Người bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào cho hợp lý?

Người mắc bệnh cường giáp nên có chế độ ăn uống như thế nào cho hợp lý ạ? việc ăn mặn có ảnh hưởng đến sức khỏe không ạ?

BS CKI Phạm Mạnh Hoàn

Chào bạn,

Chúng ta biết tuyến giáp là một tuyết rất quan trọng trong cơ thể bởi vì các hormon trong tuyến giáp nó sẽ quyết định các vấn đề chuyển hóa của cơ thể. Vì vậy không lạ gì khi một người bị cường giáp lúc nào cũng cảm thấy rất nóng và đặc biệt ăn rất là nhiều.

Tuy nhiên ăn vào đến đâu thì bị chuyển hóa đến đó nên người gầy đi không có tăng cân được dù ăn nhiều. Có thể có những tình trạng như lồi mắt đi kèm vì các hormon tuyến giáp tác động vào hậu nhãn cầu dẫn đến bị lồi mắt.

Một dấu hiệu rất đơn giản mà người bệnh cũng có thể nhận biết được đó là: sáng thức dậy đưa tay đặt lên tim, nếu như thấy nó tăng cao trên 90 lần/ 1 phút tức là cơ thể đang tăng chuyển hóa như vậy là có khả năng bị cường giáp.

Nếu như cường giáp mà không được điều trị tốt, không được kiểm soát tốt thì nó có rất nhiều nguy cơ cho cơ thể đặc biệt có thể dẫn đến rung nhĩ dẫn đến loạn nhịp hoàn toàn, dẫn đến có thể hình thành các cục đông trong buồn nhỉ rồi sẽ theo động mạch não lên trên não dẫn đến tình trạng nhồi máu não, đột quỵ, hoặc là nhồi máu cơ tim …

Do đó cần điều trị tốt khi mà bị cường giáp, thường các bác sĩ sẽ điều trị nội khoa trước, nếu điều trị nội khoa mà không kiểm soát được thì phải cân nhắc có thể phẩu thuật một phần tuyến giáp. Khi mà điều trị tốt, có nghĩa là dùng thuốc vào tuyến giáp hoạt động ở mức bình thường, nghĩa là bệnh nhân về được bình giáp thì khi đó chúng ta tiếp tục điều trị duy trì.

Chế độ dinh dưỡng cho những người bị cường giáp rất là quan trọng. Cường giáp tăng sản xuất hormon tuyến giáp, do đó trong trường hợp này người bệnh cần tránh các thức ăn chứa nhiều i ốt như: hải sản, rong biển, tảo biển…

Hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa vì có nguy cơ dẫn đến rối loạn dung nạp lactose, những biểu hiện như là đầy bụng, khó tiêu, cảm giác người mệt và trung tiện nhiều, đi cầu phân có mùi chua.

Đối với muối thì người bệnh cường giáp cũng như chưa bệnh thì cũng không nên dùng nhiều, vì nồng độ muối gia tăng trong máu thì sẽ giữ lại nước trong cơ thể nhiều, đặc biệt trong máu sẽ làm gia tăng khối lượng tuần hoàn dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Vì vậy chúng ta cần kiểm soát lượng muối hàng ngày cho tốt, theo khuyến cáo thì khoảng 5g/ngày là được.

Đối với người cường giáp thì chế độ ăn mà có nhiều vitamin và khoáng chất giúp cho việc chống các gốc tự do rất tốt.
Ở Nutrihome có các chuyên gia về mặt dinh dưỡng cũng như các chuyên gia về y học vận động, các bác sĩ ngoài khám lâm sàng còn cho làm các xét nghiệm và trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ cho đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của bạn thiếu hụt cái gì, thừa cái gì. Trên cơ sở chẩn đoán chính xác như vậy sẽ đưa ra một chế độ dinh dưỡng phù hợp. ngoài ra các chuyên gia vận động cũng sẽ hướng dẫn các bài tập phù hợp vì khi đang bị cường giáp tình trạng chuyển hóa tăng nhiều nếu còn tiếp tục vận động thì làm tăng nguy cơ cho cơ thể như vậy cần phải có chế độ vận động sao cho phù hợp.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Phụ nữ mang thai bị cường giáp thì chế độ ăn có cần lưu ý gì không?

Thưa bác sĩ, em mang thai được hơn 6 tháng, đi khám thì phát hiện bị cường giáp. Em nghe nói bệnh này làm rối loạn các chuyển hóa trong cơ thể, vậy liệu con em có bị ảnh hưởng nhiều không ạ? Theo em đọc trên mạng thì người bị cường giáp nên ăn các thức ăn giàu vitamin D, chất kẽm, bác sĩ cho em hỏi các chất này có trong các loại thực phẩm nào ạ? Và đối với phụ nữ mang thai bị cường giáp thì chế độ ăn có cần lưu ý gì không?

BS CKII Đinh Thị Kim Liên

Chào bạn,

Phụ nữ mang thai bị cường giáp sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi. Người mẹ bị cường giáp do rối loạn nội tiết, ảnh hưởng rất lớn đến em bé và cả bà mẹ. Người bị cường giáp sẽ tăng chuyên hóa, ăn rất nhiều tiêu hao năng lượng nhiều, nguy hiểm là làm tăng nhịp tim, nếu mẹ không cung cấp đủ năng lượng bé sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, không cung cấp đủ máu cho thai nhi, trẻ sinh ra dễ bị thiếu máu còi cọc, sảy thai sinh non.

Bà mẹ mang thai bị cường giáp là mối nguy rất lớn, cần được điều trị và chăm sóc thường xuyên. Ngoài chế độ dinh dưỡng, bạn cần đến khám ở khoa nội tiết để chỉnh liều hormone phù hợp, cho bạn những loại thuốc phù hợp giúp ổn định nhịp tim, không tăng chuyển hóa.

Để có chế độ dinh dưỡng phù hợp với bà mẹ mang thai bị cường giáp cần tăng cường các vitamin như vitamin D, bổ sung canxi giúp cải thiện sức khỏe cho mẹ và bé phát triển tốt hơn.

Chế độ ăn kiêng bằng thực phẩm để tránh tăng cường giáp cũng rất quan trọng. Người mẹ mang thai bị cường giáp nên chú ý năng lượng ăn vào chế độ ăn phải tăng hơn tùy theo mức chuyển hóa để kiểm soát cân nặng tăng theo tháng thai, bởi mức độ chuyển hóa tăng nhanh. Chế độ ăn cũng đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bột béo đạm, vitamin và khoáng chất. Người mẹ mang thai bị cường giáp nên hạn chế i ốt vì i ốt sẽ làm tăng tạo hormone tuyến giáp làm bệnh nặng hơn. Hạn chế iot trong thực phẩm bổ sung như nước mắm, bột nêm… Ăn các loại rau bắp cải để hạn chế hấp thu i ốt.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về chế độ dinh dưỡng – vận động cho người bệnh cường giáp, hãy đến với Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome. Các chuyên gia Nutrihome sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn dinh dưỡng – chế độ vận động hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa biến chứng.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Bác sĩ cho tôi hỏi, tại sao tôi ăn nhiều mà vẫn gầy?

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho tôi hỏi, tại sao tôi ăn nhiều mà vẫn gầy?

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Mặc dù bạn ăn nhiều, tuy nhiên có thể mới đủ về số lượng còn chất lượng chưa đủ, cũng như sự cân đối, thiếu năng lượng và các chất theo nhu cầu hoạt động hàng ngày của bạn, chính vì vậy bạn gầy. Ngoài ra, bên cạnh đó có thể bạn ăn đã đủ cả về số lượng cũng như chất lượng, tuy nhiên bạn có thể có những vấn đề về sức khỏe làm ảnh hưởng đến chuyển hóa hấp thu và gây sụt cân như: Bệnh cường giáp, bệnh lao, bệnh ung thư, các bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy bạn nên đến các trung tâm dinh dưỡng có uy tín để khám, chẩn đoán và điều trị có hiệu quả. Nutrihome là một Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động toàn diện có thể giúp bạn tìm ra được nguyên nhân cũng như điều trị có hiệu quả.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Bệnh tự miễn có gây suy giáp không?

Thưa bác sĩ, qua tìm hiểu em được biết suy giáp có nguyên nhân là từ các bệnh tự miễn, và có tính di truyền nên em lo lắm vì ông của em được chẩn đoán mắc bệnh tự miễn. Bác sĩ cho em hỏi bệnh này có thể ngăn ngừa bằng chế độ dinh dưỡng khoa học cộng với tập thể dục không ạ? Ngoài ra em cần lưu ý gì để phòng ngừa bệnh suy giáp ạ?

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Suy giáp có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do rối loạn tự miễn có tính chất gia đình đó là bệnh hashimoto. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là ông mình bị mắc bệnh này thì mình cũng bị. Bạn nên đến Nutrihome với các thiết bị hiện đại có thể chuẩn đoán chính xác bệnh, cũng như các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một chế độ ăn khoa học để góp phần làm giảm các biến chứng mà bệnh gây ra.

Suy giáp thì có nhiều nguyên nhân gây ra, nếu chỉ có chế độ ăn dinh dưỡng khoa học hợp lý thì cũng chưa đủ để có thể điều trị bệnh suy giáp, mà cần phải có sự kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng khoa học và các thuốc điều trị. Một chế độ ăn không hợp lý có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm, thậm chí còn nguy hiểm.

Nếu một chế độ ăn với mức năng lượng không phù hợp có thể dẫn đến thừa cân béo phì và gây ra các hậu quả của bệnh thừa cân béo phì đó là mãn tính không lây. Ngoài ra một chế độ ăn dư thừa hoặc thiếu i ốt cũng có thể dẫn đến các hậu quả làm bệnh nặng thêm. Vì vậy, bạn nên đến Nutrihome tại đây các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn một chế độ dinh dưỡng phù hợp dựa trên thói quen, cái sở thích của mỗi cá nhân để có chế độ ăn hợp lý với mình nhằm giảm các biến chứng do bệnh gây ra.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Làm sao để bé đủ dinh dưỡng, ngủ tốt hơn?

Con mình là bé trai, 17 tháng tuổi, nặng 9kg, cáo 78cm. Cân nặng lúc mới sinh: 3,2kg (không đo chiều dài nên không biết). Bé hơi khó ăn, dễ trớ. Đêm ngủ bị thức giấc nhiều lần. Cụ thể: ngày uống 3 cữ sữa (mỗi cữ tầm 150 - 170ml sữa), 3 bữa cháo (mỗi bữa tầm 1 bát con cháo, ăn trong 45 phút - 1 tiếng, hầu như không ăn thêm gì khác vì bé không chịu ăn). Mình đang rất lo con bị suy dinh dưỡng, đã có uống vitamin tổng hợp nhưng không ăn thua. Bé vẫn ăn ít. Mình muốn tư vấn để bé đủ dinh dưỡng, ngủ tốt hơn. Cám ơn bác sĩ

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Chiều cao và cân nặng chuẩn của bé trai 17 tháng tuổi là 81,2cm và 10,7kg. Con bạn đang ở ngưỡng thiếu chiều cao và thiếu cân nặng. Ở tuổi này của bé, mỗi ngày cần ăn 3 cữ cháo và 2-3 cữ bổ sung, uống khoảng 600-800ml sữa. Con bạn nhiều khả năng là đang ăn thiếu. Bên cạnh số cữ ăn, bạn còn cần chú ý tới mật độ bữa ăn, nghĩa là độ đặc của cháo, thành phần các chất dinh dưỡng trong cháo. Ngoài ra, bé còn phải được ăn đa dạng 8 nhóm thực phẩm. Về vấn đề khó ngủ của bé có nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do bé ăn không đủ nên thiếu chất, thứ đến là các nguyên nhân khác như môi trường xung quanh, rồi do sinh hoạt hàng ngày của bé ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm… Bác sĩ cần hỏi thêm rất nhiều điều mới có thể tư vấn được. Mời bạn đưa bé đến thăm khám tại Nutrihome để được các bác sĩ tư vấn, thiết lập chế độ ăn giúp bé tăng cân, tăng cao trong giai đoạn quan trọng này.

Cảm ơn bạn.

Vì sao ăn rất nhiều nhưng lại không lên cân?

Thưa bác sĩ, em ăn rất nhiều, một ngày lượng calo nạp vào cơ thể có thể lên đến 2000 - 3000 dù em là nhân viên văn phòng, ít hoạt động thể thao. Thế nhưng em lại không lên cân, cơ địa gầy (em cao 1m67 nhưng chỉ nặng 45kg). Tình trạng này là do em bị kém hấp thu hay có bệnh lý tiềm ẩn ạ?

BS Trần Thị Trà Phương

Chào bạn,

Bệnh lý gầy của anh chị có rất nhiều nguyên nhân.

Thứ 1: việc tính toán năng lượng chưa chắc đã chính xác

Thứ 2: hệ thống tiêu hóa còn chưa khỏe mạnh

Thứ 3 là tiêu hao năng lượng đầu ra. Bên cạnh hoạt động hằng ngày thì còn tiêu hao năng lượng cho hoạt động chuyển hóa căn bản cũng như hoạt động lao động trí óc. Vì thế để tìm ra nguyên nhân vì sao gầy dù đã ăn rất nhiều.

Anh chị nên đến Trung tâm Y học – Vận động Nutrihome để các bác sĩ đầu ngành thăm khám, có những chẩn đoán, xét nghiệm cụ thể, chuyên biệt và những lời khuyên cũng như kiến thức dinh dưỡng hợp lý nhất.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Thường xuyên mệt mỏi, uể oải nên ăn uống như thế nào?

Năm nay, tôi 35 tuổi, cao 150 và nặng 40.5kg. 2 năm trước tôi chỉ nặng khoảng 39kg. Tôi muốn tăng cân lên khoảng 42kg nhưng không tăng được dù đã cố thử 1 số cách như uống thuốc bổ (đông y và tây y), vận động nhẹ (đi bơi hoặc đi bộ 2-3 buổi mỗi tuần), dùng thực phẩm chức năng. Thường mỗi bữa tôi ăn được khoảng 2 bát cơm vừa nhưng lâu lâu lại có cảm giác chán ăn trong khoảng vài ngày, nhất là khi thời tiết thay đổi thì cảm giác chán ăn và nặng đầu/đau đầu rõ rệt. Do làm công việc văn phòng nên tôi bị thoái hóa 2 đốt sống cổ, khi gập tay thì cổ tay trái của tôi bị đau - tôi đã đi khám, chụp phim nhưng bác sĩ không tìm được nguyên nhân, nên dặn cứ để theo dõi thêm. Khi ngủ, tôi cũng thường hay bị khó ngủ hoặc tỉnh vào lúc 3-4 giờ sáng, mỗi lần bị mất ngủ thì lại đau đầu. Tôi từng bị viêm niêm mạc dạ dày cách đây hơn 10 năm nhưng năm ngoái tôi có làm nội soi dạ dày thì niêm mạc tốt. Với thể trạng như hiện nay, tôi thường xuyên cảm thấy mỏi mệt và uể oải. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi nên khám ở đâu hoặc nên áp dụng chế độ gì để giải quyết vấn đề này. Xin cảm ơn bác sĩ.

BS.CKII Đinh Thị Kim Liên

Chào bạn,

Cân nặng 40,5 kg, chiều cao 150cm cho ra chỉ số BMI là 18, nghĩa là bạn đang ở mức thiếu năng lượng trường diễn độ 1 (gầy độ 1). Với mức BMI này thì chắc chắn bạn không thể cảm thấy có năng lượng được. Có thể bạn bị căng thẳng trong công việc, kết hợp với việc không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể nên không thể tăng cân.

Muốn tăng cân an toàn, dinh dưỡng phải được cung cấp đúng và đủ. Bạn phải cung cấp đủ năng lượng cần cho nhu cầu cơ thể, và phải đúng tỷ lệ đường:đạm:béo là 65%:15%:20%. Bên cạnh đó, cần bổ sung đủ vitamin và khoáng chất, ăn đa dạng cách nhóm thực phẩm, uống đủ nước.

Một vấn đề nữa là việc cơ thể bạn thiếu dinh dưỡng một thời gian dài sẽ gây ra quá trình thiếu hụt các vi chất. Việc này cần được đánh giá qua thăm khám trực tiếp và làm một số xét nghiệm cần thiết. Mời bạn đến với Trung tạm Dinh dưỡng – Y học vận động Nutrihome. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bạn, khảo sát các bệnh lý đi kèm, tư vấn thói quen dinh dưỡng không tốt, điều chỉnh các vấn đề về tâm lý và cuối cùng là cung cấp cho bạn một khẩu phần phù hợp với cá nhân cùng với các toa thuốc và thực phẩm bổ sung nếu cần. Sau đó, chuyên gia y học vận động thiết lập cho bạn một chế độ tập luyện phù hợp để hỗ trợ tăng cân.

Cảm ơn bạn.

Cải thiện chiều cao cho trẻ trước tuổi dậy thì

Thưa bác sĩ, con gái tôi năm nay 10 tuổi, cao khoảng 1m46, nặng 40 kg, bác sĩ cho hỏi với chiều cao và cân nặng như vậy có hơi bị thừa cân không. Con tôi ăn uống được và không kén ăn nên mỗi ngày chỉ uống 400 ml sữa tiệt trùng ít béo, liệu bé có nên uống thêm sữa khi năm sau bước vào tuổi dậy thì để có chiều cao tốt hơn vì ba mẹ chỉ cao có 1m60, nếu nên uống thêm thì uống bao nhiêu ml/ngày là vừa? Ban ngày bé đi học bán trú nên chỉ bơi vào 1 ngày cuối tuần, tôi có nên cho bé vận động thêm 30p vào mỗi tối có giúp được việc tăng chiều cao không thưa bác sĩ?

PGS.TS.NTƯT.Đại tá Nguyễn Thanh Chò

Chào bạn,

Với cân nặng và chiều cao như trên, con bạn đang phát triển phù hợp với độ tuổi và không bị thừa cân. Nhu cầu sữa trung bình của bé 10 tuổi là khoảng 400-500ml sữa/ngày. Lượng sữa con đang uống cũng phù hợp với độ tuổi con, nếu bé thích có thể cho bé uống thêm theo nhu cầu nhưng lưu ý, không nên uống quá nhiều sữa sẽ khiến bé ăn ít vào bữa chính. Để tối ưu hóa chiều cao của con, ngoài việc uống sữa, con còn cần chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng và các vi chất quan trọng giúp tăng chiều cao như kẽm, magie… đồng thời bổ sung vitamin D qua thức ăn hoặc tắm nắng đúng cách. Bên cạnh đó, chế độ vận động phù hợp khoảng 30 – 60 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần cũng rất quan trọng để hỗ trợ bé phát triển chiều cao. Mẹ có thể đưa bé đến Trung tâm Dinh dưỡng – Y học vận động Nutrihome. Các bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, trên cơ sở đó xây dựng cho bé thực đơn và các bài tập phù hợp với độ tuổi, giúp bé tăng trưởng toàn diện.

Cảm ơn bạn.