Men gan cao nên ăn gì để hạ men gan: 27 thực phẩm tốt nhất

17/07/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news Tác giả: Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

Men gan cao là chỉ báo quan trọng cho thấy gan đang bị tổn thương. Lúc này, một chế độ ăn uống không hợp lý sẽ thúc đẩy tình trạng men tăng, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan. Vậy, men gan cao nên ăn gì và kiêng gì? Đâu là thực phẩm cho người men gan cao giúp hạ men gan? Trong bài viết dưới đây, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome một số thực phẩm nên ăn khi bị men gan cao.

men gan cao nên ăn gì

Men gan cao nên ăn gì để hạ men gan hiệu quả?

Men gan cao nên ăn gì?

Người bị men gan cao nên ưu tiên chất xơ, chất béo tốt, chất chống oxy hóa và các loại vitamin. Việc tăng cường các dưỡng chất trên trong chế độ ăn cho người bị men gan cao sẽ bảo vệ và thúc đẩy tế bào gan phục hồi, từ đó, hạ men gan. Cụ thể:

1. Men gan cao nên ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3

Axit béo omega-3 có công dụng tuyệt vời trong việc cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ – nguyên nhân hàng đầu dẫn tới men gan cao. Theo nghiên cứu, omega-3 giúp ức chế tiến trình lắng đọng chất béo quá mức ở gan, làm chậm sự phát triển của gan nhiễm mỡ, từ đó, giúp hạ nồng độ men gan. Vì vậy, thực phẩm giàu omega-3 sẽ là giải pháp hàng đầu cho người bệnh gan nhiễm mỡ và men gan cao. Bạn nên tiêu thụ ít nhất 0.5 g omega-3 / ngày từ các loại thực phẩm như: cá mòi, cá thu, cá trích, cá hồi, dầu ô liu, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó,…

2. Người men gan cao nên dùng thực phẩm giàu axit folic

Tương tự axit béo omega-3, axit folic hay folate đã được chứng minh có khả năng cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, từ đó, hạ men gan. Cụ thể, dưỡng chất này tham gia vào quá trình tổng hợp và sửa chữa DNA, duy trì chức năng bình thường của gan, đồng thời, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào gan khỏi các tác nhân gây oxy hóa. Axit folic hay folate có nhiều trong cải xanh, rau chân vịt, cải bó xôi, rau mồng tơi, đậu, lạc, hạnh nhân, chuối,…

3. Thực phẩm protein chất lượng cao

Protein tham gia vào quá trình tái tạo tế bào, từ đó, thúc đầy sự phục hồi gan. Đồng thời, đây cũng là thành phần chính giúp gan thực hiện chức năng chuyển hóa và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Đối với người bị men gan cao, bổ sung protein từ trứng, các loại thịt nạc, các loại thuỷ hải sản giáp xác như tôm, cua, các loại đậu,… sẽ hỗ trợ hạ men gan mà không làm tăng lượng chất béo tích tụ tại gan. Người bệnh nên tiêu thụ khoảng 60 – 70 g protein/ ngày từ các loại thực phẩm giàu đạm kể trên để hỗ trợ gan nhanh phục hồi.

4. Men gan tăng nên ăn thực phẩm giàu chất xơ

Men gan cao nên ăn gì? Trong thực đơn cho người bị men gan cao, chất xơ từ các loại rau đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưỡng chất này có tác dụng giúp giảm cholesterol và kiểm soát men gan, có lợi cho người bị men gan cao. Một số thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: rau lá xanh (rau cải canh, bắp cải, rau bina), củ (củ cải, hành tây, cà rốt), hoa quả tươi, các loại đậu, hạt và ngũ cốc. Người bệnh men gan cao nên tiêu thụ khoảng 25 – 31 g chất xơ/ ngày để đảm bảo hệ tiêu hoá hoạt động ổn định.

Men gan tăng nên ăn thực phẩm giàu chất xơ

Rau củ quả, ngũ cốc, các loại đậu và hạt chứa nhiều chất xơ tốt cho người men gan cao

5. Thêm vào thực đơn món ăn giàu vitamin A

Vitamin A trong trứng, sữa, bơ, rau cải xanh, bí đỏ, cà rốt,… giúp giảm sự tổn thương tế bào gan do stress oxy hóa, đồng thời, tăng cường hoạt động của các enzyme giúp gan thực hiện chức năng chuyển hóa dinh dưỡng và loại bỏ các chất độc hại khỏi cơ thể. Hấp thụ vừa đủ vitamin A (650 – 900 mcg / ngày) có thể cải thiện chức năng gan, đồng thời hạ men gan.

6. Men gan tăng cao nên thực phẩm giàu vitamin B

Một số loại vitamin B như vitamin B2, B3, B5 và B6 tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate, giúp cung cấp năng lượng cho gan và duy trì các chức năng quan trọng của gan. Bên cạnh đó, vitamin B6 và B12 cũng có vai trò quan trọng trong hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ viêm gan. Người bệnh có thể bổ sung vitamin nhóm B thông các loại cá, thịt gia cầm, các loại hạt, (hạt chia, hạt lanh,…), ngũ cốc (yến mạch, lúa mì,…) và các loại đậu (đậu nành, đậu đen, đậu Hà Lan).

7. Tăng men gan nên ăn thực phẩm giàu vitamin C

Để trả lời thắc mắc men gan cao nên ăn gì, chắc chắn, các loại quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi…, sẽ là sự lựa chọn hàng đầu. Bởi lẽ, Vitamin C là dưỡng chất vô cùng cần thiết để tăng sức đề kháng miễn dịch và thúc đẩy quá trình hồi phục tế bào gan, giảm men gan cao. Tuy nhiên, người bệnh men gan cao chỉ nên tiêu thụ vitamin C mức độ vừa phải (90mg / ngày) và ko được vượt quá 2000 mg / ngày.

8. Nên ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hoá đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương, viêm nhiễm. Chúng sẽ giúp người bệnh kiểm soát tình trạng bệnh lý tại gan, đồng thời hỗ trợ hạ men gan. Một vài chất chống oxy hoá phổ biến bao gồm:

  • Vitamin C: Chứa trong cam, chanh, kiwi;
  • Vitamin E: Chứa trong dầu oliu, beta-caroten trong cà rốt, cà chua, bí đỏ;
  • Polyphenols: Chứa trong trà đen, quả mâm xôi, dưa lưới,…

9. Bổ sung thêm thực phẩm chứa caffeine

Caffeine trong cà phê sẽ ngăn ngừa sự tiến triển của các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, xơ gan. Cụ thể, một nghiên cứu đã chỉ rõ, tiêu thụ 2 tách (473 ml) cà phê mỗi ngày có khả năng giảm tỷ lệ xơ hoá tại gan, ung thư gan, đồng thời cải thiện men gan. Như vậy, việc tiêu thụ cà phê điều độ sẽ giúp người bệnh men gan cao hạ men gan, giảm mức độ nghiêm của các bệnh lý về gan.

Bổ sung thêm thực phẩm chứa caffeine nếu men gan cao

Uống cà phê mỗi ngày giúp hạ thấp nồng độ của 4 loại men gan quan trọng

10. Chuyển sang thực phẩm tự nhiên và hữu cơ

Người bị men gan cao nên ăn gì? Trong thực đơn dành cho người bệnh tăng men gan, thực phẩm tự nhiên và hữu cơ luôn là ưu tiên số một. Bởi lẽ, tiêu thụ các loại thực phẩm này sẽ giảm thiểu nguy cơ hấp thụ các độc tính và chất hoá học sử dụng trong nuôi trồng. Nhờ vậy, gan không phải làm việc quá tải để thực hiện chức năng thải độc, tránh tăng men gan, đặc biệt là nồng độ ALT.

11. Thực phẩm giàu lợi khuẩn

Lợi khuẩn, hay probiotic đã được chứng minh có khả năng hạ men gan, bao gồm các nồng độ ALT, AST, GGT, từ đó, cải thiện chức năng gan. Các loại vi khuẩn có lợi này thường được tìm thấy trong các sản phẩm sữa lên men (sữa chua) và thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như mật ong, rau quả,…

27 thực phẩm tốt cho người bị men gan cao

Men gan cao nên ăn gì? Ngũ cốc nguyên hạt, rau họ cải, các loại đậu,… là các thực phẩm hạ men gan phổ biến. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên các món ăn có khả năng cải thiện các tình trạng bệnh lý như gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy giảm chức năng gan, cụ thể:

1. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, yến mạch,… chứa hàm lượng lớn tinh bột phức hợp (hấp thu chậm). So với tinh bột trắng (hấp thu nhanh), loại tinh bột này sẽ tạo cảm giác no lâu và cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho gan như chất vitamin E, vitamin B, selen và kẽm. Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt cũng là nguồn chất xơ và chất chống oxy hoá dồi dào như polyphenols, selenium, carotenoids, có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hoá, giảm tổn thương tại gan và hạ men gan.

2. Rau họ cải

Theo nghiên cứu, indole – một hợp chất tự nhiên trong rau họ cải, có thể ngăn ngừa và cải thiện gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, cải cúc, cải bó xôi, bắp cải,… cũng cung cấp các chất chống oxy hóa mạnh như flavonoids, carotenoids, sulforaphane, giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương, viêm nhiễm và các chất hoá học có hại như thuốc trừ sâu, thuốc gây ung thư.

3. Các loại rau lá xanh

Các loại rau lá xanh như rau đay, rau ngót, rau muống, cải bó xôi,… là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, carotene, vitamin C và sắt. Nhờ đó, những loại rau này có thể kiểm soát lượng mỡ tích tụ, bảo vệ gan khỏi tổn thương và viêm nhiễm. Vì vậy, tăng cường rau xanh trong chế độ ăn cho người men gan cao luôn là giải pháp hàng đầu giúp hạ men gan hiệu quả.

men gan cao ăn gì, các loại rau lá xanh

Rau lá xanh giàu vitamin và khoáng chất, hỗ trợ kháng viêm và điều hòa men gan

4. Các loại đậu

Theo nghiên cứu, một chế độ ăn giàu các loại đậu sẽ giúp chỉ số tổn thương gan và chỉ số men gan giảm đáng kể, đồng thời, cải thiện các chỉ số khác như chỉ số kháng insulin, chất béo trung tính và đường huyết. Bởi lẽ, các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu nành,… là nguồn cung cấp dồi dào carbohydrate phức hợp, protein, chất xơ và khoáng chất. Đây đều là những dưỡng chất có công dụng hạn chế hấp thụ chất béo, giảm thiểu mỡ thừa tích tụ tại gan và hỗ trợ quá trình tiêu hoá; từ đó, cải thiện tình trạng men gan cao.

5. Tỏi

Các chất chống oxy hóa như allicin, sulfur và polyphenols trong tỏi có khả năng hỗ trợ phân giải chất béo ở gan và kích thích quá trình chuyển hóa mỡ. Do đó, loại thực phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm gan do tích tụ chất béo quá mức, hỗ trợ điều hòa men gan, nhất là ở những đối tượng men gan cao do gan nhiễm mỡ.

6. Hành tây

Hành tây được biết đến với khả năng phòng và chống gan nhiễm mỡ hiệu quả. Bởi lẽ, loại củ này chứa hàm lượng cao chất chống oxy hoá như quercetin, allyl sulfide và flavonoid. Những dưỡng chất này có khả năng kiểm soát lượng mỡ tích tụ tại gan, bảo vệ tế bào gan khỏi các tổn thương do stress oxy hóa. Nhờ công dụng cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, hành tây sẽ là lựa chọn hàng đầu trong thực đơn cho người men gan cao, giúp hạ men gan.

7. Gừng

Men gan cao ăn gì? Người bị tăng men gan, khi bổ sung gừng trong thực đơn hàng ngày, có thể giảm tổn thương gan, giảm nồng độ cholesterol trong máu và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ tiến triển. Theo nghiên cứu, tiêu thụ 2g gừng trong 12 tuần giúp giảm nồng độ men ALT, GGT cũng như các dấu hiệu viêm và tích tụ chất béo trong gan ở người bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, gừng là thực phẩm lý tưởng, không thể thiếu trong thực đơn cho người bị men gan cao.

8. Dầu oliu nguyên chất

Người bị men gan cao nên ăn gì? Đối với bệnh nhân tăng men gan, thay thế dầu ăn thường bằng dầu oliu nguyên chất sẽ giúp cải thiện đáng kể chỉ số men gan. Bởi lẽ, hàm lượng omega-3 dồi dào trong dầu oliu có tác dụng kiểm soát chất béo tích cụ tại gan; từ đó, kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, dầu oliu cũng chứa oleuropein và hydroxytyrosol – các chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tế bào gan khỏi các tổn thương do căng thẳng oxy hóa.

men gan tăng nên ăn gì, Dầu ô liu

Dầu ô-liu giàu omega-3 và các chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh men gan cao

9. Các loại cá béo

Các loại cá béo vùng biển lạnh như cá mòi, cá trích, cá thu, cá hồi,… là nguồn cung cấp protein động vật và omega-3 dồi dào cho cơ thể. Trong khi protein tham gia vào quá trình sản sinh và tái tạo tế bào mới, axit béo omega-3 với thành phần chủ đạo gồm DHA, EPA lại có công dụng giảm viêm nhiễm và điều hòa men gan. Vì vậy, các loại cá béo sẽ là sự lựa chọn phù hợp thay thế cho thịt đỏ, giúp giảm hấp thụ chất béo bão hoà từ động vật đối với người bị men gan cao.

10. Các loại hạt

Người bị men gan tăng nên ăn gì để hạ men gan? Thực tế, các loại hạt là nguồn thực phẩm tuyệt vời dành cho bệnh nhân men gan cao do gan nhiễm mỡ. Nghiên cứu đã chỉ rõ, các loại hạt nói chung đều có công dụng điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả. Cụ thể, hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ, hạt mắc ca… rất giàu chất xơ, axit béo không bão hoà và các chất chống oxy hoá.

Trong khi chất xơ có tác dụng hạ mỡ máu, axit béo tốt giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thì các chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E,… lại hỗ trợ giảm tổn thương ở gan. Cùng với nhau, ăn nhiều các loại hạt giúp người bệnh cải thiện các chỉ số men gan rõ rệt.

11. Các loại quả mọng

Các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây, việt quất,… rất giàu polyphenols – nhóm chất chống oxy hoá có tác dụng giảm giảm viêm và cải thiện gan nhiễm mỡ. Nghiên cứu chỉ rõ, polyphenols trong quả mọng có thể tăng cường chức năng chuyển hóa của gan bằng cách can thiệp vào nhiều loại tín hiệu nội bào, từ đó bảo vệ gan và hỗ trợ kiểm soát tình trạng men gan cao, từ đó, bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương và thậm chí, ngăn ngừa ung thư gan. Đối với bệnh nhân men gan cao, tiêu thụ 240g quả mọng mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng tăng men gan.

12. Táo

Táo rất giàu các chất chống oxy hóa, như quercetin và catechins. Vì vậy, loại quả này có khả năng giảm stress oxy hóa trong cơ thể, từ đó, giảm tổn thương cho tế bào gan và cải thiện men gan. Đồng thời, táo cũng chứa pectin – một nguồn chất xơ hòa tan có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và chức năng gan. Việc tiêu thụ táo hàng ngày sẽ giúp người bệnh men gan cao cải thiện chỉ số men và duy trì chức năng gan khỏe mạnh.

13. Trà xanh

Bên cạnh câu hỏi men gan cao ăn gì, người bệnh cũng rất quan tâm tới các loại đồ uống giúp hạ men gan. Trong đó, trà xanh luôn là sự lựa chọn đầu tiên. Bởi lẽ, các chất chống oxy hóa trong trà xanh như catechin, epicatechin, epicatechin gallate, EGCG giúp bảo vệ gan khỏi sự tổn thương và viêm nhiễm.

Đặc biệt, hợp chất EGCG, với đặc tính chống oxy hóa mạnh gấp 100 lần vitamin C, vừa hỗ trợ cơ thể “đốt cháy” các tế bào mỡ, vừa kiểm soát mức độ căng thẳng oxy hóa tại gan. Vì vậy, uống trà xanh hàng ngày không chỉ giúp bảo vệ và đẩy nhanh quá trình phục hồi của gan, mà còn giảm thiểu sự tích tụ chất béo quá mức gây tăng men gan.

men gan tăng cao nên ăn gì, uống trà xanh

Trà xanh có đặc tính kháng viêm nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenols

14. Trái cây có múi

Trái cây có múi như bưởi, cam, quýt,… được biết đến với công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Các loại quả này thường sở hữu hàm lượng cao vitamin C và các chất chống oxy hoá như beta-carotene, flavonoids, lycopene. Những dưỡng chất này có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương, viêm nhiễm do stress oxy hóa và các tác nhân bệnh lý khác, từ đó, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ và hạ men gan.

15. Rong biển

Bên cạnh chất xơ, rong biển cũng là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hoá như phycocyanin và beta-carotene. Vì vậy, giống cam, quýt, bưởi, rong biển có thể bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương. viêm nhiễm. Đồng thời, khoáng chất như sắt, magiê và các vitamin như vitamin A, C và B trong rong biển cũng đóng vai trò quan trọng đối với chức năng gan và quá trình chuyển hóa chất béo và protein.

16. Rau mầm

Nghiên cứu chỉ rõ, sulforaphane trong rau mầm có tác dụng ngăn chặn sự lắng đọng của chất béo, từ đó cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ và hạ men gan đối với người bệnh men gan cao. Ngoài ra, nhờ hàm lượng cao chất xơ không hòa tan, rau mầm có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường và cholesterol hấp thụ trong cơ thể, đồng thời, bài tiết chất thải, chất độc có hại.

17. Cà phê

Cà phê được biết đến với công dụng tuyệt vời trong không chế tình trạng gan nhiễm mỡ. Cụ thể, Các hợp chất caffeine và polyphenol trong cà phê có tác dụng giảm tích tụ mỡ gan, chống viêm, ngăn ngừa xơ gan ở các bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Khi tình trạng gan nhiễm mỡ được cải thiện, người bệnh sẽ không phải đối mặt với hiện tượng men gan tăng cao. Vì vậy, sử dụng cà phê trong thực đơn hàng ngày là phương pháp hạ men gan gián tiếp hiệu quả.

18. Trứng

Trứng cung cấp một hàm lượng protein dồi dào. Dưỡng chất này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình sản sinh tế bào mới tại gan, phục hồi chức năng gan và hạ men gan. Bên cạnh đó, choline trong trứng cúng giúp phòng ngừa gan nhiễm mỡ thông qua việc hỗ trợ quá trình chuyển hoá chất béo tại gan.

19. Atiso

Men gan tăng nên ăn gì? Nếu có điều kiện, bạn hãy sung atiso vào trong thực đơn cá nhân. Bởi lẽ, loại thực phẩm này chứa cynarin và silymarin – hai dưỡng chất có khả năng nuôi dưỡng tế bào gan. Đặc biệt, silymarin đã được chứng minh có tác dụng giảm stress oxy hóa và tổn thương tại gan. Ngoài ra, atiso cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, hỗ trợ quá trình tiêu hoá, loại bỏ chất béo và tạp chất ra khỏi cơ thể. Việc bổ sung atiso trong thực đơn cho người men gan cao có thế giúp giảm áp lực lên gan và hạ men gan hiệu quả.

Trà atiso là thực phẩm cho người men gan cao

Trà hoa atiso là thức uống giàu chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh men gan cao

20. Sữa chua, kefir

Sữa chua và kefir đều là các sản phẩm lên men từ sữa, chứa hàm lượng lớn lợi khuẩn (probiotics). Những lợi khuẩn này có khả năng cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường sức khỏe tiêu hóa, đồng thời giảm vi khuẩn có hại trong ruột, hỗ trợ giảm tải cho gan.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, việc bổ sung sữa chua trong chế độ ăn cũng giúp kiểm soát cholesterol ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, từ đó, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ và cải thiện chỉ số men gan. Vì vậy, sữa chua và kefir sẽ là các thực phẩm tốt cho người men gan cao, góp phần giúp hạ men gan hiệu quả.

21. Quả óc chó

Với hàm lượng cao omega 3, quả óc chó cũng là gợi ý phù hợp cho thắc mắc người bị men gan cao nên ăn gì. Thực tế, hàm lượng omega-3 trong loại quả này còn cao hơn dầu cá đến 47%. Do đó, quả óc chó hoàn toàn có khả năng kháng viêm, hỗ trợ gan phân giải chất béo hiệu quả hơn, từ đó cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ và men gan cao.

22. Bông cải xanh

Sulforaphane – một hợp chất có nhiều trong bông cải xanh, đã được chứng minh có khả năng làm giảm lượng chất béo trung tính triglyceride tích tụ trong gan, đồng thời ngăn chặn sự tiến triển của bệnh ung thư gan. Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa nhiều vitamin C và E – hai loại hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng kháng viêm, giảm tổn thương cho các tế bào gan bị mỡ xâm lấn. Với khả năng kiểm soát hiệu quả các tác nhân gây tổn thương gan, bông cải xanh sẽ là lựa chọn phù hợp trong thực đơn cho người men gan cao.

23. Củ cải trắng

Củ cải trắng chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và các hợp chất polyphenols. Những chất này có tác dụng bảo vệ gan khỏi stress oxi hóa và tác động tiêu cực của các gốc tự do, từ đó, giảm nguy cơ viêm gan và các vấn đề liên quan đến men gan cao. Đồng thời, đây cũng là nguồn cung cấp dồi dào folate và chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá và ức chế sự tích tụ mỡ quá mức làm tăng men gan. Do đó, củ cải trắng sẽ là một trong những lựa hàng đầu dành cho thắc mắc men gan tăng cao nên ăn gì.

24. Quả bơ

Quả bơ rất giàu chất béo không bão hòa, vitamin và khoáng chất. Trong khi các chất béo tốt như omega-3, 6, 9 có khả năng kiểm soát mỡ trong gan, thì các loại vitamin và khoáng chất như kali, magiê, vitamin C, E, K lại CÓ THỂ bảo vệ tế bào gan khỏi tình trạng tổn thương, sưng viêm và duy trì trạng thái khỏe mạnh cho toàn bộ cơ thể. Vì vậy, bổ sung quả bơ trong thực đơn hàng ngày sẽ hỗ trợ bạn hạ men gan và kiểm soát gan nhiễm mỡ hiệu quả.

tăng men gan nên ăn gì, Quả bơ

Bơ giàu vitamin và omega-3, giúp bảo vệ gan toàn diện

25. Một số loại trà thảo mộc

Một số loại trà thảo mộc như trà gừng, trà cam thảo và trà sả có tính chất kháng viêm tự nhiên nhờ những phức hợp phytochemical (hóa chất thực vật) có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Thông thường, viêm gan được coi là một trong những tác nhân hàng đầu dẫn tới men gan cao. Vì vậy, trà thảo mộc có thể giúp giảm viêm trong gan và cải thiện tình trạng men gan tăng. Bên cạnh đó, công dụng thanh nhiệt, giải độc của các loại trà này này cũng giúp giảm tải lên chức năng gan, tạo điều kiện cho quá trình phục hồi tế bào gan.

26. Nghệ

Củ nghệ có công dụng tuyệt vời trong kiểm soát nồng độ men gan. Bởi lẽ, curcumin – một chất chống oxy hóa mạnh trong nghệ đã được chứng minh là có khả năng kiểm soát hai chỉ số men gan ALT và AST, thông qua việc bảo vệ các tế bào gan khỏi viêm và các dấu hiệu tổn thương do gan nhiễm mỡ. Vì vậy, bổ sung nghệ vào thực đơn có thể là lời giải đáp phù hợp dành cho thắc mắc người men gan cao nên ăn gì.

27. Nước

Ngoài việc tăng các dưỡng chất có lợi cho gan, uống đủ nước hàng ngày cũng là một giải pháp hạ men gan hiệu quả. Bởi lẽ, nước hỗ trợ máu lưu thông qua gan tốt hơn, giúp duy trì chức năng gan và tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, nước cũng là một dung môi quan trọng, giúp hoà tan và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể thông qua hệ thống bài tiết. Uống đủ nước sẽ giúp gan duy trì các chức năng cơ bản và không phải hoạt động “quá tải” để lọc các chất cặn bã, chất độc ra khỏi cơ thể.

men gan cao nên ăn gì, Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp gan đào thải độc tố dễ dàng hơn, từ đó điều hòa men gan

Lưu ý trong chọn và chế biến thực phẩm tốt cho men gan cao

Người bị tăng men gan nên ăn gì? Bên cạnh các thực phẩm giàu dinh dưỡng, cách lựa chọn và chế biến thức ăn cũng tác động lớn tới quá trình kiểm soát men gan. Một số điều bạn cần lưu ý khi chọn và chế biến thực phẩm bao gồm lựa chọn thức ăn tươi, đầy đủ nguồn gốc, hạn hết dầu mỡ trong chế biến thực phẩm,… cụ thể:

  • Chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng cách: Người bệnh men gan cao nên hạn chế hấp thụ các hoá chất độc hại vào trong cơ thể, tránh gây áp lực cho chức năng gan. Vì vậy, lựa chọn các thực phẩm tươi, đầy đủ nguồn gốc và bảo quản đúng cách sẽ là giải pháp hiệu quả nhất. Bạn có thể tìm mua các thực phẩm đạt chuẩn hữu cơ, tự nhiên và tiêu thụ ngay trong ngày, tránh bảo quản lạnh thực phẩm trong thời gian dài.
  • Ưu tiên các món hấp, luộc, nướng: Các món hấp, luộc, nướng sẽ giúp bạn tránh tiêu thụ dầu mỡ, chất béo vào trong cơ thể; từ đó, cải thiện tình trạng viêm nhiễm gan do mô mỡ xâm lấn và điều hòa men gan.
  • Tránh các món ăn nhiều gia vị: Người bị men gan cao nên kiêng ăn gì? Bên cạnh thực phẩm chiên rán, các món ăn nhiều gia vị cũng tạo áp lực lên hệ tiêu hoá và gan, ảnh hưởng xấu tới men gan. Vì vậy, bạn hãy lưu ý tránh các món ăn quá ngọt, quá mặn hoặc quá cay nóng để duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất của gan.

Trên đây là những gợi ý cho thắc mắc người bị men gan cao nên ăn gì từ Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome. Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn khái quát về chủ đề men gan tăng cao nên ăn gì.

Nếu bạn có mức men gan cao, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin cho câu hỏi người bị men gan cao nên ăn gì và có thể áp dụng và xây dựng thực đơn hợp lý. Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc liên quan tới tăng men gan nên ăn gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp chi tiết. Bên cạnh đó, đừng quên tích cực vận động và tham gia rèn luyện sức khoẻ để tăng sức đề kháng, hỗ trợ quá trình hạ men gan.

4.7/5 - (3 bình chọn)
14:30 21/03/2024
Nguồn tham khảo
  1. Lu, W., Li, S., Li, J., Wang, J., Zhang, R., Zhou, Y., Yin, Q., Zheng, Y., Wang, F., Xia, Y., Chen, K., Liu, T., Lu, J., Zhou, Y., & Guo, C. (2016). Effects of Omega-3 Fatty Acid in Nonalcoholic Fatty Liver Disease: A Meta-Analysis. Gastroenterology research and practice2016, 1459790. https://doi.org/10.1155/2016/1459790
  2. Tripathi, M., Singh, B. K., Zhou, J., Tikno, K., Widjaja, A., Sandireddy, R., Arul, K., Abdul Ghani, S. A. B., Bee, G. G. B., Wong, K. A., Pei, H. J., Shekeran, S. G., Sinha, R. A., Singh, M. K., Cook, S. A., Suzuki, A., Lim, T. R., Cheah, C. C., Wang, J., Xiao, R. P., … Yen, P. M. (2022). Vitamin B12 and folate decrease inflammation and fibrosis in NASH by preventing syntaxin 17 homocysteinylation. Journal of hepatology77(5), 1246–1255. https://doi.org/10.1016/j.jhep.2022.06.033
  3. Wadhawan, M., & Anand, A. C. (2016). Coffee and Liver Disease. Journal of clinical and experimental hepatology6(1), 40–46. https://doi.org/10.1016/j.jceh.2016.02.003
  4. Musazadeh, V., Roshanravan, N., Dehghan, P., & Ahrabi, S. S. (2022). Effect of probiotics on liver enzymes in patients with non-alcoholic fatty liver Disease: An Umbrella of Systematic Review and Meta-Analysis. Frontiers in Nutrition, 9. https://doi.org/10.3389/fnut.2022.844242
  5. Ma, L., Li, H., Hu, J., Zheng, J., Zhou, J., Botchlett, R., Matthews, D., Zeng, T., Chen, L., Xiao, X., Athrey, G., Threadgill, D. W., Li, Q., Glaser, S., Francis, H., Meng, F., Li, Q., Alpini, G., & Wu, C. (2020). Indole Alleviates Diet-Induced Hepatic Steatosis and Inflammation in a Manner Involving Myeloid Cell 6-Phosphofructo-2-Kinase/Fructose-2,6-Biphosphatase 3. Hepatology (Baltimore, Md.)72(4), 1191–1203. https://doi.org/10.1002/hep.31115
  6. Mega, A., Marzi, L., Kob, M., Piccin, A., & Floreani, A. (2021). Food and Nutrition in the Pathogenesis of Liver Damage. Nutrients13(4), 1326. https://doi.org/10.3390/nu13041326
  7. Rahimlou, M., Yari, Z., Hekmatdoost, A., Alavian, S. M., & Keshavarz, S. A. (2016). Ginger Supplementation in Nonalcoholic Fatty Liver Disease: A Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled Pilot Study. Hepatitis monthly16(1), e34897. https://doi.org/10.5812/hepatmon.34897
  8. Plaz Torres, M. C., Bodini, G., Furnari, M., Marabotto, E., Zentilin, P., & Giannini, E. G. (2020). Nuts and Non-Alcoholic Fatty Liver Disease: Are Nuts Safe for Patients with Fatty Liver Disease?. Nutrients12(11), 3363. https://doi.org/10.3390/nu12113363
  9. Li, S., Yin, S., Ding, H., Shao, Y., Zhou, S., Pu, W., Han, L., Wang, T., & Yu, H. (2023). Polyphenols as potential metabolism mechanisms regulators in liver protection and liver cancer prevention. Cell proliferation56(1), e13346. https://doi.org/10.1111/cpr.13346
  10. Li, J., Xie, S., & Teng, W. (2021). Sulforaphane Attenuates Nonalcoholic Fatty Liver Disease by Inhibiting Hepatic Steatosis and Apoptosis. Nutrients14(1), 76. https://doi.org/10.3390/nu14010076
  11. Gillessen, A., & Schmidt, H. H. (2020). Silymarin as Supportive Treatment in Liver Diseases: A Narrative Review. Advances in therapy37(4), 1279–1301. https://doi.org/10.1007/s12325-020-01251-y
  12. Mohamadshahi, M., Veissi, M., Haidari, F., Javid, A. Z., Mohammadi, F., & Shirbeigi, E. (2014). Effects of probiotic yogurt consumption on lipid profile in type 2 diabetic patients: A randomized controlled clinical trial. Journal of research in medical sciences : the official journal of Isfahan University of Medical Sciences19(6), 531–536.
  13. Chen, Y. J., Myracle, A. D., Wallig, M. A., & Jeffery, E. H. (2016). Dietary broccoli protects against fatty liver development but not against progression of liver cancer in mice pretreated with diethylnitrosamine. Journal of functional foods24, 57–62. https://doi.org/10.1016/j.jff.2016.03.028
  14. Goodarzi, R., Sabzian, K., Shishehbor, F., & Mansoori, A. (2019). Does turmeric/curcumin supplementation improve serum alanine aminotransferase and aspartate aminotransferase levels in patients with nonalcoholic fatty liver disease? A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Phytotherapy research : PTR33(3), 561–570. https://doi.org/10.1002/ptr.6270

Discover more from Nutrihome

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading