Cân nặng là một trong những “thước đo” chính xác nhất nói lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Tăng cân cho bé nên ăn gì, thực đơn tăng cân cho trẻ gồm những món nào?…. luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ. Nhưng do chưa thật sự thấu đáo về nguyên tắc xây dựng chế dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ tăng cân các bậc cha mẹ vẫn khá khó khăn để tìm được câu trả lời cho vấn đề này.
Để biết chính xác trẻ sơ sinh có chậm tăng cân hay không, chúng ta có thể dựa vào bảng tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng theo tiêu chuẩn của WHO dưới đây:
BẢNG TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI BÉ GÁI
STT | Tháng tuổi | Cân nặng |
Chiều cao |
01 | 1 tháng | 4,2 kg | 53,7 cm |
02 | 3 tháng | 5,8 kg | 57,1 cm |
03 | 6 tháng | 7,3 kg | 65,7 cm |
04 | 12 tháng | 8,9 kg | 74 cm |
BẢNG TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI BÉ TRAI
STT | Tháng tuổi | Cân nặng | Chiều cao |
01 | 1 tháng | 4,5 kg | 54,7 cm |
02 | 3 tháng | 6,4 kg | 58,4 cm |
03 | 6 tháng | 7,9 kg | 67,6 cm |
04 | 12 tháng | 9,6 kg | 75,7 cm |
Hoặc bố mẹ có thể dựa vào tốc độ tăng cân của trẻ. Bình thường trẻ thường tăng
1-1,2kg/tháng trong 2 tuần đầu
0,6kg/tháng từ tháng thứ 3 – 6
0,3 – 0,4kg/tháng trong tháng thứ 6 – 12.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân bởi rất nhiều lý do khác nhau. Bên dưới là những lý do khiến trẻ sơ sinh không tăng cân hoặc tăng cân chậm mà bố mẹ cần lưu ý để có giải pháp tốt nhất:
Trong trường hợp này, trẻ thường gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng. Trẻ sinh non (dưới 2,5kg) sẽ có tốc độ tăng cân chậm hơn rất nhiều so với những trẻ bình thường khác. Đồng thời những bé này vốn đã có sức khỏe yếu, dễ bị bệnh nên việc tăng cân sẽ gặp đôi chút khó khăn.
Việc ngậm ti mẹ đúng cách sẽ giúp bé lấy được sữa mẹ ra khỏi bầu ngực mà không cảm thấy mệt mỏi và bực bội. Nếu trẻ sơ sinh không thể thực hiện điều này, bé sẽ tăng cân chậm hoặc thậm chí trẻ không tăng cân.
Sữa mẹ không đủ dồi dào hoặc không chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết có thể khiến bé bị đói, dẫn đến việc chậm tăng cân. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện khá dễ dàng nếu bạn biết cách ăn uống để tăng lượng sữa và cải thiện chất lượng sữa mẹ. Trong trường hợp thiếu sữa mẹ do gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn và chữa trị nhé.Tại trung tâm dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn – Nutrihome đang là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sở hữu máy phân tích thành phần dinh dưỡng sữa mẹ giúp các bà mẹ hiểu rõ nhất về chất lượng sữa của chính mình.
Trẻ sơ sinh thường hay gặp một số bệnh liên quan đến vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, trào ngược dạ dày, không dung nạp sữa, đặc biệt là bệnh celiac. Đây là bệnh tự miễn dịch của đường tiêu hóa khi quá nhạy cảm hoặc không hấp thụ gluten, một loại protein có trong ngũ cốc, lua mì, yến mạch. Khi mắc bệnh này trẻ sơ sinh sẽ kém phát triển, chậm hoặc không tăng cân, lâu ngày dẫn đến còi xương chậm lớn.
Một số mẹ nuôi con và tuân thủ một cách máy móc mấy giờ cho bé “ăn sữa” mà không dựa trên nhu cầu của bé. Vì thế, bé thường nhận được ít dinh dưỡng hơn nhu cầu thực. Để tránh điều này, cần cho bé bú ngay khi bé đói
Nếu mẹ để khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài, bụng của trẻ sẽ sản sinh ra nhiều khí gas gây đầy hơi. Điều đó khiến trẻ có cảm giác no và chán ăn, bé bú ít hơn và không hấp thụ đủ dinh dưỡng, dẫn tới sụt cân hoặc tăng cân chậm. Các chuyên gia cho rằng, khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn sữa là khoảng 2,5 giờ mỗi lần. Hoặc ăn từ 8 đến 12 bữa mỗi ngày. Khoảng cách này sẽ tăng dần khi trẻ lớn hơn.
Mẹ cho rằng con ăn nhiều, nhưng thực chất lại không đủ về số lượng cần thiết trong từng bữa ăn, hoặc ăn không đủ số bữa trong một ngày. Bé ăn nhiều nhưng chủ yếu là thức ăn vặt hoặc trái cây, thiếu chất béo hoặc tinh bột trong bữa ăn của trẻ cũng khiến con chậm tăng cân.
Việc cung cấp một lượng thức ăn quá lớn vượt quá khả năng tiêu hóa của trẻ chẳng những không giúp trẻ hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn mà còn khiến bé no hoặc gây tiêu chảy làm bé chướng bụng, khó tiêu nên không chịu uống sữa, rối loạn tiêu hóa và sụt cân.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn nhiều nhưng chậm lớn. Vì bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn ăn vào. Bố mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con mỗi 6 tháng/lần.
Nhiều bà mẹ cho rằng con ăn nhiều các thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, tôm, trứng, sữa… sẽ giúp con tăng cân nhanh chóng hơn. Cho con ăn quá nhiều chất đạm làm bé khó tiêu, giảm ăn, giảm bú. Ăn nhiều chất đạm còn gây táo bón làm trẻ cũng không hấp thụ được thức ăn, gây tăng gánh nặng cho thận của bé, hơn nữa chất đạm không phải là nguồn cung cấp năng lượng cho trẻ, muốn tăng cân trẻ phải ăn đủ chất bột đường, chất béo, chất đạm chỉ cung cấp 14% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày là đủ.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, đây là chìa khóa giúp con phát triển toàn diện hơn và tất nhiên khiến cân nặng của con yêu trở nên lý tưởng hơn. Vậy chế độ dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân cần lưu ý điều gì?
Chăm chút cho giấc ngủ của con: Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh do đó, cần đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc. Đặc biệt, mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ngủ một giấc thật ngon và sâu vào thời điểm từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Lúc này, hormone tăng trưởng sẽ tăng gấp 4 lần so với những lúc khác.
Cho bé bú thường xuyên: Đối với bé bú sữa mẹ thì cần cho bé bú thường xuyên, mỗi cữ bú cách nhau từ 2-3 giờ. Cố gắng giữ cho thời gian bú càng lâu càng tốt vì hàm lượng chất béo của sữa mẹ sẽ tăng lên đều đặn và thường gấp đôi so với sữa lúc đầu.
Bú đúng cữ: Bé ngủ lâu hơn vào ban đêm, bỏ qua cữ bú cũng có thể làm giảm lượng sữa và cân nặng vì vậy, mẹ cần đánh thức bé dậy để bú.
Ăn dặm đúng thời điểm: Không nên cho bé ăn dặm quá sớm đặc biệt dưới 6 tháng tuổi. Hầu hết các thực phẩm khác có ít calo và chất dinh dưỡng hơn so với sữa mẹ. Với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm mẹ nên bổ sung thêm nhiều nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác nhau vào thực đơn hàng ngày như: Ngũ cốc, các loại rau củ quả, trứng, thịt…
Trẻ 3-5 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 4 đơn vị sữa và chế phẩm sữa, tương đương 15g phô mai (1 miếng phô mai), 100ml sữa chua (1 hộp sữa chua) và 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ).
Trẻ 6-7 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 4,5 đơn vị sữa và chế phẩm sữa, tương đương 15g phô mai (1 miếng phô mai), 100ml sữa chua (1 hộp sữa chua) và 250ml sữa dạng lỏng (2,5 ly sữa nhỏ).
Trẻ 8-9 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 5 đơn vị sữa và chế phẩm sữa, tương đương 30g phô mai (2 miếng phô mai), 100ml sữa chua (1 hộp sữa chua) và 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ).
Trẻ 10-19 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 6 đơn vị sữa và chế phẩm sữa, tương đương 30g phô mai (2 miếng phô mai), 200ml sữa chua (2 hộp sữa chua) và 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ)
Các loại hạt như đậu phộng, hạt dẻ, hạnh nhân rất giàu chất béo, calo và khoáng chất tốt cho sự phát triển của trẻ. Đây là một loại thực phẩm các bà mẹ nên lưu ý trong thực đơn giúp tăng cân nhanh cho trẻ.
Chia nhỏ các bữa ăn và cho trẻ ăn đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa. Một trong những kinh nghiệm nuôi con tăng cân mà các bà mẹ đã áp dụng thành công chính là chia khẩu phần ăn của trẻ thành 5-6 bữa mỗi ngày. Ngoài 3 bữa chính mẹ có thể cho trẻ bổ sung 2-3 bữa phụ mỗi ngày, các món ăn lành mạnh có thể xen kẽ và giúp trẻ tăng cân như hoa quả, sữa chua.
Nên cho trẻ ăn từ thức ăn lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều và cũng nên tập cho trẻ ăn quen dần với các thức ăn mới để hạn chế tình trạng kén ăn. Thực phẩm phải an toàn, đảm bảo vệ sinh, người chuẩn bị thức ăn cho trẻ phải rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn để tránh gây rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý đường ruột khác.
Đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch, xổ giun định kỳ 6 tháng một lần cho các em trên 2 tuổi.
Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt làm tăng đường huyết, khiến trẻ no bụng, chán ăn.
Không tạo cảm giác căng thẳng hoặc cố ép trẻ ăn quá nhiều. Nếu thấy bé ăn ít và không ăn hết khẩu phần ăn mẹ định sẵn, mẹ không nên cố gắng ép bé ăn hết bằng được. Vì điều này đôi khi gây nên tình trạng bé bị trớ thức ăn và từ đó cảm thấy “sợ” mỗi khi nhìn thấy đồ ăn, dẫn đến biếng ăn sau này.
Luyện tập cho trẻ thói quen vận động thường xuyên. Vận động nhiều sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng, có cảm giác thèm ăn, vì thế sẽ ăn nhiều hơn và hấp thu dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn. Bố mẹ lựa chọn những trò chơi phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của trẻ như đạp xe, chơi bóng, bơi lội….bé sẽ sớm thích nghi với môi trường, một sức khỏe dẻo dai, đề kháng tốt hơn phát triển chiều cao, tăng cân cho trẻ tốt hơn.
Để ngăn chặn tình trạng không tăng cân kéo dài và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Bố mẹ nên khám dinh dưỡng cho trẻ tại cơ sở uy tín và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn để có thể nắm rõ tình trạng dinh dưỡng của trẻ cũng như có phương pháp điều trị kịp thời.