từ dầu thực vật. Đặc biệt là chất omega3 có trong cá và mỗi tuần nên ăn từ 2-3 bữa cá một lần và nên ăn thịt nạc. Nên tăng cường ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ, đặc biệt chất xơ hòa tan như: ngũ cốc nguyên hạt và bạn cũng nên ăn nhiều rau để có một chế độ luyện tập phù hợp với bạn và giúp bạn giảm cân hiệu quả không gây chấn thương.

Bạn có thể đến với Trung tâm Dinh dưỡng – Y học vận động Nutrihome sẽ giúp bạn có những bài tập với sức khỏe của mình.

Người bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào cho hợp lý?

Người mắc bệnh cường giáp nên có chế độ ăn uống như thế nào cho hợp lý ạ? việc ăn mặn có ảnh hưởng đến sức khỏe không ạ?

BS CKI Phạm Mạnh Hoàn

Chào bạn,

Chúng ta biết tuyến giáp là một tuyết rất quan trọng trong cơ thể bởi vì các hormon trong tuyến giáp nó sẽ quyết định các vấn đề chuyển hóa của cơ thể. Vì vậy không lạ gì khi một người bị cường giáp lúc nào cũng cảm thấy rất nóng và đặc biệt ăn rất là nhiều.

Tuy nhiên ăn vào đến đâu thì bị chuyển hóa đến đó nên người gầy đi không có tăng cân được dù ăn nhiều. Có thể có những tình trạng như lồi mắt đi kèm vì các hormon tuyến giáp tác động vào hậu nhãn cầu dẫn đến bị lồi mắt.

Một dấu hiệu rất đơn giản mà người bệnh cũng có thể nhận biết được đó là: sáng thức dậy đưa tay đặt lên tim, nếu như thấy nó tăng cao trên 90 lần/ 1 phút tức là cơ thể đang tăng chuyển hóa như vậy là có khả năng bị cường giáp.

Nếu như cường giáp mà không được điều trị tốt, không được kiểm soát tốt thì nó có rất nhiều nguy cơ cho cơ thể đặc biệt có thể dẫn đến rung nhĩ dẫn đến loạn nhịp hoàn toàn, dẫn đến có thể hình thành các cục đông trong buồn nhỉ rồi sẽ theo động mạch não lên trên não dẫn đến tình trạng nhồi máu não, đột quỵ, hoặc là nhồi máu cơ tim …

Do đó cần điều trị tốt khi mà bị cường giáp, thường các bác sĩ sẽ điều trị nội khoa trước, nếu điều trị nội khoa mà không kiểm soát được thì phải cân nhắc có thể phẩu thuật một phần tuyến giáp. Khi mà điều trị tốt, có nghĩa là dùng thuốc vào tuyến giáp hoạt động ở mức bình thường, nghĩa là bệnh nhân về được bình giáp thì khi đó chúng ta tiếp tục điều trị duy trì.

Chế độ dinh dưỡng cho những người bị cường giáp rất là quan trọng. Cường giáp tăng sản xuất hormon tuyến giáp, do đó trong trường hợp này người bệnh cần tránh các thức ăn chứa nhiều i ốt như: hải sản, rong biển, tảo biển…

Hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa vì có nguy cơ dẫn đến rối loạn dung nạp lactose, những biểu hiện như là đầy bụng, khó tiêu, cảm giác người mệt và trung tiện nhiều, đi cầu phân có mùi chua.

Đối với muối thì người bệnh cường giáp cũng như chưa bệnh thì cũng không nên dùng nhiều, vì nồng độ muối gia tăng trong máu thì sẽ giữ lại nước trong cơ thể nhiều, đặc biệt trong máu sẽ làm gia tăng khối lượng tuần hoàn dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Vì vậy chúng ta cần kiểm soát lượng muối hàng ngày cho tốt, theo khuyến cáo thì khoảng 5g/ngày là được.

Đối với người cường giáp thì chế độ ăn mà có nhiều vitamin và khoáng chất giúp cho việc chống các gốc tự do rất tốt.
Ở Nutrihome có các chuyên gia về mặt dinh dưỡng cũng như các chuyên gia về y học vận động, các bác sĩ ngoài khám lâm sàng còn cho làm các xét nghiệm và trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ cho đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của bạn thiếu hụt cái gì, thừa cái gì. Trên cơ sở chẩn đoán chính xác như vậy sẽ đưa ra một chế độ dinh dưỡng phù hợp. ngoài ra các chuyên gia vận động cũng sẽ hướng dẫn các bài tập phù hợp vì khi đang bị cường giáp tình trạng chuyển hóa tăng nhiều nếu còn tiếp tục vận động thì làm tăng nguy cơ cho cơ thể như vậy cần phải có chế độ vận động sao cho phù hợp.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Phụ nữ mang thai bị cường giáp thì chế độ ăn có cần lưu ý gì không?

Thưa bác sĩ, em mang thai được hơn 6 tháng, đi khám thì phát hiện bị cường giáp. Em nghe nói bệnh này làm rối loạn các chuyển hóa trong cơ thể, vậy liệu con em có bị ảnh hưởng nhiều không ạ? Theo em đọc trên mạng thì người bị cường giáp nên ăn các thức ăn giàu vitamin D, chất kẽm, bác sĩ cho em hỏi các chất này có trong các loại thực phẩm nào ạ? Và đối với phụ nữ mang thai bị cường giáp thì chế độ ăn có cần lưu ý gì không?

BS CKII Đinh Thị Kim Liên

Chào bạn,

Phụ nữ mang thai bị cường giáp sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi. Người mẹ bị cường giáp do rối loạn nội tiết, ảnh hưởng rất lớn đến em bé và cả bà mẹ. Người bị cường giáp sẽ tăng chuyên hóa, ăn rất nhiều tiêu hao năng lượng nhiều, nguy hiểm là làm tăng nhịp tim, nếu mẹ không cung cấp đủ năng lượng bé sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, không cung cấp đủ máu cho thai nhi, trẻ sinh ra dễ bị thiếu máu còi cọc, sảy thai sinh non.

Bà mẹ mang thai bị cường giáp là mối nguy rất lớn, cần được điều trị và chăm sóc thường xuyên. Ngoài chế độ dinh dưỡng, bạn cần đến khám ở khoa nội tiết để chỉnh liều hormone phù hợp, cho bạn những loại thuốc phù hợp giúp ổn định nhịp tim, không tăng chuyển hóa.

Để có chế độ dinh dưỡng phù hợp với bà mẹ mang thai bị cường giáp cần tăng cường các vitamin như vitamin D, bổ sung canxi giúp cải thiện sức khỏe cho mẹ và bé phát triển tốt hơn.

Chế độ ăn kiêng bằng thực phẩm để tránh tăng cường giáp cũng rất quan trọng. Người mẹ mang thai bị cường giáp nên chú ý năng lượng ăn vào chế độ ăn phải tăng hơn tùy theo mức chuyển hóa để kiểm soát cân nặng tăng theo tháng thai, bởi mức độ chuyển hóa tăng nhanh. Chế độ ăn cũng đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bột béo đạm, vitamin và khoáng chất. Người mẹ mang thai bị cường giáp nên hạn chế i ốt vì i ốt sẽ làm tăng tạo hormone tuyến giáp làm bệnh nặng hơn. Hạn chế iot trong thực phẩm bổ sung như nước mắm, bột nêm… Ăn các loại rau bắp cải để hạn chế hấp thu i ốt.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về chế độ dinh dưỡng – vận động cho người bệnh cường giáp, hãy đến với Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome. Các chuyên gia Nutrihome sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn dinh dưỡng – chế độ vận động hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa biến chứng.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Bác sĩ cho tôi hỏi, tại sao tôi ăn nhiều mà vẫn gầy?

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho tôi hỏi, tại sao tôi ăn nhiều mà vẫn gầy?

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Mặc dù bạn ăn nhiều, tuy nhiên có thể mới đủ về số lượng còn chất lượng chưa đủ, cũng như sự cân đối, thiếu năng lượng và các chất theo nhu cầu hoạt động hàng ngày của bạn, chính vì vậy bạn gầy. Ngoài ra, bên cạnh đó có thể bạn ăn đã đủ cả về số lượng cũng như chất lượng, tuy nhiên bạn có thể có những vấn đề về sức khỏe làm ảnh hưởng đến chuyển hóa hấp thu và gây sụt cân như: Bệnh cường giáp, bệnh lao, bệnh ung thư, các bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy bạn nên đến các trung tâm dinh dưỡng có uy tín để khám, chẩn đoán và điều trị có hiệu quả. Nutrihome là một Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động toàn diện có thể giúp bạn tìm ra được nguyên nhân cũng như điều trị có hiệu quả.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Bệnh tự miễn có gây suy giáp không?

Thưa bác sĩ, qua tìm hiểu em được biết suy giáp có nguyên nhân là từ các bệnh tự miễn, và có tính di truyền nên em lo lắm vì ông của em được chẩn đoán mắc bệnh tự miễn. Bác sĩ cho em hỏi bệnh này có thể ngăn ngừa bằng chế độ dinh dưỡng khoa học cộng với tập thể dục không ạ? Ngoài ra em cần lưu ý gì để phòng ngừa bệnh suy giáp ạ?

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Suy giáp có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do rối loạn tự miễn có tính chất gia đình đó là bệnh hashimoto. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là ông mình bị mắc bệnh này thì mình cũng bị. Bạn nên đến Nutrihome với các thiết bị hiện đại có thể chuẩn đoán chính xác bệnh, cũng như các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một chế độ ăn khoa học để góp phần làm giảm các biến chứng mà bệnh gây ra.

Suy giáp thì có nhiều nguyên nhân gây ra, nếu chỉ có chế độ ăn dinh dưỡng khoa học hợp lý thì cũng chưa đủ để có thể điều trị bệnh suy giáp, mà cần phải có sự kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng khoa học và các thuốc điều trị. Một chế độ ăn không hợp lý có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm, thậm chí còn nguy hiểm.

Nếu một chế độ ăn với mức năng lượng không phù hợp có thể dẫn đến thừa cân béo phì và gây ra các hậu quả của bệnh thừa cân béo phì đó là mãn tính không lây. Ngoài ra một chế độ ăn dư thừa hoặc thiếu i ốt cũng có thể dẫn đến các hậu quả làm bệnh nặng thêm. Vì vậy, bạn nên đến Nutrihome tại đây các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn một chế độ dinh dưỡng phù hợp dựa trên thói quen, cái sở thích của mỗi cá nhân để có chế độ ăn hợp lý với mình nhằm giảm các biến chứng do bệnh gây ra.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Làm sao để bé đủ dinh dưỡng, ngủ tốt hơn?

Con mình là bé trai, 17 tháng tuổi, nặng 9kg, cáo 78cm. Cân nặng lúc mới sinh: 3,2kg (không đo chiều dài nên không biết). Bé hơi khó ăn, dễ trớ. Đêm ngủ bị thức giấc nhiều lần. Cụ thể: ngày uống 3 cữ sữa (mỗi cữ tầm 150 - 170ml sữa), 3 bữa cháo (mỗi bữa tầm 1 bát con cháo, ăn trong 45 phút - 1 tiếng, hầu như không ăn thêm gì khác vì bé không chịu ăn). Mình đang rất lo con bị suy dinh dưỡng, đã có uống vitamin tổng hợp nhưng không ăn thua. Bé vẫn ăn ít. Mình muốn tư vấn để bé đủ dinh dưỡng, ngủ tốt hơn. Cám ơn bác sĩ

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Chiều cao và cân nặng chuẩn của bé trai 17 tháng tuổi là 81,2cm và 10,7kg. Con bạn đang ở ngưỡng thiếu chiều cao và thiếu cân nặng. Ở tuổi này của bé, mỗi ngày cần ăn 3 cữ cháo và 2-3 cữ bổ sung, uống khoảng 600-800ml sữa. Con bạn nhiều khả năng là đang ăn thiếu. Bên cạnh số cữ ăn, bạn còn cần chú ý tới mật độ bữa ăn, nghĩa là độ đặc của cháo, thành phần các chất dinh dưỡng trong cháo. Ngoài ra, bé còn phải được ăn đa dạng 8 nhóm thực phẩm. Về vấn đề khó ngủ của bé có nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do bé ăn không đủ nên thiếu chất, thứ đến là các nguyên nhân khác như môi trường xung quanh, rồi do sinh hoạt hàng ngày của bé ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm… Bác sĩ cần hỏi thêm rất nhiều điều mới có thể tư vấn được. Mời bạn đưa bé đến thăm khám tại Nutrihome để được các bác sĩ tư vấn, thiết lập chế độ ăn giúp bé tăng cân, tăng cao trong giai đoạn quan trọng này.

Cảm ơn bạn.