Trẻ suy dinh dưỡng không chỉ thiếu cân nặng và chiều cao mà còn hạn chế sức đề kháng, khả năng phát triển tư duy, trí não. Vì vậy, cần phòng ngừa và khắc phục sớm bằng cách thiết lập thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng với chế độ dinh dưỡng đặc biệt và khoa học.
Bài viết với sự tư vấn chuyên môn của PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Giám đốc Y khoa Miền Bắc Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.
Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ suy dinh dưỡng cao
Theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2017, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở nước ta là 13,4%. Năm 2016, con số vẫn còn ở mức 13,8%. Cụ thể, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam bị thấp còi là 23,8% (khoảng 14.000 trẻ), cứ khoảng 8 trẻ dưới 5 tuổi thì 1 trẻ bị thiếu cân thể trung bình hoặc nặng (tỷ lệ 13,2%), cứ 4 trẻ thì 1 trẻ bị thấp còi (thiếu hụt chiều cao so với tuổi) tỷ lệ 23,8%. Với con số suy dinh dưỡng không hề nhỏ này, nếu không có biện pháp cải thiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống về sau của trẻ.
Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ bị thiếu các dưỡng chất cần thiết gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng bình thường của cơ thể dẫn đến thể chất, tư duy của trẻ bị hạn chế. Biểu hiện của trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng là trẻ gầy so với tuổi, thấp hơn so với tuổi, thể lực yếu, học hành kém.
>> Xem thêm: Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ theo cấp độ
Chỉ số cân nặng, chiều cao, độ tuổi và giới tính là các yếu tố đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Để trẻ suy dinh dưỡng bắt kịp đà tăng trưởng và phát triển bình thường, trẻ cần hai yếu tố là tăng năng lượng và chất dinh dưỡng (trẻ cần ăn đủ số lượng và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể). Vậy trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì và chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng như thế nào là phù hợp?
Xem thêm: Sữa cho trẻ suy dinh dưỡng
“Trẻ suy dinh dưỡng thường chán ăn và không mấy hứng thú với việc ăn uống. Và một phần lớn bé biếng ăn tâm lý do bố mẹ hay ép ăn, khiến bé sợ hãi chuyện ăn uống. Vì vậy, mẹ hãy tạo tâm lý thoái mái, sự hứng khởi trong việc ăn uống cho trẻ. Bên cạnh việc thực hiện đúng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, mẹ nên khuyến khích trẻ ăn theo nhu cầu, tạo điều kiện cho bé được tham gia công việc nấu nướng, chọn thực phẩm, nhặt rau… cùng những lời động viên, khen ngợi và tình yêu thương của mẹ, chắc chắn bé sẽ ăn ngon miệng hơn”, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome (khu vực miền Bắc)
Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, nguyên tắc điều trị bệnh suy dinh dưỡng thể vừa và nặng không biến chứng ở trẻ chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng phù hợp nhu cầu của trẻ. Mẹ cần cho bé ăn, bú nhiều lần trong ngày kể cả ban đêm, cho trẻ ăn thêm các bữa phụ. Trong giai đoạn bú mẹ, cần tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ, điều trị phục hồi sữa mẹ nếu mẹ thiếu sữa hoặc sữa thiếu chất. Về khẩu phần, cần cung cấp đầy đủ protein (gấp đôi), năng lượng (gấp 1,5 lần) và các vi chất dinh dưỡng cho nhu cầu phục hồi.
Một số thực đơn gợi ý sau đây sẽ giúp mẹ không phải lo lắng rằng trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì:
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi thoải mái để có nguồn sữa chất lượng cho con bú. Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của bác sĩ.
Nutrihome là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đầu tư và đưa vào sử dụng máy phân tích thành phần sữa mẹ. Bằng việc đo lường các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ, bao gồm nồng độ chất béo, năng lượng, khoáng chất, nước… trong sữa mẹ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị dinh dưỡng chuẩn xác cho mẹ và bé trong những năm tháng đầu đời.
>> Xem thêm: Khám suy dinh dưỡng cho bé ở đâu
Với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi:
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi cần ăn từ 3- 4 bữa bột/cháo mỗi ngày
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, và không thêm bất cứ dưỡng chất nào từ bên ngoài vào, kể cả nước, đồng thời nên duy trì cho con bú đến khi trẻ tròn 24 tháng tuổi. Đặc biệt, mẹ nên tranh thủ cho con bú dòng sữa non trong vòng 72 giờ sau khi sinh. Bởi những dòng sữa non này được ví như “liều vắc xin” đầu tiên giúp tăng cường miễn dịch phòng bệnh truyền nhiễm cho bé.
– Bữa sáng: 150 – 200ml sữa cao năng lượng
– Bữa phụ: Cháo thịt + rau: 200ml, bao gồm:
– Bữa trưa: 200ml sữa
– Bữa xế: 1 quả chuối tiêu hoặc 1 miếng đu đủ
– Bữa chiều: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu ăn
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai lưu ý, nếu trẻ còn bú mẹ thì nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ xen kẽ các cữ ăn của trẻ.
– Bữa sáng: 200ml sữa cao năng lượng
– Bữa trưa: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau, bao gồm:
– Bữa xế: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml, bao gồm:
– Bữa chiều: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau
– Bữa tối: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc 1 bát con súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ). Bao gồm: khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê.
– Cho trẻ ăn thêm hoa quả chín theo nhu cầu của trẻ.
Trên đây chỉ là những thực đơn gợi ý cho trẻ suy dinh dưỡng, giúp mẹ không phải đau đầu khi suy nghĩ nên cho trẻ suy dinh dưỡng ăn gì. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị và nhanh chóng phục hồi, trẻ cần được bác sĩ thăm khám, thực hiện các kiểm tra cần thiết để đánh giá mức độ suy dinh dưỡng, từ đó xây dựng khẩu phần và lên thực đơn phù hợp.
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome được đầu tư hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại, máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vi chất (vitamin D, vitamin B), máy siêu âm… giúp bác sĩ phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, các kỹ sư tiết chế dinh dưỡng sẽ xây dựng thực đơn cá nhân hóa cho trẻ theo ngày, tuần, tháng dựa trên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, sở thích và thói quen ăn uống của trẻ góp phần quan trọng cho quá trình điều trị và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng hiệu quả.