Người bị viêm tụy thì chế độ ăn uống tốt nhất là như thế nào?

Thưa bác sĩ, tôi có tiền sử bị viêm tụy cấp. Bác sĩ nói bệnh này có thể làm các tế bào sản xuất insulin bị tổn thương, dẫn đến bệnh đái tháo đường. Vậy, với người bị viêm tụy thì chế độ ăn uống tốt nhất là như thế nào để ngăn ngừa bệnh tái phát thưa bác sĩ?

BS CKI Phạm Mạnh Hoàn

Chào bạn,

Chúng ta biết rằng, Tụy là một tuyến hoạt động của hệ tiêu hóa. Tụy có 2 chức năng:
Chức năng ngoại tiết: giúp tụy tiết ra các men tiêu hóa ví dụ như khi ăn thịt (chất đạm) thì đây là cấu trúc protein và khi ăn vào đường tiêu hóa cần có các men của tụy gọi là các protean nó sẽ cắt các protein này thành các axit amin và chỉ khi thành axit amin thì mới hấp thu vào trong cơ thể của chúng ta.

Khi chúng ta ăn các chất bột đường, thông thường ăn ở dạng đường đa, đường đôi, lúc này cũng phải được các men tiêu hóa của tụy như amylase nó sẽ cắt ra thành đường đơn, trên cơ sỡ này sẽ giúp cơ thể hấp thu được. Đối với chất béo cũng như vậy. Tuyến tụy ngoại tiết có một chức năng vô cùng quan trọng giúp cho quá trình tiêu hóa

Chức năng nội tiết: Các nhóm tế bào ở các tụy đảo, mà nó sẽ có tụy đảo beta là nơi sản xuất ra insulin. Insulin rất quan trọng nó sẽ giúp cho tế bào của cơ thể hấp thu được đường khi chúng ta ăn vào, hấp thu glucose. Glucose khi ăn từ đường tiêu hóa hấp thu vào trong máu thì nó sẽ đi đến tất cả các cơ quan trong cơ thể như đến mô cơ hoặc mô mỡ.

Ở tụy đảo có tế bào alpha. Tế bào alpha sẽ tiết ra một hormon mà đối ngược với insulin chính là glucagon. Khi chúng ta ăn lượng đường trong máu nhiều thì insulin sẽ huy động vào cơ, vào mô mỡ, thậm chí để dự trữ. nhưng khi mà khoảng cách giữa hai bữa ăn đường máu xuống thấp và trong trường hợp này chúng ta cần có năng lượng để hoạt động, duy trì đường máu, khi đó tụy lại tiết ra một hormon gọi là tế bào tụy đảo alpha, tiết ra hormon gọi là glucagon. Và glucagon sẽ giúp đốt các năng lượng giữ trữ của glucose như: glucogen ở gan hoặc mô cơ để phóng thích ra glucose vào trong máu giúp cho duy trì nồng độ dường trong máu và giúp cho hoạt động chuyển hóa để cung cấp năng lượng. Như vậy cho thấy tụy có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta.

Một trong những tình trạng là chúng ta dễ bị viêm tụy cấp, có nghĩa là tụy bị một viêm cấp tính tổn thương với nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Yếu tố nguy cơ hay thường thấy là ăn các th ức ăn chiên xào nhiều hay gia tăng viêm tụy cấp. Mà khi viêm tụy cấp xảy ra thì rất nguy hiểm.
Trong tụy chứa men (các enzim) để tiêu hóa: chứa các protean; lipase; amylase … Khi tụy bị viêm thì các men được phóng thích ra sẽ tiêu hủy ngay tụy, phóng thích ra ổ bụng dẫn đến tình trạng tiêu hủy các protein, các chất béo trong ổ bụng dẫn đến tình trạng có thể bị viêm phúc mạc. Do đó viêm tụy cấp thực chất là một cấp cứu nội khoa và cần phải điều trị rất nhanh chóng ở các chuyên khoa tiêu hóa tại các bệnh viện lớn.

Người có tiền sử bệnh viêm tụy cấp dễ có nguy cơ bị tái phát và trong trường hợp như thế này thì chế độ ăn đứng hàng đầu đề tránh nguy cơ tái phát. Khi ăn phải hạn chế tối đa sử dụng các thực phẩm chiên xào bằng dầu và mỡ nhiều. Như vậy sẽ hạn chế nguy cơ tái phát. Trong trường hợp có những biểu hiện như đau bụng; nôn ói… cần phải được đi khám sớm để đánh giá đúng tình trạng và can thiệp điều trị kịp thời để tránh các biến chứng do viêm tụy cấp gây ra.

Để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho người từng bị viêm tụy cấp thì bạn nên đến trung tâm dinh dưỡng – Y học vận động Nutrihome. Tại đây các chuyên gia đầu ngành về mặt dinh dưỡng kết hợp với các trang thiết bị máy móc hiện đại có thể xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, các yếu tố bệnh lý tiến triển đến đâu. Trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo, những chế độ dinh dưỡng, những thực đơn một cách phù hợp nhất.