Làm thế nào ngăn chặn biến chứng thừa cân béo phì ở trẻ?

17/04/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news Tác giả: Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Bác sĩ Trưởng Nutrihome Trường Chinh
Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

“Cơn bão” thừa cân béo phì ở trẻ đã và đang “đổ bộ” vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tình trạng thừa cân – béo phì có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp… thậm chí ung thư.

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của TS.BS Phạm Thị Thu Hương – nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Bác sĩ Trưởng, Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome.

trẻ béo phì cần được can thiệp sớm để hạn chế các biến chứngNgày càng có nhiều trẻ béo phì cần được can thiệp sớm để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra

Những năm gần đây, Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng. Đó là tình trạng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn còn cao song song với tình trạng tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì ngày càng gia tăng (tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ ở mức khoảng 4,8% trên cả nước). Cùng với sự gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì là sự gia tăng các bệnh lý mạn tính không lây như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… Những bệnh này không những gây nguy hiểm cho sức khỏe cá nhân mà còn tạo gánh nặng cho toàn xã hội do tăng chi phí điều trị và giảm sức lao động.

TS.BS Phạm Thị Thu Hương cho biết: “Hai phần ba trẻ béo phì sẽ trở thành người lớn béo phì với nguy cơ về một tương lai nhiều bệnh tật. Và một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh béo phì ở người lớn là đã từng thừa cân béo phì lúc nhỏ”.

Làm sao để biết trẻ đang bị thừa cân, béo phì?

Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt mức cân nặng tương ứng với chiều cao. Béo phì là sự tích tụ bất thường và quá mức các khối mỡ tại các mô mỡ và các tổ chức khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguyên nhân cơ bản là do nguồn năng lượng ăn vào cao hơn nguồn năng lượng tiêu hao.

Để xác định tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ, phụ huynh có thể dựa vào biểu đồ tăng trưởng chỉ số cân nặng theo chiều cao hoặc chỉ số khối cơ thể theo tuổi (BMI). Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi, thể trạng, cân nặng, các bác sĩ sẽ sử dụng cách tính phù hợp. Trường hợp khác, nếu cần, bác sĩ sẽ cho trẻ thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để giúp phụ huynh xác định xem trọng lượng của trẻ có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe hay không.

Vì sao trẻ bị thừa cân béo phì?

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, bên cạnh 10% nguyên nhân do bệnh tật, có đến 90% trẻ béo phì là do nguồn năng lượng ăn vào cao hơn năng lượng tiêu hao trong thời gian dài.

Nguyên nhân gây ra sự dư thừa năng lượng lâu dài trong cơ thể được cho là có liên quan đến nhiều yếu tố như môi trường sống, điều kiện kinh tế dư dả dẫn đến ăn uống dư thừa, thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn, ít vận động… Ngoài ra, di truyền cũng là một yếu tố dễ khiến trẻ béo phì.

“Trẻ em nếu có thói quen ăn nhiều thức ăn có năng lượng cao như đồ ăn nhiều chất béo, nhiều chất ngọt, thức ăn nhanh hay ăn nhiều nhưng ít hoạt động thể lực… sẽ dễ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì. Có thể nói đây là vấn nạn chung và phổ biến tại nhiều quốc gia hiện nay”, Bác sĩ Thu Hương cho biết.

> Xem thêm: Chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ béo phì

Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng có thể làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ. Một số trẻ có khuynh hướng ăn quá nhiều để đối phó với các cảm xúc như căng thẳng, áp lực, buồn chán… xảy ra trong gia đình hay trong quá trình học hành, thi cử…

Trẻ em lười vận động lại ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng sẽ dễ bị thừa cân béo phì

Trẻ em lười vận động lại ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng sẽ dễ bị thừa cân béo phì

Biến chứng thừa cân béo phì ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Biến chứng thừa cân béo phì ở trẻ nguy hiểm như thế nào?Tình trạng thừa cân béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, tâm lý và sự phát triển trí tuệ mà còn gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ.

“Trẻ em bị thừa cân, béo phì không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính giống như người lớn mà mức độ bệnh có thể còn nặng hơn vì thời gian bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến nội tiết và yếu tố tinh thần. Ngoài ra, những vấn đề về tâm lý, xã hội, tình cảm, thể chất cũng sẽ xảy ra đối với trẻ, buộc phụ huynh phải hết sức kiên trì cùng con vượt qua chặng đường gian nan phía trước”, Bác sĩ Thu Hương cho hay.

Dưới đây là những tác hại của béo phì đối với trẻ em mà phụ huynh cần hết sức quan tâm:

Dậy thì sớm

Tình trạng dư thừa mỡ hoặc mô mỡ sẽ làm tăng sinh lượng leptin trong cơ thể – một loại hormone tiết ra từ các tế bào mỡ, có vai trò điều chỉnh chức năng sinh sản. Khi cơ thể trẻ có đủ leptin – là lúc tuổi dậy thì bắt đầu. Do đó, những trẻ thừa cân, béo phì, có nồng độ leptin cao sẽ có nguy cơ dậy thì sớm hơn các bạn cùng độ tuổi có cân nặng bình thường.

Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp, cholesterol trong máu cao, rối loạn lipid máu… là những bệnh lý thường thấy ở trẻ em béo phì. Trong đó, rối loạn lipid máu thường xuất hiện liên quan đến việc trẻ bị tăng tỷ lệ tích lũy mỡ ở vùng bụng. Những rối loạn này sẽ kéo dài đến khi trẻ trưởng thành.

Đái tháo đường

Tăng chuyển hóa bất thường glucose dẫn đến nguy cơ đái tháo đường.

Bệnh lý về gan

Mỡ thừa tích lũy lâu dài sẽ gây ra các tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid sinh ra gan nhiễm mỡ, xơ gan…

Bệnh lý xương khớp

Trọng lượng cơ thể càng tăng sẽ càng gây sức ép lên các khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân… làm cho các khớp này sớm bị tổn thương và lão hóa nhanh.

Bệnh lý về nội tiết

Rối loạn nội tiết tố nữ, rối loạn sinh lý nam sau này.

Bệnh lý hô hấp

Hen suyễn, ngưng thở khi ngủ… là những bệnh có nguy cơ cao xuất hiện ở trẻ béo phì.

Ảnh hưởng tâm lý xã hội

Trẻ béo phì lúc nhỏ thường kéo dài đến tuổi trưởng thành, có chức năng tâm lý kém, trẻ thiếu tự tin về hình thể, ngại giao tiếp giảm thành công trong học tập và công việc.

Những trẻ béo phì thường bị ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý

Những trẻ béo phì thường bị ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý

“Trẻ thừa cân béo phì phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe và những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng, vẫn còn nhiều cơ hội để điều chỉnh lại cân nặng cho trẻ phù hợp, chỉ cần trẻ tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý”, Bác sĩ Thu Hương cho biết.

> Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ thừa cân béo phì

Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome – nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng và y học vận động, trẻ đến thăm khám sẽ được đánh giá, chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ một cách toàn diện. Trên cơ sở đó, các bác sĩ sẽ có những giải pháp xử lý phù hợp với từng cá thể, xây dựng một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, giúp trẻ giảm cân hiệu quả, an toàn. Mục tiêu ngắn hạn, bác sĩ sẽ giúp trẻ điều chỉnh cân nặng phù hợp với tuổi, mục tiêu dài hạn là giúp trẻ phát triển thể chất toàn diện, tăng chiều cao nhằm đạt được tầm vóc tối ưu.

Hệ thống các máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vi chất (vitamin D, vitamin B), máy siêu âm, máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại… giúp các chuyên gia Nutrihome chẩn đoán chính xác hơn tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng cũng như nguy cơ về những biến chứng thừa cân béo phì ở trẻ có thể xảy ra, từ đó xây dựng các phác đồ chăm sóc dinh dưỡng và vận động cho bé một cách khoa học, hiệu quả và an toàn nhất.

Đánh giá bài viết
16:34 16/04/2024

Discover more from Nutrihome

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading