Trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn lâu, thấy đồ ăn là nôn ói hoặc bỏ chạy… Nếu có những biểu hiện trên, rất có thể con bạn đã mắc chứng biếng ăn, lười ăn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn?
Bài viết có sự tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Đào Thị Yến Phi, Cố vấn chuyên môn, Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome; Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Biếng ăn kéo dài sẽ khiến trẻ thiếu dưỡng chất, dễ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng
Dưới đây là những lý do khiến trẻ biếng ăn thường gặp nhất hiện nay:
Theo TS.BS Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cố vấn Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, nếu trong giai đoạn mang thai, bà bầu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng (thiếu sắt, canxi, kẽm, các loại vitamin…), con sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Kết quả là trẻ sinh non, thiếu cân và dẫn tới lười bú mẹ. Trường hợp sinh ra đủ cân thì bé vẫn có nguy cơ lười bú, bỏ bú mẹ hoặc sữa ngoài.
Trường hợp cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn không cân đối các nhóm thực phẩm cũng là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ. Bởi bố mẹ cho trẻ ăn bổ sung sớm khiến trẻ dễ thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6 và B12), làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn; chế độ ăn thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn, hấp thu dinh dưỡng kém; thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng, khó chịu dẫn tới chán ăn hoặc thiếu protein khiến trẻ chậm tăng cân…
>> Xem thêm: Trẻ biếng ăn có nên uống vitamin B1?
Thông thường, ở một số giai đoạn thay đổi sinh lý như biết lẫy (lật), ngồi, đứng, đi… bé có thể bị biếng ăn rồi sau đó dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng bé lười ăn kéo dài trong nhiều tuần, bố mẹ cần lưu ý theo dõi để tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sớm, tránh để bé hình thành thói quen lười ăn về sau.
Bên cạnh biếng ăn sinh lý, trẻ cũng có thể bị biếng ăn vì các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus đường hô hấp, đường tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột…). Khi bị nhiễm khuẩn, hàm lượng vitamin và khoáng chất bị mất đi nhiều, nhất là vitamin A, C, nhóm B, magie, sắt, kẽm khiến trẻ biếng ăn. Ngoài ra, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh nên dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột và tổn thương thực thể tại hệ tiêu hóa, khiến bé bị chướng bụng, khó tiêu, lười ăn.
Đây là một nguyên nhân phổ biến gây biếng ăn ở trẻ em Việt. Nhiều bố mẹ không hiểu tâm lý, sở thích ăn uống của con nên cứ ép trẻ ăn bằng mọi giá. Ban đầu là “dụ dỗ” bằng nhiều chiêu thức “nịnh” khác nhau, đến khi không hiệu quả thì chuyển sang đánh mắng, la hét khiến trẻ sợ hãi, vừa ăn vừa khóc, muốn trốn bữa.
Do đó, để bé hợp tác hơn trong từng bữa ăn, bố mẹ cần tạo không gian ăn uống thoải mái và khơi gợi niềm yêu thích ăn uống ở trẻ. Nếu trẻ sợ ăn, lười ăn thì cần cho trẻ vận động nhiều để tạo cảm giác đói, thèm ăn và ngủ ngon hơn. Nếu con đã ăn đủ no, không nên ép con ăn thêm để tránh bé nôn ói, sợ hãi.
>> Xem thêm: Trẻ biếng ăn hay nôn trớ xử trí như thế nào?
Khi bé có tâm trạng thoải mái, việc ăn uống cũng trở nên dễ dàng hơn
Trẻ tự dưng biếng ăn có thể bắt nguồn từ thực đơn món ăn thiếu hấp dẫn, lặp đi lặp lại, không kích thích được vị giác của trẻ. Bên cạnh đó, thức ăn không phù hợp với độ tuổi (ví dụ cho con ăn cơm quá sớm trong khi răng trẻ chưa đủ để nhai, hoặc trẻ đã 2-3 tuổi nhưng vẫn nghiền nát, xay nhuyễn thức ăn thường xuyên) cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ lười ăn.
Do đó, mẹ cần thường xuyên thay đổi các loại thực phẩm, xen kẽ thức ăn mới và cũ, trang trí món ăn bắt mắt để trẻ hào hứng hơn. Lựa chọn thức ăn và cách chế biến (sữa, bột, cháo, cơm) cũng cần phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
>> Xem thêm: Trẻ lười ăn bột mẹ phải làm sao?
Khi cho con ăn, nhiều bố mẹ mắc những sai lầm khiến trẻ lười ăn như:
Ăn chung cùng gia đình giúp bé có tâm trạng tốt hơn, thoải mái hơn trong việc ăn uống
Ngoài các lý do trên, cũng còn một vài nguyên nhân ít gặp hơn như trẻ biếng ăn sau tiêm phòng, mọc răng, sau chấn thương, phẫu thuật…
Để xác định được đúng nguyên nhân dẫn đến biếng ăn ở trẻ và có các giải pháp khoa học, hiệu quả nhất, cha mẹ nên đưa con đi khám tại các trung tâm dinh dưỡng uy tín, có nhiều chuyên gia đầu ngành để được đánh giá chính xác tình trạng của trẻ, tư vấn chế độ ăn đúng cách, giúp trẻ ăn đủ dưỡng chất và ngon miệng, khắc phục tình trạng lười ăn hiệu quả nhất.
Tại Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, quy trình khám và tư vấn dinh dưỡng được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến thiết kế thực đơn cá thể hóa và hướng dẫn lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn khoa học tạo nên sự cân bằng trong khẩu vị giúp bé ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn, góp phần rất lớn trong việc điều trị bệnh biếng ăn ở trẻ.
Hoàng Hoa