Bé không kén ăn nhưng không tăng cân, vì sao?

Bé nhà tôi năm nay được hơn 4 tuổi, chiều cao 1.05m, nặng 15,5 kg. Bé biếng ăn bữa chính, nhưng ăn vặt thì nhiều, gì bé cũng ăn được, không kén ăn lắm, rau, củ, trái cây... đều ăn được cả, nhưng cân nặng không tăng. Tôi có dùng nhiều loại cốm, siro bổ sung, kích thích bé ăn ngon miệng, thế nhưng vẫn không có hiệu quả. Mong bác sĩ tư vấn thêm.

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Con trên 4 tuổi, với chiều cao và cân nặng như trên là đã thiếu so với chuẩn trung bình của trẻ cùng tuổi cùng giới. Tuy nhiên, do bạn chưa cung cấp thông tin về giới tính và tháng tuổi của con nên bác sĩ chưa thể kết luận mức độ thiếu này có ở ngưỡng suy dinh dưỡng hay chưa. Cho nên, gia đình nên đưa con đi khám tại cơ sở y tế dinh dưỡng để đánh giá chính xác nhất tình trạng dinh dưỡng hiện tại của bé.

Tình trạng biếng ăn của con có thể do nhiều nguyên nhân, như khẩu phần ăn của con không cân đối về thành phần các chất dinh dưỡng, thừa nhiều đạm hoặc thiếu vi chất như sắt, kẽm… gây giảm cảm giác ngon miệng, thèm ăn, hoặc do cách ăn của trẻ không đúng như ăn vặt nhiều và thường xuyên trước bữa ăn chính, trẻ vừa ăn vừa chơi iPad, xem ti vi… Không có lọai thuốc nào giúp kích thích ăn uống. Các loại cốm, siro chỉ bổ sung một số vi chất trẻ thường thiếu, hoặc men tiêu hóa, men vi sinh giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn. Việc lạm dụng quá mức các lọai thuốc trên trong thời gian dài không những không hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Mẹ hãy đưa bé tới Trung tâm Dinh dưỡng – Y học vận động Butrihome. Các bác sĩ dinh dưỡng sẽ khám và làm một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân bé biếng ăn, chậm tăng trưởng và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Cảm ơn bạn.

Nên làm gì để khớp gối không bị đau?

Tôi là nữ, năm nay 45 tuổi, cao 1m60, nặng 57 kg hơi tròn người, khớp gối 2 năm nay hay đau nhức khi đi nhiều, bước lên xuống bậc thang hay ngồi xuống đứng lên nhiều, đưa chân lên xuống thì nghe thấy có tiếng răng rắc nhỏ của khớp gối, năm ngoái có chụp Xquang thì bác sĩ bảo không có tổn thương, chắc là do khớp gối bị khô do tuổi tác, tôi có uống thêm glucosamin 1 viên 1 ngày + viên canxi 600 mg (do loãng xương nhẹ) thấy cũng chỉ đỡ hơn rất ít, do công việc của tôi phần lớn ngồi văn phòng nên 1 tuần 4-5 ngày tôi có đi bộ nhanh mỗi ngày 30 phút, đi liên tục 3,4 ngày lại thấy khớp gối đau, cho tôi hỏi với cân nặng như vậy tôi có nên hạn chế đi bộ thể dục không để tránh đau thêm, và nên làm gì để khớp gối không bị đau?

BS.CKI Phạm Mạnh Hoàn

Chào bạn,

Với các thông số bạn vừa cung cấp, khả năng cao bạn đã bị thoái hóa khớp. Bệnh lý khớp có 2 nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất, đó là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp, xảy ra đa số ở phụ nữ.

Thoái hóa khớp bản chất là các tổn thương các sụn khớp, tổn thương các xương dưới sụn. Cấu tạo của 1 khớp gồm có màn hoạt dịch, dịch khớp, sụn khớp và xương dưới sụn, trong thoái hóa khớp thì tổn thương đặc trưng là tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Khi các sụn khớp này bị tổn thương sẽ dẫn đến các đầu xương hình thành các gai xương. Khi chúng ta vận động các gai xương sẽ gây ra triệu chứng đau, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Chính vì vậy, đối với những người bị thoái hóa khớp, vấn đề quan trọng là phải điều trị phù hợp để cho ngăn chặn tình trạng thoái hóa.

Các vấn đề liên quan đến điều trị bệnh bao gồm các vấn đề về lối sống, vấn đề sử dụng thuốc để điều trị. Đối với lối sống, chúng ta thấy có chế độ dinh dưỡng. Ở chế độ dinh dưỡng thì cần phải thiết lập làm sao để kiểm soát được tốt cân nặng, bởi vì khi cân nặng gia tăng thì mỗi bước đi, khối lượng cơ thể sẽ đè lên các sụn của khớp và dẫn đến tổn thương cho sụn khớp tăng lên. Bạn 57kg, cao 1m60, chỉ số BMI tính được là 22.3, có nghĩa đang ở giới hạn bình thường, ở mức giới hạn cao nên nếu có điều kiện bạn có thể nên đưa cân nặng giảm bớt 1 vài ký để giảm tải cho sụn khớp.

Điểm thứ hai rất quan trọng trong lối sống, đó là chế độ vận động phù hợp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp có thể là do lười vận động. Ngồi một chỗ, sụn khớp cũng không được cung cấp dinh dưỡng tốt bởi sụn khớp có đặc thù là không có mạch máu nuôi dưỡng nhưng lại có khả năng đàn hồi. Mỗi khi chúng ta đi, sụn khớp đàn hồi và sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng từ dịch khớp. Nhưng nếu chúng ta không vận động, sụn khớp không hấp thu dinh dưỡng tốt thì vẫn bị tổn thương. Tuy nhiên, nếu chúng ta vận động quá mức, đặc biệt là đi bộ trong thời gian dài, khi đó trọng lượng cơ thể đè lên xương khớp, dẫn đến tổn thương sụn khớp.

Như vậy đối với người bị thoái hóa khớp, cách vận động tốt nhất là tìm được bộ môn vận động phù hợp và tập luyện trong thời gian phù hợp. Môn vận động tốt nhất đối với người thoái hóa khớp chính là bơi lội. Khi chúng ta xuống hồ bơi, lực đẩy Acsimet của nước sẽ đẩy cơ thể nằm ngang với mặt hồ. Khi đó, các cơ và các khớp được vận động nhưng khớp gối, khớp háng và kể cả khớp cột sống lại tránh được tình trạng chịu tải trọng trực tiếp từ khối lượng của cơ thể. Chính vì vậy, bơi lội được xem là bộ môn giúp bảo toàn khớp rất tốt.

Nếu như không có điều kiện để bơi thì bạn có thể đạp xe đạp. Khi chúng ta đạp xe đạp ở tư thế ngồi, chỉ có khớp cột sống chữa tải, còn khớp háng, khớp gối cũng được giảm tải so với trọng lượng cơ thể. Thời gian vận động theo khuyến cáo khoảng 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.

Bên cạnh chế độ vận động, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Làm sao phải kiểm soát được cân nặng và cung cấp cho cơ thể các thành phần thực phẩm giàu collagen. Chúng ta biết sụn khớp có thành phần chính cấu tạo là collagen tuýp 2. Thế nên, nguồn collagen được cung cấp từ thực phẩm và thức ăn rất quan trọng để giúp tái tạo các sụn khớp.

Có một địa chỉ rất tin cậy tư vấn cho bạn một cách chính xác về vấn đề dinh dưỡng và vận động trong trường hợp thoái hóa khớp, đó là Nutrihome. Đây là trung tâm về dinh dưỡng và vận động có các chuyên gia đầu ngành, đặc biệt có hệ thống trang thiết bị máy móc rất tốt và hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng thoái hóa khớp của bạn. Trên cơ sở đó, chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn về chế độ dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là tư vấn các bài tập bảo vệ sụn khớp của bạn, giúp tránh những tổn thương nặng nề hơn và giảm các bệnh lý về thoái hóa khớp.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Cảm ơn bạn.

Cách khắc phục tình trạng nghiến răng của trẻ

Chào bác sỹ, con trai chúng tôi sinh tháng 12/2015, khi sinh thiếu khoảng gần 1 tháng. Cân nặng lúc sinh là 2,65kg. Cháu ăn uống cũng khá tốt, nhưng trong khoảng gần 1 năm nay cân nặng của cháu luôn chỉ tầm 16.0 - 16.5kg. Cháu vận động rất tốt, sức khỏe & sức đề kháng cũng khá tốt. Từ bé, cháu có tật nghiến răng liên tục khi ngủ. Nhờ bác sỹ tư vấn giúp biện pháp để khắc phục tình trạng này. Xin cảm ơn bác sỹ.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Con bạn hiện tại được 4 tuổi 8 tháng. Cân nặng chuẩn của bé ở độ tuổi này là 17,7kg. Cân nặng con bạn hiện đang ở ngưỡng bình thường, tuy nhiên đang thấp hơn trung bình của các bạn cùng tuổi cùng giới. Bạn nên chú trọng chế độ dinh dưỡng và vận động của bé để cải thiện tầm vóc.

Về vấn đề nghiến răng của trẻ thì có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thường gặp của tình trạng này là do bé bị kích thích ban ngày nhiều quá nên ban đêm căng thẳng thần kinh. Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng không phù hợp cũng có thể gây ra tình trạng này. Một nguyên nhân nữa là bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ… Nếu tất cả các nguyên nhân trên đều không đúng thì có thể đó là do thói quen sinh lý của trẻ, khi lớn tuổi bé sẽ hết tình trạng này.

Gia đình nên đưa con đi khám tại cơ sở dinh dưỡng uy tín như Nutrihome, để các bác sĩ kiểm tra tra các bất thường trên, thực hiện những xét nghiệm cần thiết để có hướng điều trị phù hợp, hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao của bé.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Cảm ơn bạn.

Tư vấn dinh dưỡng cho bé phát triển chiều cao

Bé trai sinh 2015, cân nặng 18kg, cao 1m09. Nhưng cả năm nay không thấy cao thêm cm nào, xin bác sỹ tư vấn dinh dưỡng để bé phát triển. Xin cám ơn bác sĩ.

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

So với chuẩn trung bình về chiều cao của một bé trai 5 tuổi, bé nhà bạn đã có sự thiếu hụt về chiều cao. Trung bình một em bé 5 tuổi sẽ tăng khoảng 5-7 cm mỗi năm cho đến giai đoạn dậy thì. Việc con không tăng chiều cao trong năm qua là biểu hiện bất thường. Nguyên nhân có thể do một số bất thường về nội tiết, hoặc do chế độ dinh dưỡng không phù hợp (thiếu hụt các chất quan trọng cho sự phát triển chiều cao).

Gia đình nên đưa con đi khám tại cơ sở dinh dưỡng uy tín như Nutrihome, để các bác sĩ kiểm tra tra các bất thường trên, thực hiện những xét nghiệm cần thiết để có hướng điều trị phù hợp, hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao của bé.

Cảm ơn bạn.

Bé ngủ hay vặn mình, ngứa ngáy có phải do thiếu sắt?

Bé nhà em 2,5 tuổi, nặng 15kg, cao 95 cm. Bé da bị sần sần, sờ nhám nhám tay. Bé ngủ hay vặn mình, ngứa ngáy có phải do thiếu sắt ko?

PGS.TS.NTƯT.Đại tá Nguyễn Thanh Chò

Chào bạn,

Da sần sờ nhám có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu vi chất như sắt, kẽm… cũng có thể là triệu chứng của các bệnh về da hoặc dị ứng. Gia đình nên đưa con đi khám để các bác sĩ kiểm tra tình trạng da của con, cũng như thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Trung tâm Dinh dưỡng – Y học vận động Nutrihome có đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng – y học vận động giỏi chuyên môn, cùng hệ thống máy xét nghiệm hiện đại sẽ giúp bác sĩ phát hiện tình trạng bệnh của bé, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Cảm ơn bạn.

Trẻ lười ăn thịt cá, tóc mọc thưa vì sao?

Bé nhà em là bé gái, 3 tuổi. Nặng 13kg, cao khoảng 85cm. Cháu rất lười ăn thịt hoặc cá, toàn nhả bã. Cháu chỉ thích ăn trứng vì dễ nuốt. Tóc cháu thưa hơn trẻ cùng trang lứa. Nhờ chuyên gia tư vấn hộ em.

BS.CKII Đinh Thị Kim Liên

Chào bạn,

Việc con lười ăn thịt cá và nhả bã có thể liên quan đến vấn đề sâu răng, viêm nướu, ba mẹ nên đưa con đi nha sĩ để kiểm tra. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể là do cách chế biến thức ăn chưa phù hợp, làm con nhai nuốt khó khăn và thích ăn các thức ăn mềm như trứng.

Tóc con thưa có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu các vi chất do cách ăn nhả bã như trên. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa con đi khám dinh dưỡng, kèm xét nghiệm vi chất ở Trung tâm DInh dưỡng – Y học vận động Nutrihome để tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó, đội ngũ tiết chế tại Nutrihome sẽ hướng dẫn gia đình cách chế biến thức ăn phù hợp với khả năng nhai nuốt của bé.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động, bạn có thể xem thêm tại đây.

Cảm ơn bạn.

Trẻ ăn chậm, hay ngậm và sợ nuốt phải làm thế nào?

Thưa bác sĩ, con tôi năm nay được 5 tuổi, mà cháu còi quá, cao 97cm, nặng 14kg. Hiện tại cháu ăn rất chậm, sợ nuốt, ăn cơm cứ ngậm, ăn bát cơm khoảng 1h đồng hồ. Trước kia ăn cháo cũng sợ nuốt cứ ngậm, mẹ cho ăn cứ phải làm đủ cách, như bịt mũi, doạ ... mãi mới hết bát cháo, có khi ăn gần xong lại nôn. Vậy tôi muốn hỏi làm sao để bé nhà tôi có thể ăn tốt và phát triển tốt để bắt kịp các bạn cùng lứa tuổi. Tôi xin cảm ơn"

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Chiều cao và cân nặng chuẩn của bé trai 5 tuổi là 110cm và 18,3kg. Chiều cao và cân nặng chuẩn của bé gái 5 tuổi là 109,4cm và 18,2kg.

Con của bạn đang ở ngưỡng thiếu cân, rất gần mức đánh giá suy dinh dưỡng. Về chiều cao thì đang ở mức suy dinh dưỡng thấp còi.

Để cải thiện tình trạng này, trước hết bé cần được thăm khám kỹ lưỡng xem có bệnh lý gì đi kèm không. Tiếp theo, bé cần được đánh giá khẩu phần xem có phù hợp với tuổi không. Sau đó là đánh giá về chất lượng bữa ăn, cân đối các thành phần đạm đường béo, bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Tiếp nữa, bé cần được bác sĩ giáo dục thay đổi hành vi, thay đổi thói quen ăn uống không đúng.

Ngoài dinh dưỡng, bé còn cần một chế độ vận động phù hợp để kích thích ăn uống ngon miệng. Muốn vậy, mẹ nên đưa bé đến các trung tâm dinh dưỡng – y học vận động uy tín như Nutrihome. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bé, từ đó thiết lập thực đơn cá thể hóa cùng chế độ vận động phù hợp với thể trạng, giúp bé phát triển thể chất toàn diện.

Trẻ không tăng cân, uống sắt và vitamin nhưng không hiệu quả

Thưa bác sĩ. Bé nhà mình được 19 tháng tuổi, hiện tại nặng 8,5 kg, chiều cao 72 cm. Lúc sinh nặng 3,2 kg. Bé có ăn nhưng ăn ít, sữa uống 1 ngày khoảng 500ml, nước uống rất ít không chịu uống nước. Có lúc biếng ăn. Bé không bị bệnh tật và ít ốm vặt.
Xin hỏi bác sĩ làm sao để bé tăng cân bình thường được. Đã đi khám tại bệnh viên nhi đồng 2 bác sĩ khám không có bệnh tật và kê đơn sắt vitamin cho uống 1 tháng nhưng ko hiệu quả."

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Cân nặng và chiều cao chuẩn của bé 19 tháng tuổi nếu là bé trai là 11,1kg và 83,2cm (bé thiếu 2,6kg so với tuổi và đang ở ngưỡng suy dinh dưỡng, thiếu 11,2 cm so với tuổi và đang ở ngưỡng thấp còi nặng), nếu là bé gái là 10,4kg và 81,7cm (bé thiếu 1,9kg so với tuổi và đang ở ngưỡng thiếu cân, thiếu 9,7 cm so với tuổi và đang ở ngưỡng thấp còi).

Tuổi này ngày bé cần ăn 3 bữa cháo hoặc cơm, sữa cần từ 600 – 800ml. Để tăng cân, bé cần được cung cấp đủ khẩu phần và cách chế biến phù hợp. Bên cạnh đó, cần giáo dục về tâm lý cho trẻ và cả người nuôi dưỡng để tập cho bé thói quen ăn uống tốt hơn. Ngoài ra còn cần phải đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ thông qua thăm khám và xét nghiệm. Bên cạnh đó phải phối hợp vận động để kích thích trẻ ăn uống.

Điều trị trẻ thiếu cân là một quá trình lâu dài và tổng hợp nhiều yếu tố, cần có sự kiên trì và hợp tác giữa người nuôi dưỡng và bác sĩ điều trị, trong đó vai trò người nuôi dưỡng là quan trọng nhất. Cần phối hợp giữa dinh dưỡng, vận động, tâm lý, thuốc và thực phẩm chức năng. Tại Nutrihome có đầy đủ các yếu tố này, giúp cải thiện hiệu quả thể trạng của bé.

Cảm ơn bạn.