KIỂM TRA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
ĐẶT LỊCH KHÁM
TÌM TRUNG TÂM

Những lưu ý về chế độ ăn cho trẻ béo phì

17/04/2020 Tác giả: Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Cố vấn chuyên môn
Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

Điều trị thừa cân béo phì ở trẻ không đơn thuần là việc giảm cân bằng mọi giá mà cần thiết kế một chế độ ăn cho trẻ béo phì giàu dinh dưỡng nhưng ít năng lượng kết hợp với tăng cường vận động thể lực để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của trẻ. Chính vì vậy, chế độ ăn khoa học và cân đối là điều kiện tiên quyết để điều trị hiệu quả chứng thừa cân béo phì.

Dinh dưỡng cho trẻ thừa cân béo phì

Thừa cân béo phì ở trẻ đang ngày càng tăng nhanh, nguy cơ sẽ thành đại dịch

Những quan niệm sai lầm về thừa cân béo phì ở trẻ

Ở Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại quan niệm cho rằng trẻ mũm mĩm mới đáng yêu, trẻ béo tốt đồng nghĩa với khỏe mạnh. Chính vì vậy, nhiều bậc phụ huynh rất an tâm khi con mình có cân nặng vượt chuẩn mà không biết rằng trẻ đã bị hoặc có nguy cơ cao bị thừa cân béo phì

> Xem thêm: Biến chứng bệnh béo phì ở trẻ

Phần lớn các mẹ có con béo phì đều có chung kịch bản sai lầm về chế độ ăn uống, sinh hoạt như sau:

Khẩu phần nhiều thịt ít rau

Khu vực miền Bắc. Hiện nay phần lớn trẻ được bố mẹ cho ăn quá nhiều đạm động vật so với đạm thực vật nhưng lại thiếu rau xanh, củ quả, các chế phẩm từ đậu nành (đậu hũ, tào phớ, sữa hạt…) dẫn đến mất cân bằng vi chất dinh dưỡng, là tiền đề cho căn bệnh thừa cân béo phì về sau.

Nuông chiều theo sở thích ăn uống không lành mạnh của trẻ

Kỳ thực không có một đứa trẻ nào không bị hấp dẫn bởi thức ăn nhanh như gà rán, xúc xích, khoai tây chiên, snack. Phần lớn bố mẹ đều biết các loại thức ăn này đều có hàm lượng chất béo và đường ngọt cao hơn khẩu phần chung, nhưng vì chiều theo sở thích ăn uống của con, nên gián tiếp gây nên căn bệnh thừa cân béo phì cho trẻ.

Mong muốn con tăng cân nhanh và nhiều

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Y Xã hội học (ISMS) năm 2013 cho biết, có đến 30% bà mẹ không biết con mình thừa cân, 15% bà mẹ có con béo phì vẫn muốn bé tăng cân nhiều hơn nữa. Với quan niệm con béo mới khỏe, và thường cho trẻ ăn rất nhiều để dự phòng nguồn năng lượng thiếu hụt mỗi lúc con ốm đau, mẹ ra sức ép con ăn, hoặc cho con ăn uống thả ga các thực phẩm giàu năng lượng nhưng nghèo vi chất.

Chế độ ăn cho trẻ béo phì

Muốn giảm cân cho trẻ béo phì mà vẫn đáp ứng nhu cầu năng lượng cho trẻ hoạt động và tăng trưởng mẹ nên kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn của trẻ và khuyến khích trẻ tăng cường vận động. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý cho trẻ thừa cân béo phì phải đảm bảo đầy đủ nhóm chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ, rau và trái cây.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thừa cân béo phì

Mẹ cần thiết lập chế độ ăn cân đối cho trẻ béo phì

  • Chất đạm: Để đảm bảo lượng Protein cần thiết, bố mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm giàu protein cho trẻ như: thịt ít mỡ, tôm, cua, cá, giò nạc, sữa đậu nành, phomai, trứng, sữa bột tách bơ, sữa chua làm từ sữa gầy, đậu đỗ. Lượng protein cần thiết mỗi ngày cho trẻ thừa cân béo phì: Trẻ từ 9 – 13 tuổi cần ít nhất 40g protein mỗi ngày; Trẻ từ 1-3 tuổi cần 19-25g, còn trẻ lớn hơn cần tới 25-40g chất đạm mỗi ngày.
  • Chất bột đường: Nên sử dụng glucid có nhiều chất xơ như: Bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ có đậm độ năng lượng thấp, không đắt tiền, luôn có sẵn và là nguồn protein quý, vitamin và khoáng chất tốt. Lượng tinh bột nên chiếm khoảng trong mỗi bữa ăn. Ví dụ như cơm ½ chén, bún 100g, bánh ướt 100g…
  • Chất béo: Chất béo cũng rất cần thiết cho trẻ nhỏ vì cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể, nhất là sự phát triển của não bộ cũng như để hòa tan, hấp thu một số dạng vitamin. Vì thế, việc chọn lọc các loại thực phẩm chứa chất béo không no, giàu omega-3 giúp trẻ vừa phát triển trí não, vừa giảm được cân nặng như: Cá hồi, các loại cá béo, dầu oliu, dầu mè…
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất từ trái cây, rau xanh. Mỗi ngày cần cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa, sữa chua, phô mai, các loại hạt…
  • Hạn chế ăn muối, dưới 5g/ngày. Nếu có tăng huyết áp thì nên dùng 2-4g/ngày.
  • Bố mẹ cần thay đổi cách thức chế biến món ăn cho trẻ, chuyển đổi từ kiểu chế biến chiên, rán, thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol sang dạng hấp, luộc. Ăn thanh đạm, chọn thực phẩm ít cholesterol.
  • Cho trẻ ăn điều độ, đủ bữa (05 bữa), đúng giờ, bữa ăn tối cách giờ đi ngủ trên 2 tiếng.
  • Ăn chậm, nhai kỹ (mỗi bữa ăn kéo dài khoảng 20 phút, nhai kỹ trước khi nuốt).

Bên cạnh đó, trẻ béo phì cần kiêng: Thực phẩm nhiều chất béo (thịt mỡ, nước dùng thịt, bơ, thịt chân giò…); Thực phẩm nhiều cholesterol (não, tim, gan, thận, lòng lợn…); Những món ăn thêm chất béo (bánh mì bơ, bơ trộn rau, các món xào, rán…); Thức ăn giàu năng lượng (mứt, kẹo, bánh ngọt, chocolate, nước ngọt…)…

> Xem thêm: Địa chỉ khám thừa cân béo phì cho trẻ

BẢNG NĂNG LƯỢNG TRONG THỰC PHẨM, MÓN ĂN
Thức ăn Đơn vị Năng lượng (Kcal)
Cơm gạo trắng Chén 200
Cơm gạo lứt Chén 200
Cơm nếp Chén 280
Bún 165
Thịt heo 100g 260
Thịt bò nạc 100g 118
Thịt gà 100g 204
Đậu hũ 1 miếng 98
Tôm 100g 90
Phở bò 1 tô trung 430
Bún bò 1 tô trung 420
Bánh canh giò heo 1 tô trung 590
Bánh ướt chả lụa 1 đĩa 640
Chè trôi nước 1 chén 240

Giúp trẻ vận động thể lực thích hợp để chống lại thừa cân béo phì

Để điều trị hiệu quả bệnh béo phì ở trẻ em, ngoài việc xây dựng thực đơn khoa học, cân đối, bố mẹ cần khuyến khích trẻ tăng cường vận động để tiêu hao triệt để năng lượng dư thừa.

  • Bố mẹ tranh thủ nhờ con làm các việc vặt như tưới cây, quét nhà, lau nhà. Trẻ nhỏ hơn bố mẹ nên chơi các trò chơi vận động với trẻ như nhảy, trốn tìm…
  • Khuyến khích trẻ tập thể thao, bố mẹ đăng ký cho con tham gia lớp học đá bóng, bóng rổ, học võ ở trường để trẻ có cơ hội vận động nhiều hơn. Trẻ nhỏ hơn, bố mẹ tranh thủ đưa trẻ đi công viên chơi đùa vừa giúp trẻ được vận động, vừa tránh xa máy tính bảng, điện thoại…

Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, trẻ béo phì sẽ được bác sĩ xây dựng một phác đồ điều trị riêng, được các kỹ sư tiết chế thiết kế chế độ ăn cho trẻ béo phì cá thể hóa theo ngày, tuần, tháng dựa trên tình trạng bệnh lý, sở thích và thói quen ăn uống của trẻ.

Bên cạnh đó, các chuyên gia ẩm thực – dinh dưỡng sẽ trực tiếp hướng dẫn mẹ các bước chọn thực phẩm, chế biến món ăn một cách khoa học, tăng cường hấp thu dưỡng chất cho trẻ mà mẹ có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Ngoài ra, các bác sĩ thể thao và huấn luyện viên thể lực sẽ hướng dẫn trẻ béo phì các bài tập vận động và rèn luyện thể lực phù hợp với tình trạng sức khỏe để nâng cao hiệu quả điều trị.

Nhờ đó, trẻ béo phì đến khám tại Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome sẽ được cải thiện thể trạng tốt nhất, trong thời gian ngắn nhất.

Rate this post
15:29 16/04/2024
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Làm thế nào ngăn chặn biến chứng thừa cân béo phì ở trẻ?
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thiếu sắt
Giải pháp phòng ngừa bệnh còi xương mẹ cần biết
Thực đơn cho trẻ còi xương mẹ nên biết
Bệnh còi xương có nguy hiểm không?
10 cách tăng chiều cao tuổi dậy thì đơn giản mà hiệu quả nhất
Nhận biết trẻ thiếu vitamin d và thiết lập chế độ dinh dưỡng bổ sung vitamin d an toàn

Discover more from Nutrihome

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading