Bệnh cường giáp ở phụ nữ phổ biến hơn ở nam giới, và thắc mắc chung của nhiều chị em là mắc bệnh cường giáp có thai được không? Theo các chuyên gia, căn bệnh này gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sự phát triển của thai nhi, do đó nếu muốn có thai khi đang mắc cường giáp, chị em cần đặc biệt lưu ý.
Hiện nay, cường giáp là một trong những bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh cường giáp đến quá trình thụ thai và sự phát triển của thai nhi, nhưng nếu hiểu biết đúng về bệnh và chủ động trong việc can thiệp điều trị, phụ nữ vẫn có thể mang thai khỏe mạnh.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm trước cổ, có chức năng tiết ra hormone để điều chỉnh quá trình chuyển hóa của cơ thể. Khi mắc cường giáp, tuyến giáp ở người bệnh hoạt động bất thường, tiết ra nhiều hormone khiến cơ thể chuyển hóa quá mức, người bệnh bị sụt cân, mệt mỏi, căng thẳng, tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Bệnh cường giáp có thai được không là mối lưu tâm chung của nhiều chị em
Những phụ nữ mắc bệnh cường giáp trong độ tuổi từ 20 đến 40 đều rất lo lắng bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trên các diễn đàn chia sẻ về bệnh cường giáp, những câu hỏi như bệnh cường giáp có thai được không, bị cường giáp mang thai được không… luôn được quan tâm.
Theo nhiều nghiên cứu, cường giáp khiến nồng độ hormone giáp tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ nội tiết trong cơ thể. Mặc dù khi hoạt động của các hệ cơ quan thay đổi sẽ dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, gây khó có thai, tuy nhiên, vô sinh do cường giáp là tình trạng khá hiếm gặp.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở vẫn có thể có thai sau khi điều trị cường giáp, chỉ cần trong thai kỳ nên đi khám nội tiết định kỳ để có những điều chỉnh thích hợp, tránh tình trạng bệnh chuyển xấu ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Đối với những phụ nữ mắc bệnh cường giáp trước khi mang thai, bệnh sẽ tiến triển nặng thêm trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Cường giáp nặng sẽ kéo theo nhiều nguy cơ như suy tim, lồi mắt…, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này. Thai phụ thậm chí có thể gặp phải những cơn bão giáp trạng với tỷ lệ tử vong lên đến khoảng 75% khi không được điều trị. Ngoài ra, cường giáp còn khiến các triệu chứng nghén của phụ nữ trở nên nặng hơn, có thể nhiễm độc thai nghén hoặc có nguy cơ mắc tiền sản giật trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Nếu mang thai khi đang bị cường giáp, mẹ bầu nên thăm khám định kỳ để tránh biến chứng đáng tiếc
Nếu mẹ bầu bị cường giáp nhưng nồng độ hormone không được kiểm soát tốt, hormone tuyến giáp của thai nhi cũng sẽ tăng lên, khiến nhịp tim thai nhi tăng và thai nhi dễ mắc cường giáp bẩm sinh, thai không phát triển, tim đập nhanh, dễ bị chết lưu, đẻ non. Ngoài ra, trẻ có mẹ bị cường giáp dễ mắc phải các dị tật bẩm sinh.
Tóm lại, bệnh cường giáp ở phụ nữ là vấn đề không nên chủ quan. Phụ nữ không may bị cường giáp cần kiêng một số thực phẩm giàu i-ốt để hạn chế sự phát triển của bệnh. Nhưng khi mang thai, thai nhi cần hấp thu một lượng i-ốt nhất định để phát triển khỏe mạnh nên mẹ bầu sẽ khó từ chối.
Vấn đề quan trọng là phụ nữ bị cường giáp khi đang mang thai cần có chế độ ăn uống phù hợp. Chị em có thể đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng NutriHome để được tư vấn, thăm khám sức khỏe và tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Các bác sĩ sẽ kịp thời đưa ra phác đồ điều trị, xây dựng thực đơn riêng biệt, phù hợp cho từng bệnh nhân, hướng dẫn chế biến các món ăn tốt cho sức khỏe, giúp nâng cao sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ, tránh những biến chứng có thể gặp đối với bệnh cường giáp ở phụ nữ.