Rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không?

17/07/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news

Khi nhận kết quả chẩn đoán: “Rối loạn mỡ máu”, hẳn người bệnh và người thân trong gia đình khá lo lắng không biết liệu rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không, rối loạn mỡ máu có biến chứng gì và rối loạn mỡ máu có chữa được không?

Hậu quả trực tiếp của rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu) là biến chứng mạch máu gây ra xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu còn liên quan nhiều đến rối loạn chuyển hóa khác gây ra một số bệnh lý nguy hiểm.

Thực tế, rối loạn mỡ máu còn nguy hiểm ở chỗ bệnh không có hoặc rất ít triệu chứng rõ ràng và chỉ khi bùng phát ở giai đoạn nặng.

rối loạn mỡ máu

Tăng huyết áp

Rối loạn mỡ máu tạo ra các mảng xơ vữa khiến lòng mạch hẹp lại, giảm sức bền của thành mạch máu cùng với giảm khả năng đàn hồi của mạch máu do sự xơ cứng của thành mạch. Để có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu máu, tim phải tăng sức co bóp và tăng nhịp đập dẫn đến tăng huyết áp. Rối loạn mỡ máu còn làm tăng độ nhớt của máu nên làm tăng huyết áp. Tăng huyết áp dễ dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm, suy thận, tổn thương động mạch mắt gây mù lòa, tai biến mạch máu não,…

Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim

Rối loạn mỡ máu, đặc biệt là tăng LDL-c sẽ hình thành các mảng xơ vữa động mạch và dần làm hẹp lòng các động mạch dẫn đến giảm cung cấp máu cho tim gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim. Đặc biệt, khi cả cholesterol và triglyceride cùng tăng thì nguy cơ sẽ tăng cao gấp nhiều lần, thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu máu cơ tim nhiều hơn và nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim.

Các nghiên cứu cho thấy người có lượng cholesterol trong máu cao có tỉ lệ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2-3 lần so với người bình thường.

Thiếu máu não, Tai biến mạch máu não (đột quỵ)

Tại hệ thống động mạch của não khi có sự hình thành các mảng xơ vữa tại thành động mạch do rối loạn mỡ máu có thì có thể thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) với 2 kiểu:

  • Nhồi máu não hay còn gọi là nhũn não là do mảng xơ vữa bị vỡ ra kích hoạt quá trình hình thành cục đông gây ra tình trạng lấp mạch hay tắc hoàn toàn động mạch làm mất khả năng cung cấp oxi và dưỡng chất nuôi dưỡng cho tổ chức não làm cho chúng bị hoại tử. Thường nhồi máu não chiếm khoảng 80% tổng số ca đột quỵ
  • Xuất huyết não là do mảng xơ vữa thành động mạch sẽ làm cho thành mạch không còn dẻo dai và chắc chắn do đó chỉ cần áp lực bên trong thành động mạch tăng lên một chút là có thể gây ra vỡ thành mạch làm cho máu chảy từ lòng mạch tràn vào tổ chức não xung quanh gây ra chèn ép và tổn thương tế bào não. Thường xuất huyết não chiếm khoảng 20% tổng số ca đột quỵ

Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là khi có sự tích luỹ của chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu ở vùng thượng vị và hạ sườn trái.

Tình trạng gan nhiễm mỡ nặng có thể có biểu hiện vàng da, đau bụng, buồn nôn, ói mửa và gan to. Gan nhiễm mỡ làm suy giảm Chức năng gan, Xơ gan, Ung thư gan.

Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm trong cuộc sống hiện đại.

Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm trong cuộc sống hiện đại.

Sỏi mật

Khi lượng Cholesterol trong cơ thể gia tăng sẽ kết tủa trong dịch mật hình thành Sỏi mật. Sỏi mật có thể làm viêm túi mật, nguy cơ tắc ống dẫn mật, gây đau bụng, buồn nôn, sốt, vàng da…

Tiểu đường

Rối loạn mỡ máu làm tăng các chất béo tự do trong máu, làm chết hoặc rối loạn chức năng tế bào tụy, dẫn đến suy giảm bài tiết insulin, gây tăng đường huyết. Rối loạn mỡ máu kéo theo rối loạn chuyển hóa đường, đồng thời bệnh tiểu đường lâu dần cũng sẽ gây ra rối loạn mỡ máu. Thống kê cho thấy hầu hết các bệnh nhân tiểu đường có rối loạn mỡ máu. Phần lớn các tổn thương mạch máu trong bệnh tiểu đường đều là hậu quả của việc rối loạn mỡ máu. Chính vì vậy, rối loạn mỡ máu trên bệnh nhân tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm biến chứng của tiểu đường xuất hiện sớm hơn và nặng nề hơn.

Béo phì

Bệnh béo phì làm tăng nồng độ triglyceride và LDL cholesterol và làm giảm nồng độ HDL cholesterol trong máu. Có khoảng 90% bệnh nhân béo phì, béo bụng gặp Rối loạn mỡ máu. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng hình thành và tiến triển bệnh Xơ vữa động mạch.

Tại NutriHome, các xét nghiệm đánh giá tình trạng rối loạn mỡ máu được thực hiện bằng kỹ thuật hiện đại giúp bác sĩ đánh giá tình trạng chính xác và trả kết quả trong thời gian nhanh nhất.

Sau khi xác định tình trạng và mức độ rối loạn mỡ máu, các bác sĩ sẽ xây dựng thực đơn phù hợp giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh. Chế độ dinh dưỡng sẽ đơn giản và dễ thực hiện hơn khi bộ phận Tiết chế của trung tâm sẽ thiết kế thực đơn riêng biệt cho từng cá nhân.

Rối loạn mỡ máu có chữa được không?

Trong các nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu thì nguyên nhân chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân chủ yếu và quan trọng.

Cụ thể, khi cơ thể nạp nhiều loại thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu. Chất béo bão hòa thường có trong các loại thịt mỡ, thịt gia cầm, nội tạng động vật, các sản phẩm sữa bột nguyên kem.

Ngoài ra, các loại margarines (bơ thực vật); shortening thực vật (dạng rắn của chất béo được sản xuất ra từ các loại dầu thực vật như đậu tương hoặc dầu hạt bông); các thực phẩm chế biến sẵn như bánh cookies, đồ chiên xào dầu mỡ đều có lượng chất béo chuyển hóa cao. Các chất béo chuyển hóa cũng làm tăng cholesterol.

Vì vậy, để phòng ngừa và cải thiện rối loạn mỡ máu cần tuân thủ các vấn đề dinh dưỡng như:

  • Cân bằng năng lượng ăn vào trong ngày cho người Thừa cân, Béo phì gặp Rối loạn mỡ máu
  • Giảm lượng chất béo < 25%
  • Giảm lượng Cholesterol< 200 mg / ngày
  • Nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ. Hạn chế thức ăn chứa nhiều acid béo no như mỡ, bơ và nhiều cholesterol (óc, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng,…)
  • Sử dụng ngũ cốc, chất xơ chủ yếu trong rau quả, gạo,..

Xem thêm: chế độ dinh dưỡng dinh dưỡng cho người rối loạn mỡ máu, thực đơn cho người rối loạn mỡ máu

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên hạn chế thói quen có hại như hút thuốc lá, bia rượu, các chất kích thích khác, tránh căng thẳng thần kinh (stress) và tăng cường vận động như tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, đều đặn các ngày trong tuần, tập đủ mạnh, vừa đủ ra mồ hôi…

Chuyên gia dinh dưỡng là người đưa ra lời khuyên tốt nhất để bạn thay đổi chế độ ăn uống giúp phòng và cải thiện bệnh

Chuyên gia dinh dưỡng là người đưa ra lời khuyên tốt nhất để bạn thay đổi chế độ ăn uống giúp phòng và cải thiện bệnh

Rate this post
03:08 17/07/2020