Cảnh báo: 4 dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng mẹ không được bỏ qua

17/04/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, hành vi và khả năng học tập của trẻ nhỏ cũng như khả năng làm việc khi trưởng thành. Nếu đang lo lắng hay nghi ngờ con mình có thể thuộc nhóm trẻ suy dinh dưỡng, hãy thử trắc nghiệm sơ bộ bằng những dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng được liệt kê dưới đây.

Biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ

Làm thế nào để nhận biết trẻ suy dinh dưỡng?

Trong trường hợp nhận thấy con có từ 4 biểu hiện dưới đây, điều bạn cần phải hành động ngay thay vì tiếp tục lo lắng và nghi ngờ.

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng #1: Trẻ chậm tăng cân và chiều cao

Cân nặng và chiều cao là hai tiêu chí đầu tiên để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ. Bạn có thể dựa vào bảng chiều cao và cân nặng chuẩn để so sánh tương ứng với tốc độ tăng trưởng của trẻ. Ba mẹ nên ghi lại và theo dõi cân nặng-chiều cao của trẻ theo từng tháng.

Đối với trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng, cân nặng và chiều cao sẽ gần như đứng yên trong vòng 3 tháng.

Ngoài ra, nếu cân nặng của con bạn nhỏ hơn -2SD (độ lệch chuẩn) so với cân nặng tiêu chuẩn trung bình và có chiều cao thấp hơn -2SD so với chiều cao tiêu chuẩn thì khả năng trẻ bị suy dinh dưỡng là khá cao.

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng #2: Trẻ chậm phát triển vận động

Ở từng giai đoạn, trẻ sẽ có những đặc điểm phát triển vận động riêng. Chậm phát triển vận động cũng là một trong những tiêu chí nhận diện dấu hiệu suy dinh dưỡng. Thử kiểm tra khả năng phát triển vận động theo bảng bên dưới nhé:

ĐẶC ĐIỂM VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ TỪ 0 – 3 TUỔI
Tuổi Khả năng phát triển vận động
Giai đoạn 0-3 tháng Trẻ có thể ngóc đầu dậy khi nằm sấp, xoay đầu khi nằm ngửa.
Giai đoạn 3-6 tháng Trẻ biết lẫy. Khả năng thị lực phát triển tốt và nhanh nhạy, trẻ rất thích thú với những đồ vật xung quanh, những đồ chơi nhiều màu sắc. Thính lực cũng phát triển, trẻ biết phản ứng lại với âm thanh.
Giai đoạn 6-9 tháng Trẻ có thể ngồi vững, bò nhanh, cầm nắm đồ vật. trẻ cũng đã dần quen với việc ăn dặm.
Giai đoạn 9-12 tháng Đây là giai đoạn trẻ vận động liên tục, nhiều trẻ đã biết vịn điểm tựa để đứng lên. Ngoài ra trẻ có thể tự xúc ăn dù còn làm rơi rớt thức ăn rất nhiều, tự uống nước. Trẻ biết chọn đồ chơi mình thích, thực hiện những hành động đơn giản khi được yêu cầu.
Giai đoạn 1-3 tuổi – Kỹ năng vận động thô: lên 1 tuổi, trẻ có thể chập chững những bước đầu tiên mà không cần nắm tay người khác. Có thể ném bóng, kéo đẩy đồ chơi, trèo cầu thang bằng 2 tay 2 chân, đạp xe 3 bánh…

– Kỹ năng vận động tinh: xếp chồng hình khối, lật trang sách, cầm bút chì màu…

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng #3: Trẻ không hào hứng với bữa ăn

Đối với trẻ bú mẹ 6 tháng đầu: Giai đoạn sơ sinh thường cần tới 10-20 phút/mỗi bên vú; trẻ lớn thường bú nhanh hơn, khoảng từ 5-10 phút/mỗi bên vú. Nếu thời gian cho trẻ bú lâu hơn, mẹ cần kiểm tra đã cho trẻ bú đúng cách hay chưa. Nếu cho bú đúng cách mà thời gian bú vẫn lâu và trẻ có biểu hiện cáu gắt, hay quấy khóc và thời gian giãn cách giữa 2 cữ bú ngắn hơn 2-3 tiếng thì rất có thể bé bú không đủ.

Vào giai đoạn 6-9 tháng: trẻ đã bắt đầu ăn dặm, nếu thời gian ăn mỗi bữa kéo dài trên 30 phút và trẻ sao nhãng, không tập trung trong giờ ăn; lượng thức ăn dung nạp mỗi ngày chỉ bằng ½ so với độ tuổi (tham khảo khẩu phần ăn cho trẻ theo từng độ tuổi) thì có thể bé thuộc nhóm biếng ăn – biểu hiện sớm của suy dinh dưỡng.

Xem thêm: Cách chữa biếng ăn ở trẻ ăn dặm

Ở trẻ lớn hơn: một số biểu hiện với bữa ăn sau đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ trẻ rơi vào nhóm suy dinh dưỡng bao gồm:

  • Trẻ tỏ ra chán nản kém hào hứng với bữa ăn,
  • Thấy đồ ăn dọn ra là khóc, chạy trốn
  • Hay nôn ói
  • Trẻ chỉ ăn một vài thứ thức ăn quen thuộc, không muốn thử các món mới

Biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng

Chán ăn, biếng ăn là dấu hiệu sớm cảnh báo suy dinh dưỡng ở trẻ

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng #4: Trẻ mệt mỏi, buồn phiền, cáu gắt, kém linh hoạt

Năng lượng bị thiếu hụt khi suy dinh dưỡng nặng có thể làm cho trẻ có biểu hiện mệt mỏi, thờ ơ với mọi người và sự việc xung quanh. Trẻ kém năng động, lười chơi chung với bạn bè, chỉ thích ngồi chơi một mình hoặc nằm.

Trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng. Bố mẹ đừng nên bỏ qua các yếu tố về sức khỏe như trẻ bị bệnh hô hấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, hay đau ốm, thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng, lâu lành các vết thương.

Nhìn chung, trắc nghiệm bên trên cũng chỉ phần nào giúp bạn đánh giá sơ bộ. Để xác định chính xác con trẻ có thuộc nhóm suy dinh dưỡng hay không, ở mức độ nào, trẻ cần được khám suy dinh dưỡng, sàng lọc bằng đầy đủ quy trình thăm khám và kiểm tra bằng các xét nghiệm chuyên môn cần thiết. Từ những chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ xây dựng khẩu phần phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, mục tiêu và thói quen ăn uống của bé.

Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khẩu phần, các kỹ sư tiết chế dinh dưỡng sẽ lên thực đơn cá nhân hóa cho trẻ theo ngày, tuần, tháng phù hợp sở thích và thói quen ăn uống của trẻ.

Bên cạnh đó, các chuyên gia ẩm thực – dinh dưỡng sẽ trực tiếp hướng dẫn mẹ các bước chọn thực phẩm, chế biến món ăn một cách khoa học, tăng cường hấp thu dưỡng chất cho trẻ mà mẹ có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng

Quan trọng nhất trong điều trị suy dinh dưỡng là khẩu phần ăn đúng chuẩn

Thông thường, suy dinh dưỡng nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ nhanh chóng phục hồi. Khi đã chuyển sang suy dinh dưỡng nặng và biến chứng, việc điều trị sẽ khó khăn, mất nhiều thời gian và chi phí hơn.

Rate this post
10:19 06/01/2023