4 dấu hiệu trẻ không dung nạp lactose ba mẹ cần lưu ý

17/07/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news

Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất dung nạp lactose dưới đây, ba mẹ cần nhanh chóng cho con đi thăm khám bác sĩ kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bất dung nạp lactose

Làm thế nào để nhận biết trẻ bất dung nạp lactose?

Những biểu hiện của trẻ bất dung nạp lactose thường gặp

Bất dung nạp lactose là một trong những hội chứng trẻ nhỏ rất dễ mắc phải, đặc biệt là trẻ sinh thiếu tháng, sinh non. Khi hệ tiêu hóa của trẻ không sản xuất đủ enzym lactase để phân giải đường lactose – loại đường phổ biến trong sữa mẹ và các loại sữa công thức, lượng đường dư thừa sẽ dễ khiến trẻ gặp phải rối loạn tiêu hóa.

1. Đau bụng

Khi cơ thể trẻ không thể dung nạp lactose, lactose sẽ theo hệ tiêu hóa đến đại tràng, tại đây chúng sẽ bị hệ vi sinh vật sống ở đại tràng lên men và phân hủy. Quá trình này sẽ sinh ra khí metan, hydro, axit và carbon dioxide. Lượng axit và khí tăng lên đột biến dễ khiến niêm mạc bị tổn thương, dẫn đến trẻ có những cơn đau bất thường ở vùng quanh rốn và nửa dưới của vùng bụng, đôi khi cũng khiến trẻ nôn, trớ.

Đau bụng

Đau bụng do trẻ bất dung nạp đường Lactose thường bị nhầm lẫn với những cơn đau do các nguyên nhân khác

Đau bụng là một trong những triệu chứng trẻ bị bất dung nạp lactose điển hình, tuy nhiên, nếu trẻ còn quá nhỏ, mẹ rất khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến khác. Mẹ nên lưu ý, sau khi cho trẻ bú từ 1 đến 2 giờ, nếu trẻ có triệu chứng quấy khóc liên tục, bụng kêu, quặn thành cơn hoặc nôn trớ, rất có thể trẻ đã mắc hội chứng bất dung nạp Lactose.

2. Tiêu chảy

Tiêu chảy là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Theo thống kê, hàng năm có khoảng 3,5 triệu trẻ em tử vong do tiêu chảy, nguyên nhân do nhiễm trùng vi khuẩn, virus Rota hoặc các ký sinh trùng. Tuy nhiên, theo ghi nhận có từ 50-70% trường hợp trẻ bị tiêu chảy nặng có biểu hiện trẻ bất dung nạp Lactose.

Bất dung nạp Lactose khiến trẻ không thể hấp thu hết lượng đường Lactose trong sữa, khi đó, đường Lactose ứ đọng trong ruột sẽ được phân hủy thành khí và axit lactic, làm tăng lượng nước cơ thể đưa vào đại tràng, gây ra tình trạng tiêu chảy mạn tính. Phân của trẻ lúc này sẽ lỏng, có mùi chua đặc trưng và thường có lẫn bọt khí.

> Tìm hiểu thêm: Đường sữa lactose là gì?

Thông thường, nếu trẻ mắc tiêu chảy cấp, trẻ sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn, nhưng nếu trẻ bị tiêu chảy do không dung nạp đường Lactose thì tình trạng này có thể sẽ kéo dài, khiến trẻ sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển về sau.

Trẻ bị tiêu chảy do bất dung nạp lactose

Bất dung nạp Lactose thường khiến trẻ bị tiêu chảy liên tục nhiều ngày

3. Đầy hơi

Đầy hơi là biểu hiện trẻ bất dung nạp lactose thường gặp. Vi sinh vật phân giải đường Lactose dư thừa sẽ sinh ra 1 lượng lớn khí, khiến bụng trẻ căng tức, khó chịu, lưng lửng có cảm giác no nên hầu hết trẻ sẽ không bú, biếng ăn. Nếu trẻ bị đầy hơi, khi mẹ vỗ vào bụng trẻ sẽ phát ra những tiếng như gõ trống, đồng thời trẻ sẽ liên tục ợ hơi, ợ chua và không xì hơi như bình thường.

Đầy hơi là dấu hiệu của bị bất dung nạp lactose

Massage bụng cho trẻ là cách mẹ nên áp dụng để giúp trẻ thoải mái hơn khi bị đầy hơi do bất dung nạp Lactose

Trẻ đầy hơi ít hay nhiều không liên quan đến lượng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa có chứa Lactose trẻ ăn vào, mà phụ thuộc vào hệ vi sinh vật phân giải đường Lactose và tốc độ tái hấp thu khi ở đại tràng.

4. Táo bón

Táo bón là hiện tượng phân của trẻ quá ít, cứng và khô, hình viên nhỏ, khoảng cách giữa 2 lần đại tiện quá xa. Trẻ bị táo bón thường rất khó chịu khi đại tiện hoặc không thể đại tiện, cơ hậu môn non nớt không đủ sức để đẩy phân cứng ra ngoài. Khi đại tiện trẻ thường bắt chéo chân, siết mông và tỏ ra khó chịu khi không thể đại tiện bình thường.

Tuy táo bón không phải là dấu hiệu của trẻ bất dung nạp lactose tiêu biểu như tiêu chảy, nhưng vẫn có 1 số trường hợp trẻ bị táo bón do không dung nạp đường Lactose. Khí metan được tạo ra khi phân giải đường Lactose dư thừa được cho là nguyên nhân chính gây ra táo bón ở trẻ, khí này sẽ làm chậm thời gian thức ăn đi qua ruột, khiến thức ăn không thể tiêu hóa đúng cách, gây nên táo bón.

Ngoài ra, trẻ bất không nạp Lactose còn có những triệu chứng khác như: Nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, khớp, gặp phải các vấn đề về đường tiểu…

Mức độ dị ứng Lactose ở trẻ nhỏ tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của từng trẻ, khi trẻ có từ 1 đến 2 triệu chứng kể trên hoặc tình trạng tiêu chảy nhiều ngày không khỏi, mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám tại các bệnh viện uy tín.

Những lưu ý khi trẻ có dấu hiệu bất dung nạp lactose

Nếu nghi ngờ trẻ mắc phải Hội chứng không dung nạp Lactose và các triệu chứng diễn ra ngày càng nặng, ba mẹ nên đưa ngay trẻ vào viện hay các trung tâm y tế uy tín để được thực hiện một số xét nghiệm, đánh giá chính xác tình trạng của trẻ như thử nghiệm dung nạp Lactose, kiểm tra hơi thở, kiểm tra nồng độ axit trong phân…

Mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua các loại thuốc kháng sinh hoặc các loại men cho trẻ sử dụng vì khi sử dụng không đúng cách, kháng sinh có thể giết chết các chủng vi sinh vật có lợi, khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ sẽ ngày càng nặng hơn.

Sau khi đưa trẻ đến bệnh viện, nếu trẻ bị bất dung nạp đường Lactose ở thể nặng, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng đúng thuốc để điều trị và lúc này mẹ cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ vẫn nên cho trẻ bú mẹ đầy đủ hoặc phối hợp giữa sữa mẹ và sữa Lactose Free (sữa không chứa đường Lactose) để trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng tối ưu, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để nhanh chóng hồi phục.

Đối với trẻ đã ăn dặm và trẻ lớn, mẹ nên hạn chế cho trẻ uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, có thể bổ sung chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác. Đa phần trẻ nhỏ sau khi điều trị bất dung nạp Lactose đều có dấu hiệu biếng ăn và thiếu hụt dinh dưỡng nên các mẹ nên kết hợp thăm khám dinh dưỡng cho trẻ ngay sau khi điều trị xong.

Hiện nay, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng NutriHome là lựa chọn hàng đầu của các mẹ có con gặp phải các vấn đề về dinh dưỡng. Sau khi thăm khám, xét nghiệm và đo các chỉ số cơ thể một cách chi tiết, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về tình trạng dinh dưỡng của trẻ, những thiếu hụt hiện tại và cách thức bù đắp dinh dưỡng cho trẻ một cách cụ thể.

Các bác sĩ tiết chế sẽ xây dựng thực đơn dinh dưỡng với các nhóm thực phẩm phù hợp dành cho trẻ không dung nạp Lactose, giúp cung cấp và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ.

Rate this post
10:49 06/01/2023