Trẻ biếng ăn hay nôn trớ, những điều cha mẹ cần biết

06/08/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Bác sĩ Trưởng Nutrihome Trường Chinh
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Trẻ biếng ăn hay nôn trớ thường gặp trong giai đoạn từ 4-10 tháng tuổi, đây là nỗi ám ảnh với những cha mẹ có con nhỏ. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc và còn là “thủ phạm” dẫn tới hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ như suy dinh dưỡng, thấp còi, suy nhược cơ thể, hay ốm vặt, chậm phát triển trí tuệ,…

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Phạm Thị Thu Hương, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bác sĩ của Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome.

Trẻ biếng ăn, nôn trớ ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ thể của trẻ

Trẻ biếng ăn, nôn trớ ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ thể của trẻ

Nhận biết trẻ biếng ăn hay nôn trớ

TS.BS Phạm Thị Thu Hương, hướng dẫn bạn cách nhận biết trẻ biếng ăn và hay nôn sớm nhất như sau:

  • Không chịu ăn hết khẩu phần hoặc bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút.
  • Ăn ít hơn 1⁄2 khẩu phần ăn được khuyến nghị dành cho lứa tuổi của trẻ
  • Ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt.
  • Từ chối không ăn, chạy trốn hoặc khóc lóc khi thấy thức ăn.
  • Có phản ứng buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn.
  • Không tăng cân liên tục trong 3 tháng liền.

Trên đây là những dấu hiệu thường gặp ở trẻ biếng ăn nôn trớ. Cha mẹ cần phân biệt được các dạng biếng ăn khác nhau để có các giải pháp phù hợp để cải thiện tình trạng nói trên:

  • Biếng ăn sinh lý: Là cơ thể đang trải qua một giai đoạn biến đổi của quá trình phát triển như mọc răng, tập bò, đi lớp mẫu giáo…những sự thay đổi sinh lý này khiến trẻ không muốn ăn uống, tình trạng này được gọi là biếng ăn sinh lý.
  • Biếng ăn bệnh lý: Nếu như biếng ăn sinh lý là tình trạng tạm thời, không đáng lo và trẻ sẽ nhanh chóng ăn uống bình thường trở lại khi cơ thể thích nghi với sự thay đổi thì chứng biếng ăn “reaction” lại cần phải được khám và điều trị kịp thời. Đây là chứng biếng ăn bệnh lý do trẻ mắc một bệnh cấp tính nào đó như viêm, nhiễm trùng hoặc đau …dẫn đến mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn

Phương pháp xử lý khi trẻ biếng ăn hay nôn trớ

Có rất nhiều trường hợp trẻ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome thăm khám và điều trị vì biếng ăn hay nôn trớ. BS Phạm Thị Thu Hương khuyên rằng ngay khi thấy con có tình trạng nôn trớ, bố mẹ cần làm theo 4 bước sau:

  • Vệ sinh ngay khi con nôn trớ: Lấy khăn sạch thấm nước ấm và lau sạch cho con, sau đó quấn cho bé một chiếc khăn quanh cổ để giúp bé giảm bớt cơn buồn nôn. Nếu bé nôn ra quần áo thì thay luôn cho bé để tránh mất vệ sinh và mùi hôi khó chịu.

Vệ sinh thật sạch sẽ khi trẻ bị biếng ăn hay nôn trớ

Vệ sinh thật sạch sẽ khi trẻ bị biếng ăn hay nôn trớ

  • Tuyệt đối không bế xốc bé lên ngay sau khi nôn trớ: Điều này sẽ khiến bé dễ nôn trớ tiếp, trong tình huống này mẹ nên để bé ngồi yên 1 lúc, vừa nói chuyện vừa vuốt vuốt lưng cho bé để bé cảm thấy dễ chịu và quên đi cơn buồn nôn.
  • Làm sạch khoang miệng: Sau khi nôn xong hãy cho bé uống nước để súc miệng sạch sẽ. Tiếp theo cần bổ sung thêm nước oresol, nước lọc hoặc nước hoa quả loãng để bù nước đã mất khi nôn trớ.
  • Khi thấy bé đã ổn định thì cho bé nằm xuống nghỉ ngơi, kê cao phần thân trên và nên cho bé nằm nghiêng để nếu có nôn tiếp thì không bị sặc lên mũi.

Cải thiện vấn đề biếng ăn hay nôn trớ ở trẻ

Cần chấm dứt tình trạng biếng ăn hay nôn trớ càng sớm càng tốt, tránh để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ. TS.BS Phạm Thị Thu Hương – bác sĩ Trưởng Trung tâm Dinh dưỡng NutriHome tư vấn những cách hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng như sau:

Không ép nếu trẻ không muốn ăn: Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa rất nhạy cảm, nếu bị ép ăn quá no hoặc khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, khó chịu sẽ khiến trẻ nôn hết ra ngoài. Và nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo thành thói quen, chỉ cần hơi no hoặc ăn phải cái gì đó hơi lạ, ghê cổ là trẻ sẵn sàng “phun” tất cả mọi thứ vừa ăn ra ngoài.

Nên chia nhỏ các bữa ăn: kích thước dạ dày của trẻ còn khá nhỏ, nên tốt nhất mỗi bữa, cha mẹ chỉ nên cho con ăn một lượng vừa phải. Nếu sợ bé đói thì mẹ có thể tăng số lần ăn/ ngày lên và giảm lượng thức ăn mỗi lần xuống để giúp bé tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Bữa ăn đẹp mắt, bổ dưỡng giúp bé ăn ngon miệng

Bữa ăn đẹp mắt, bổ dưỡng giúp bé ăn ngon miệng

Chịu khó thay đổi thực đơn thường xuyên: Với những trẻ lười ăn hay nôn trớ cần tạo hứng thú trong ăn uống bằng cách thay đổi thực đơn hàng ngày.

– Không nên cho bé vận động quá nhiều sau khi ăn: Nhiều trẻ thường có biểu hiện nôn trớ là do sau khi ăn/bú xong vận động quá nhiều, thậm chí cười đùa quá nhiều gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản và nôn trớ.

– Cho con bú/ăn đúng cách: không để hơi lọt vào quá nhiều trong dạ dày.

– Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa của con: bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa, vi chất dinh dưỡng giúp cho các hoạt động liên quan đến hệ tiêu hóa được thuận lợi, dễ dàng.

Rate this post
10:03 06/01/2023