Để hạ men gan, bạn không chỉ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ mà còn cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Vậy, người bệnh men gan cao kiêng ăn gì? Câu trả lời không chỉ nằm ở những loại thực phẩm cần ăn, mà còn ở những thực phẩm cần tránh. Do đó, ngay trong bài viết sau, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome xin mời bạn hãy cùng chúng tôi điểm nhanh qua danh sách 9 loại thực phẩm mà người bệnh men gan cao cần tránh. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ biết được người bệnh men gan cao nên kiêng gì thì có lợi cho sức khỏe cũng như những kiến thức hữu ích để xây dựng được một chế độ dinh dưỡng toàn diện và tối ưu.
Người bệnh men gan cao kiêng ăn gì giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục?
Men gan cao, hay chứng tăng men gan, là một dấu hiệu cho thấy gan đang bị tổn thương. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, uống rượu quá mức, bệnh tiểu đường hoặc tình trạng thừa cân – béo phì. Nhìn chung, người bệnh men gan cao nên ăn kiêng vì:
Tóm lại, việc ăn kiêng có thể giúp hạ thấp men gan bằng cách cải thiện chức năng gan, giảm các triệu chứng tổn thương gan hiện tại cũng như hạn chế những thương tổn có thể xảy ra. Vậy, người bệnh men gan cao kiêng ăn gì thì nhanh khỏi bệnh?
Một chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát nồng độ men gan hiệu quả
Nhìn chung, người bệnh men gan cao cần kiêng ăn tất cả những thực phẩm kích thích các phản ứng gây viêm và làm tổn thương gan, trong đó bao gồm rượu bia, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đường, muối hoặc thực phẩm chưa được nấu chín. Cụ thể:
Rượu bia chứa nhiều cồn (ethanol) từ quá trình lên men ngũ cốc. Vào cơ thể, ethanol sẽ được gan chuyển hóa thành axit axetic để cơ thể đào thải ra bên ngoài. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa này có thể tạo ra acetaldehyde – một chất kịch độc có thể gây viêm, tổn thương hoặc thậm chí đẩy nhanh chu trình chết của gan. Do đó, người bệnh men gan cao nên kiêng rượu vì càng uống rượu bia thì gan càng tổn thương và khiến men gan tăng mạnh hơn.
Người bệnh men gan cao kiêng gì chứa nhiều chất béo bão hòa (mỡ gia súc, mỡ gia cầm, cholesterol, trans fat,…) vì chúng làm tăng lượng mỡ tích tụ xung quanh các cơ quan nội tạng, bao gồm cả gan. Thật vậy, một nghiên cứu cho thấy, ăn quá nhiều thức ăn giàu chất béo bão hòa dẫn đến tích tụ mỡ gan nhiều hơn 50% so với ăn thức ăn giàu chất béo không bão hòa, cùng với đó là sự gia tăng men gan và lượng mỡ trong máu.
Ngược lại, tiêu thụ chất béo không bão hòa (dầu thực vật, mỡ cá béo,…) dù có thể làm tăng cân khi tiêu thụ quá nhiều, nhưng không hề làm tăng mỡ gan, men gan hay gây ra bất kỳ tác động tiêu cực nào lên mỡ máu. Do đó, người bệnh men gan cao nên hạn chế việc tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo bão hòa và thay bằng những thực phẩm chứa nhiều omega 3, 6, 9 như dầu ô-liu, dầu đậu nành, bơ thực vật, quả bơ và mỡ cá béo để cải thiện các chỉ số men gan.
Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu fructose (loại đường chứa nhiều trong các loại thức uống giải khát) có khả năng gia tăng tỷ lệ mỡ gan và ung thư gan cao hơn so với chế độ ăn thông thường. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng, hợp chất endotoxin rò rỉ từ ruột do ăn chế độ giàu đường fructose đã kích thích các tế bào miễn dịch tăng sản xuất các protein tín hiệu gây viêm, dẫn đến việc tăng cường quá trình chuyển đổi fructose thành mỡ trong gan và làm tăng men gan.
Nguy hiểm hơn, các thử nghiệm trên tế bào gan người cũng cho thấy quá trình tương tự diễn ra. Do đó, người bệnh men gan cao kiêng gì chứa nhiều đường, chẳng hạn như: bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga, thức uống giải khát chứa đường, hoa quả sấy khô, hoa quả tươi chứa nhiều đường (xoài, nhãn, vải, đào,….) và các loại mứt để đảm bảo sức khỏe tối ưu cho gan.
Người bệnh men gan cao kiêng ăn gì chứa nhiều đường giúp ngăn ngừa tình trạng tăng men gan quá mức
Người bệnh men gan cao không nên ăn gì quá mặn, chứa nhiều muối bởi khi tiêu thụ quá nhiều (trên 5g / ngày), có thể gây tăng huyết áp và làm tăng lượng nước trong cơ thể. Điều này làm gia tăng áp lực lên gan (do gia tăng sự tích nước), khiến cho chức năng lọc và đào thải độc tố của gan bị suy giảm. Đồng thời, muối cũng ức chế tiến trình sản xuất collagen ở gan, dễ khiến gan nhanh xơ hóa và làm tình trạng men gan cao diễn ra tồi tệ hơn.
Carb tinh chế (tinh bột nhanh) là loại tinh bột thường chứa nhiều trong các loại ngũ cốc tinh chế như: cơm trắng, gạo tẻ, bún, miến, phở, hủ tiếu,… Người bệnh men gan cao cần kiêng gì chứa nhiều carb tinh chế vì khi ăn chúng, cơ thể sẽ nhanh chóng phân giải nó thành glucose, một phần được sử dụng ngay để cung cấp năng lượng, phần còn lại sẽ được chuyển thành mỡ. Gan là nơi lưu trữ mỡ dư thừa này, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và làm tăng men gan.
Thịt đỏ thường chứa nhiều chất béo bão hòa. Hàm lượng loại chất béo này trong các loại thịt đỏ như thịt bò / thịt cừu / thịt heo lần lượt là 38%, 40%, 45% Theo nghiên cứu, chất béo bão hòa là nguyên nhân gây tích tụ mỡ quá mức tại gan.
Tình trạng gan nhiễm mỡ có thể không gây tổn thương gan một cách trực tiếp, nhưng đôi khi lượng chất béo dư thừa sẽ kích thích phản ứng viêm gan, từ đó làm tăng men gan. Do đó, người bệnh men gan cao nên kiêng ăn gì chứa nhiều thịt đỏ, tốt nhất chỉ nên ăn thịt đỏ 2 – 3 ngày / tuần và mỗi lần không nên ăn quá 85g thịt để đảm bảo sức khỏe cho gan.
Người bệnh men gan cao kiêng ăn gì chứa nhiều thịt sống, thịt tái, trứng lòng đào,… chẳng hạn như: sushi, sashimi, hàu sống, phở tái, gỏi tôm sống sốt Thái,… Bởi lẽ, thịt sống là vật trung gian lây truyền các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng máu, làm tăng men gan như: khuẩn Toxoplasma, E.Coli, Listeria, Salmonella và Vibrio vulnificus.
Nếu như Toxoplasma, E.Coli, Listeria, Salmonella có nhiều trong thịt gia súc, gia cầm sống thì khuẩn Vibrio vulnificus lại một loại vi khuẩn phổ biến trong các loài thủy hải sản có vỏ như hàu, nghêu, sò, ốc, hến. Theo nghiên cứu, nhiễm khuẩn này là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất liên quan đến việc tiêu thụ hải sản tại Hoa Kỳ, thường gặp ở người bệnh gan mãn tính sau khi ăn hàu sống.
Người bệnh men gan cao kiêng ăn gì chứa nhiều thịt sống để tránh bị ngộ độc thực phẩm gây nhiễm trùng gan
Người mắc bệnh gan nên tránh thức ăn nhanh và đồ ăn đóng hộp vì chúng chứa quá nhiều chất béo bão hòa (cholesterol, trans fat, mỡ động vật), muối, đường, chất bảo quản, phẩm màu và chất điều vị. Trong đó, việc dung nạp quá nhiều:
Tóm lại, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh men gan cao kiêng ăn gì đóng hộp hay chế biến sẵn sẽ giúp hạ men gan hiệu quả hơn. Tốt nhất, bạn nên chủ động tự chọn mua thực phẩm tươi sống và nấu ăn tại nhà để có thể chủ động điều chỉnh lượng gia vị, cũng như cắt giảm các chất gây hại cho gan ra khỏi khẩu phần ăn của mình.
Người bệnh men gan nên kiêng cữ tất cả những thói quen sinh hoạt có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan, thúc đẩy gan tăng cường tích tụ mỡ hoặc “ép” gan phải làm việc “quá tải” để đào thải độc tố. Theo đó, 6 điều mà người bệnh men gan cao nên kiêng gồm:
Người có men gan cao nên tránh lạm dụng thuốc và thực phẩm chức năng vì các chất này có thể khiến gan phải làm việc nặng hơn để lọc, chuyển hóa, phân phối hoặc loại bỏ các chất độc từ thuốc, cũng như các thành phần không cần thiết trong thực phẩm chức năng. Nếu gan hoạt động quá mức, điều này có thể dẫn đến tổn thương gan và tăng men gan.
Một số loại thuốc phổ biến khác có thể gây tăng men gan bao gồm:
Lạm dụng thuốc làm tổn thương gan nghiêm trọng và gây tăng men gan
Nghiên cứu cho thấy, căng thẳng tâm lý quá mức, trong suốt một thời gian dài, có thể làm tồi tệ bệnh lý gan qua việc kích hoạt hệ thống trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (hypothalamic-pituitary-adrenal HPA), dẫn đến sự gia tăng sản xuất glucocorticoids – một hóc-môn steroid có vai trò hỗ trợ quá trình chuyển hóa tinh bột / chất béo / canxi và phốt pho tại gan. Sự tích tụ quá mức của glucocorticoids có thể gia tăng phản ứng viêm, làm tăng men gan và tiềm ẩn nguy cơ phát triển ung thư gan.
Do đó, để hạ men gan, người bệnh men gan cao cần biết cách tự quản lý cảm xúc và tâm trạng của mình. Bạn có thể thực hành xây dựng những thói quen mới để “thoát” khỏi tình trạng căng thẳng, bằng cách nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh, ngồi thiền, tập yoga, đi bộ, đạp xe, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội, v.vv…
Hút thuốc lá có ảnh hưởng tiêu cực đến gan qua ba cơ chế riêng biệt, đó là: gây ngộ độc gián tiếp, làm suy yếu hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ ung thư. Theo nghiên cứu, đối với người men cao do nghiện rượu, hút thuốc lá có thể làm tăng mức độ tổn thương của rượu đối với tế bào gan, từ đó làm tăng nồng độ men GGT và ALP trong gan. Do đó, người bệnh men gan cao cần tuyệt đối tránh xa thuốc lá để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người mắc bệnh men gan cao nên tránh thức khuya vì thói quen này có thể gây hại đến gan. Khi ngủ, cơ thể tiếp tục sản xuất men gan, nhưng việc thức khuya làm gián đoạn quá trình giải độc men gan. Điều này dẫn đến tích tụ men gan trong cơ thể và gây tác động xấu đến gan.
Ngoài ra, thức khuya thường làm thay đổi và rối loạn nội tiết tố như cortisol và insulin, điều này có nguy cơ khiến men gan tăng cao. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh sự liên quan giữa tình trạng rối loạn giấc ngủ và nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ – là nguyên nhân hàng đầu gây tăng men gan. Vì vậy, thường xuyên đi ngủ điều độ, đúng giờ chính là cách giảm men gan hiệu quả.
Thức khuya gây rối loạn nội tiết tố và ảnh hưởng đến chỉ số men gan
Người mắc bệnh men gan cao nên tránh quan hệ tình dục không an toàn vì nguy cơ cao lây nhiễm các loại virus viêm gan chứa trong dịch nhầy sinh dục như viêm gan siêu vi B (HBV) và siêu vi C (HCV). Khi có bệnh men gan cao, chức năng miễn dịch của gan vốn đã bị suy yếu. Do đó, quan hệ tình dục không an toàn càng nhiều thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn và khiến men gan tăng cao nếu nhiễm phải virus.
Người mắc bệnh men gan cao không nên tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người khác vì có nguy cơ lây nhiễm các virus và vi khuẩn qua đường máu và tiếp xúc trực tiếp. Ví dụ, 3 loại virus gây viêm gan A, D, E có thể tồn tại rất nhiều trong nước bọt, máu và phân của những người mắc phải 3 loại bệnh viêm gan này.
Việc chia sẻ chung dụng cụ vệ sinh cá nhân, dao cạo râu, dụng cụ ăn uống hay sinh hoạt chung trong một môi trường đều có thể khiến bạn bị nhiễm virus viêm gan A, D, E và làm tình trạng tăng men gan trở nên tồi tệ hơn. Do đó, người bệnh men gan cao nên hạn chế tiếp xúc với máu và dịch nhầy từ cơ thể người khác, nhất là khi đi du lịch đến một quốc gia lạ hay một địa phương hoàn toàn mới.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bên cạnh việc hiểu rõ men gan cao kiêng ăn gì hoặc không nên làm gì, người bệnh tăng men gan cũng cần phải chú ý đến nhiều yếu tố trong lối sống hàng ngày của mình, bao gồm chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động và quản lý cân nặng. Cụ thể:
Nếu bạn đang bị tăng men gan do thừa cân – béo phì hay gan nhiễm mỡ, hãy đặt mục tiêu giảm ít nhất 10% trọng lượng bởi đây là mức giảm cân được chứng minh có thể đem đến tác động đáng kể trong việc cải thiện mỡ gan, từ đó cải thiện men gan hiệu quả.
Tập luyện thể thao giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ và hạ thấp nồng độ men gan
Trên đây là những thông tin quan trọng về 9 loại thực phẩm mà người bệnh men gan cao nên hạn chế tiêu thụ. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết được người bệnh men gan cao kiêng ăn gì, cũng như cách cải thiện chế độ dinh dưỡng, vận động và thay đổi lối sống một cách khoa học nhằm cải thiện tình trạng bệnh.
Tóm lại, việc hiểu rõ “men gan cao kiêng ăn gì?” là bước đầu tiên quan trọng trong việc kiểm soát các chỉ số men gan. Trong mọi tình huống, cần lưu ý rằng mỗi sự lựa chọn về thực phẩm của bạn đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ men gan và sức khỏe tổng thể. Do đó, hãy lựa chọn lựa thực phẩm một cách thông thái để đảm bảo sức khỏe và ổn định men gan hiệu quả.