Rối loạn chức năng gan nên ăn gì để bảo vệ các chức năng gan?

09/06/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Khẩu phần ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của gan. Vì thế, người đang bị rối loạn chức năng gan phải đặc biệt chú ý đến thực phẩm, thức uống mà bản thân tiêu thụ để hạn chế gặp triệu chứng bất lợi, góp phần cải thiện sức khỏe. Vậy rối loạn chức năng gan nên ăn gì và cần tránh dùng món nào? Người bệnh nên lưu ý điều gì trong việc chọn và chế biến thực phẩm để nhận được lợi ích tối ưu từ khẩu phần dinh dưỡng, hạn chế gặp phản ứng bất lợi? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome tìm hiểu trong bài viết này!

rối loạn chức năng gan nên ăn gì

Người bị rối loạn chức năng gan phải có khẩu phần ăn uống khoa học, hữu ích cho hoạt động của gan

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân rối loạn chức năng gan

Người bị rối loạn chức năng gan phải tuân thủ một số nguyên tắc dinh dưỡng để giúp tình trạng sức khỏe được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Cụ thể, người bệnh cần ghi nhớ một số nguyên tắc dưới đây:

  • Cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất thiết yếu: Tùy vào từng tình trạng bệnh, người bị rối loạn chức năng gan sẽ cần cung cấp cho cơ thể từ 25 – 40 calo/kg/ngày. Người bệnh nên dung nạp 1.2 – 1.5 gam protein/kg/ngày. Khẩu phần của người gặp chứng rối loạn chức năng gan không nên chứa nhiều chất béo. Hàm lượng lipid nên tiêu thụ mỗi ngày ở người trưởng thành là từ 22 – 25 gam/ngày (nữ giới) và 25 – 31 gam/ngày (nam giới).
  • Chia nhỏ bữa ăn, uống đủ nước: Người bị rối loạn chức năng gan nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa/ngày, uống 25 – 40 ml nước/kg/ngày.
  • Hạn chế một số thực phẩm: Người mắc chứng rối loạn chức năng gan không nên ăn món tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng. Khẩu phần cũng không nên có đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, tránh uống rượu, bia.

Lý do người bệnh phải tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng kể trên là vì gan đã không còn hoạt động bình thường như trước khi chức năng bị rối loạn. Lúc này, khả năng lọc và thải độc trong máu đã giảm sút nhiều, làm chất độc tích tụ, khiến sức đề kháng suy giảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cơ thể của người bệnh thường mệt mỏi, dễ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống, chán ăn, không tiêu hóa được thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.

Lúc này, nếu ăn uống thiếu khoa học sẽ tạo ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa và gan, làm độc tố tích tụ nhiều hơn, khiến các triệu chứng thêm nghiêm trọng. Vậy người bị rối loạn chức năng gan nên ăn gì?

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân rối loạn chức năng gan

Người bị rối loạn chức năng gan nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và đừng quên uống đủ nước

Rối loạn chức năng gan nên ăn gì?

Để điều trị rối loạn chức năng gan, bên cạnh việc tuân theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống. Vậy, người bị rối loạn chức năng gan nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm cải thiện chức năng gan mà người bệnh nên đưa vào thực đơn:

1. Cà rốt

Ước tính trong một nửa cốc cà rốt sẽ cung cấp lần lượt 73%, 9% và 5% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của vitamin A, K, C dành cho người trưởng thành. Bên cạnh đó, cà rốt còn mang đến các dưỡng chất khác như kali, chất xơ, canxi, sắt,… Hàm lượng dinh dưỡng trong cà rốt sẽ giúp cải thiện chức năng gan, hỗ trợ chữa trị những bệnh lý liên quan như nóng trong và nâng cao hệ thống miễn dịch.

2. Hành tỏi

Khi được hỏi rối loạn chức năng gan nên ăn gì, các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng có thể sẽ gợi ý cho bạn bổ sung thêm hành tỏi vào khẩu phần. Thành phần của hành tỏi sở hữu nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giàu selen và allicin giúp kháng viêm, giải độc hiệu quả. Bên cạnh đó, hành tỏi còn kích thích hoạt động của enzyme giúp tăng cường hoạt động của chức năng gan.

3. Bông cải xanh

Bông cải xanh sở hữu hàm lượng enzyme glucosinolate đặc hiệu. Loại enzyme này hỗ trợ gan sản xuất các enzyme khác, đồng thời giúp cơ thể tăng cường loại bỏ chất độc, hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến bệnh ung thư gan. Do đó, bông cải xanh chính thực phẩm tốt cho gan nên có trong khẩu phần.

4. Rau lá xanh

Những loại rau lá xanh sở hữu nhiều chất xơ và vitamin như cải bó xôi, rau mồng tơi, rau ngót, cải thìa,… giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Chất diệp lục trong rau lá xanh cũng có thể hỗ trợ gan trung hòa các hóa chất, hợp chất độc hại. Từ đó, rau lá xanh sẽ hỗ trợ gan loại bỏ độc tố, nâng cao chức năng hoạt động.

5. Nước chanh giải nhiệt

Chanh là nguyên liệu không thể thiếu khi làm nước detox (đây là loại nước pha từ nước ép rau quả, trái cây tươi hay thảo mộc với nước lọc). Thưởng thức một ly nước chanh ấm vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cơ thể được thanh lọc, hỗ trợ giảm cân. Hàm lượng vitamin C cùng các dưỡng chất khác trong chanh còn góp phần bảo vệ lá gan, giúp bộ phận này khỏe mạnh hơn.

6. Củ dền

Nếu bạn chưa biết rối loạn chức năng gan nên ăn gì thì hãy cân nhắc đưa củ dền vào khẩu phần của mình. Sắc tố betacyanin trong củ dền có công dụng làm giảm tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường giải độc gan đặc biệt là những chất gây hại như kim loại nặng.

rối loạn chức năng gan nên ăn gì, củ dền

Sắc tố betacyanin của củ dền có tác dụng tăng cường giải độc gan, điển hình là các kim loại nặng

7. Nghệ

Hoạt chất curcumin trong củ nghệ có công dụng tăng cường miễn dịch, bổ máu, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Riêng đối với gan, thành phần có trong nghệ còn hỗ trợ cơ quan này phân giải, loại bỏ độc tố, góp phần kích thích tuyến mật hoạt động hiệu quả.

8. Atiso

Atiso là thực phẩm bảo vệ gan nên có trong khẩu phần. Atiso có khả năng hỗ trợ loại bỏ hàm lượng cholesterol xấu và mỡ dư thừa trong gan. Bên cạnh đó, hoạt chất silymarin và cynarin trong atiso còn giúp gan loại bỏ độc tố gây hại, cải thiện chức năng. Vào mùa hè, thưởng thức atiso sẽ giúp giải nhiệt cơ thể hữu hiệu.

9. Quả bơ

Chất chống oxy hóa glutathione của quả bơ có công dụng thải độc gan hữu hiệu. Vì chất này rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và đào thải độc tố. Hàm lượng vitamin B6, C trong bơ còn hoạt động như những chống oxy hóa, làm giảm tác động tiêu cực của gốc tự do. Các gốc tự do vốn có khả năng tương tác và liên kết với oxy trong cơ thể. Điều này làm giảm lượng oxy cần thiết để giúp tế bào khỏe mạnh, gây ra tình trạng oxy hóa. Thế nhưng, chất chống oxy hóa có khả năng đảo ngược quá trình oxy hóa, bảo vệ cơ thể, tăng cường chức năng gan.

10. Bưởi

Bưởi cũng là đáp án đúng đắn cho câu hỏi rối loạn chức năng gan nên ăn gì. Bưởi sở hữu nhiều vitamin C, rất có lợi cho hệ tiêu hóa, xương khớp, hỗ trợ gan loại bỏ độc tố trong máu. Bên cạnh đó, ăn bưởi còn giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng suy giảm chức năng gan do nóng trong.

Uống nước ép bưởi tươi cũng thúc đẩy quá trình tạo enzyme giải độc gan, góp phần đào thải độc tố làm nóng, gây suy giảm chức năng gan ra khỏi cơ thể. Thế nhưng, người bệnh đang dùng thuốc thì không nên thưởng thức bưởi ngay vì tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến phản ứng bất lợi.

rối loạn chức năng gan nên ăn gì, bưởi

Dưỡng chất trong bưởi giúp tăng cường sức đề kháng, góp phần cải thiện chứng rối loạn chức năng gan

11. Các loại đậu

Thành phần của các loại đậu có nhiều muối khoáng, vitamin, chất xơ,… giúp hạn chế tình trạng béo phì, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ thanh nhiệt và giải độc gan. Thỉnh thoảng, người bị bệnh gan có thể ăn đậu xanh, đậu lăng,… để thay thế cho những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Việc làm này sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe cho gan, cải thiện triệu chứng bệnh.

12. Trà xanh giải nhiệt

Trà xanh sở hữu các hợp chất hoạt tính sinh học như epigallocatechin-3-gallate mang đến công dụng chống oxy hóa, kháng viêm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những hợp chất này góp phần làm giảm nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Catechin có trong trà xanh cũng giúp phòng ngừa bệnh ung thư gan.

Trà xanh còn hỗ trợ nâng cao chức năng tiêu hóa, thanh lọc, giải độc gan. Loại thực phẩm này cũng hữu ích cho tim mạch, góp phần ổn định huyết áp. Bạn hãy vò hơi dập những búp trà tươi, hãm cùng nước sôi khoảng 15 phút rồi thưởng thức để lưu giữ được hàm lượng tinh chất quý.

rối loạn chức năng gan nên uống gì, trà xanh

Các dưỡng chất trong trà xanh mang đến công dụng kháng viêm, thanh lọc, giải độc gan

13. Táo

Táo sẽ là sự lựa chọn phù hợp khi bạn chưa biết rối loạn chức năng gan nên ăn gì. Loại trái cây này sở hữu nhiều vitamin A, C, chất xơ hòa tan pectin,… giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong gan, góp phần bảo vệ, tăng cường chức năng gan. Người bị rối loạn chức năng gan có thể ăn táo tươi như bình thường hoặc chế biến thành các món như salad, nước ép táo,…

14. Củ cải đường

Củ cải đường sở hữu nhiều beta-carotene giúp ổn định, phục hồi chức năng gan, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng rôm sảy, mụn nhọt,… ở người bị nóng trong. Thành phần của củ cải đường còn hỗ trợ chống viêm, kiểm soát huyết áp, cải thiện sức khỏe não bộ, hệ tiêu hóa,…

15. Quả óc chó

Hàm lượng arginine trong quả óc chó có khả năng tăng cường giải độc amoniac bám tại gan. Khi gan tồn đọng độc tố sẽ gây ra biểu hiện nóng gan, về lâu dài dẫn đến chứng suy giảm chức năng. Axit béo omega-3 và glutathione của quả óc chó cũng hỗ trợ giải độc gan hữu hiệu. Bạn không cần chế biến quả óc chó quá cầu kỳ, hãy rang thơm và nhai kỹ vài hạt mỗi ngày là được.

16. Rau má

Bạn đừng ngần ngại chọn rau má khi chưa biết rối loạn chức năng gan nên ăn gì. Trong đông y, rau má có tính mát, vị ngọt, giúp giải độc, làm mát gan, lợi tiểu. Người bị rối loạn chức năng gan có thể nấu canh rau má, ép lấy nước uống đều hữu ích. Rau má cũng thường được phơi khô, đun lấy nước uống để giải nhiệt cơ thể, hỗ trợ chữa chứng táo bón.

rối loạn chức năng gan nên ăn gì, rau má

Rau má trong đông y có tính mát, vị ngọt, mang đến công dụng lợi tiểu, giải độc gan,…

17. Lá mã đề

Lá mã đề (bông mã đề) là loại thảo dược thường xuất hiện trong các bài thuốc dân gian giúp chữa chứng phát ban, tiểu rắt do nóng gan. Lá mã đề có khả năng giải độc, làm mát gan hữu hiệu thông qua hàm lượng dưỡng chất dồi dào như vitamin A, C, K,… Thế nhưng, phụ nữ đang mang thai nên tránh dùng lá mã đề vì có thể làm sảy thai.

18. Bồ công anh

Bồ công anh là loại cỏ dại thường xuất hiện ở nhiều nơi. Ít ai biết rằng bồ công anh còn là thảo dược hữu ích cho sức khỏe, mang đến công dụng làm mát gan, giảm mệt mỏi, căng thẳng,… nhờ khả năng kích thích gan một cách tự nhiên, cải thiện chức năng gan, hỗ trợ loại bỏ độc tố, cân bằng điện giải,… Cách chế biến bồ công anh cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy phần lá đun sôi rồi lọc lấy nước uống.

19. Hoa cúc mát gan

Hoa cúc là loại thảo mộc quý, có thể được dùng để sắc thuốc, pha trà. Hoa cúc có tính mát, hữu ích cho hệ bài tiết và tiêu hóa. Trà hoa cúc có công dụng giải nhiệt cho gan, giúp làn da luôn khỏe mạnh, tươi trẻ,… nhờ sở hữu các chất hữu ích như sesquiterpene lactone, flavonoid, vitamin A, B, C,… Người bị rối loạn chức năng gan có thể sử dụng hoa cúc tươi hoặc phơi khô để dùng dần đều được.

rối loạn chức năng gan nên uống gì, trà hoa cúc

Trà hoa cúc giúp thanh nhiệt, giải độc gan, tốt cho hệ bài tiết, tiêu hóa

20. Đu đủ

Đu đủ là loại trái cây lành tính, bổ dưỡng, sở hữu nhiều vitamin thiết yếu. Hàm lượng vitamin C của đu đủ sẽ giúp những tổn thương tại gan chóng lành. Hoạt chất protease trong đu đủ còn hỗ trợ chức năng gan phân giải, chuyển hóa protein thuận lợi hơn,… Vì thế, người bệnh rối loạn chức năng gan nên thưởng thức loại trái cây này.

21. Rau họ cải

Rau họ cải cũng là thực phẩm phù hợp để đưa vào khẩu phần khi bạn chưa biết rối loạn chức năng gan nên ăn gì. Rau họ cải như cải bẹ xanh, bắp cải tí hon,… đều rất hữu ích cho gan. Hàm lượng chất xơ dồi dào của rau họ cải sẽ giúp gan thêm khỏe mạnh. Phytochemical và các chất chống oxy hóa trong rau họ cải còn hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư gan.

22. Quả mọng

Những loại quả mọng điển hình là dâu tây, việt quất,… đều rất dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất. Quả mọng còn sở hữu chất chống oxy hóa như anthocyanin. Chất chống oxy hóa trong quả mọng sẽ góp phần cải thiện tình trạng tổn thương tại gan. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, chiết xuất từ quả việt quất sở hữu hoạt tính giúp làm chậm sự tăng sinh của tế bào ung thư gan.

23. Nho

Nho cũng là loại quả sở hữu nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ. Cụ thể, chất chống oxy hóa resveratrol trong nho sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ xuất hiện thêm những tổn thương tại gan, hạn chế tình trạng viêm ở người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).

rối loạn chức năng gan nên ăn gì, nho

Thành phần của nho sở hữu nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa hữu ích

24. Các loại hạt

Thành phần của các loại hạt có nhiều chất béo không bão hòa hữu ích cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, áp dụng chế độ ăn với lượng hạt cao hơn có thể liên quan đến việc làm giảm những nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) ở nam giới.

Người bị nóng, rối loạn chức năng gan có thể thưởng thức các loại hạt như hướng dương, hạt dẻ, hạnh nhân,… Vitamin E trong những loại hạt này cũng có khả năng góp phần bảo vệ gan, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Hàm lượng arginine trong các loại hạt cũng làm quá trình đào thải amoniac diễn ra nhanh hơn. Điều này sẽ làm giảm áp lực đào thải độc tố tại thận và gan.

25. Cá béo

Trước thắc mắc rối loạn chức năng gan nên ăn gì, chuyên gia dinh dưỡng có thể sẽ gợi ý cho người bệnh dùng các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá tuyết, cá ngừ,… Vì hàm lượng omega-3, vitamin D dồi dào trong cá béo giúp chống oxy hóa hữu hiệu, phòng ngừa tổn thương tại gan, hạn chế sự bùng phát của phản ứng viêm.

26. Cà phê

Cà phê sẽ giúp gan khỏe mạnh hơn. Thế nhưng bạn không nên thêm nhiều đường khi uống cà phê. Vì hàm lượng đường dư thừa sẽ gây hại cho gan. Cà phê có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm. Loại cà phê có hay đã khử caffeine đều mang đến tác dụng hữu ích. Nghiên cứu cũng cho thấy, diterpenes trong cà phê mang đến công dụng giải độc, hữu ích với người mắc bệnh xơ gan (tác nhân có thể làm suy giảm chức năng gan).

rối loạn chức năng gan nên uống gì, cà phê

Cà phê sở hữu đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, hữu ích cho người đang gặp các vấn đề về gan

27. Mướp đắng (khổ qua)

Trong đông y, mướp đắng vốn được xem là vị thuốc làm mát gan hữu hiệu. Mướp đắng có tính lạnh, vị đắng, không độc, giúp tiêu khát, thanh nhiệt, hữu ích cho người đang bị nóng gan (rối loạn chức năng gan). Bên cạnh đó, thông qua hàm lượng dưỡng chất dồi dào gồm sắt, phốt pho, magie, canxi, kali, vitamin A, C, E, B9,… mướp đắng được xem là thực phẩm tốt cho gan, hỗ trợ điều trị chứng viêm gan siêu vi (tác nhân có thể làm rối loạn chức năng gan),…

28. Bổ sung trái cây họ cam – quýt

Trái cây họ cam – quýt chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C dồi dào, mang đến tác dụng thải độc, thanh lọc gan. Bên cạnh đó, nhóm trái cây này còn hỗ trợ tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe cho gan, ngăn ngừa tình trạng suy giảm chức năng.

29. Dầu oliu

Nếu phải dùng chất béo thì so với việc dùng mỡ động vật, sử dụng dầu oliu sẽ có lợi cho sức khỏe nhiều hơn. Vì đây là loại dầu hữu cơ. Đặc biệt, dầu oliu còn chứa những loại cholesterol tốt, các axit béo hữu ích, hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, lipid trong dầu oliu còn có công dụng giải độc gan, góp phần giảm bớt gánh nặng cho cơ quan này.

Dầu oliu tốt cho người bị rối loạn chức năng gan

Dầu oliu sở hữu hàm lượng lipid hữu ích, hỗ trợ giải độc gan

30. Cà chua

Cà chua cung cấp nhiều dưỡng chất hữu ích cho sức khỏe như vitamin A, C, K,… Hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào trong cà chua còn có đặc tính kháng viêm, góp phần làm giảm nguy cơ gây bệnh gan nhiễm mỡ, tránh bị rối loạn chức năng gan.

31. Bí ngô

Bí ngô là gợi ý hợp lý nếu người bệnh đang băn khoăn bị rối loạn chức năng gan nên ăn gì. Bí ngô là nguồn cung cấp carotenoid, chất chống oxy hóa, vitamin C hữu ích cho gan.

32. Chuối

Thành phần của chuối có nhiều magie, canxi, kali, vitamin A, B6, C,… Những dưỡng chất này đều rất hữu ích, giúp cơ thể hoạt động thuận lợi. Chuối còn là loại trái cây giàu tinh bột kháng – một loại chất xơ không bị hấp thụ/chuyển hóa tại ruột non và không có sự thay đổi khi đến ruột già. Do đó, glucose sẽ không được hấp thụ vào máu. Chuối có thể phòng ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ sau bữa ăn, thậm chí làm đảo ngược những triệu chứng của bệnh, góp phần hạn chế nguy cơ bị rối loạn chức năng gan.

33. Dưa hấu

Dưa hấu chứa hàm lượng nước cao và cũng rất hữu ích cho quá trình hydrat hóa (đây là quá trình bổ sung phân tử nước vào những hợp chất hữu cơ). Vitamin C trong dưa hấu có công dụng kháng viêm, hoạt động như một chất chống oxy hóa cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Kali trong dưa hấu hữu ích cho sự hoạt động của cơ và dây thần kinh, góp phần đảm bảo chức năng gan diễn ra bình thường. Ngoài ra, lycopene trong dưa hấu còn sở hữu đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ gan.

Dưa hấu tốt cho người bị rối loạn chức năng gan

Kali, lycopene,… trong dưa hấu góp phần giúp gan thêm khỏe mạnh, cải thiện chức năng tốt hơn

Bị rối loạn chức năng gan nên kiêng ăn gì?

Việc tìm câu trả lời cho thắc mắc rối loạn chức năng gan nên ăn gì chưa đủ để xây dựng một khẩu phần lành mạnh. Người bệnh phải tìm hiểu thêm về các món cần kiêng để bảo vệ gan, góp phần cải thiện triệu chứng. Dưới là những thực phẩm người bệnh rối loạn chức năng gan nên tránh dùng:

1. Kiêng rượu bia, thức uống có cồn

Dùng rượu bia là một trong những tác nhân gây ra tình trạng nóng gan, làm gia tăng nguy cơ bị các bệnh lý về gan. Ước tính có khoảng 90% lượng cồn đào thải qua gan khi uống rượu bia. Lúc này, những tế bào gan sẽ phải hoạt động hết công suất để có thể đào thải cồn. Trong khi đó, mỗi ngày gan chỉ có khả năng đào thải một lượng cồn nhất định. Nếu dung nạp vào cơ thể quá nhiều cồn không đào thải được hết sẽ gây ra tình trạng quá tải, làm gan bị tổn thương.

Ngoài chứng nóng gan, người thường dùng rượu bia còn làm men gan gia tăng, dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ,… Khi sử dụng lượng lớn thức uống có cồn hay dùng với tần suất thường xuyên sẽ khiến tế bào Kupffer (đại thực bào trong xoang gan) làm quá trình oxy hóa các chất béo bị gián đoạn, gia tăng sự tích lũy chất béo, gây ra chứng mỡ hóa gan. Rượu bia còn thúc đẩy vi khuẩn và độc tố chuyển dịch từ ruột vào gan. Để cơ thể không bị nhiễm độc, người có men gan cao, rối loạn chức năng gan,… nên kiêng dùng rượu bia.

rối loạn chức năng gan kiêng rượu bia, thức uống có cồn

Người bị rối loạn chức năng gan nên kiêng dùng rượu bia để tránh làm men gan tăng cao nhiều hơn, hạn chế biến chứng nguy hiểm

2. Kiêng ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ

Ngoài việc tìm hiểu rối loạn chức năng gan nên ăn gì và đưa những thực phẩm hữu ích vào khẩu phần, người bệnh đừng quên kiêng dùng món chứa nhiều dầu mỡ. Vì ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo như thịt mỡ, bơ, phô mai, món chiên xào,… kết hợp với lối sống lười vận động sẽ khiến lá gan phải hoạt động trong trạng thái mệt nhọc.

Lúc này, gan sẽ bị ứ đọng nhiều glycogen và chất béo. Khi đó, những tế bào Kupffer sẽ bị kích hoạt quá mức nhằm phản ứng lại với tình trạng kể trên khiến gan chịu tổn thương, gây ra chứng gan/máu nhiễm mỡ, tăng men gan.

3. Tránh xa thức ăn không đảm bảo vệ sinh, độc hại

Ngày nay, nhiều người có thói quen ăn uống ngoài hàng quán thường xuyên vì tính chất công việc bận rộn. Thế nhưng, món ăn được chế biến tại hàng quán đôi khi không đảm bảo vệ sinh, thậm chí tẩm ướp hóa chất độc hại vì lợi nhuận, khiến gan bị tổn thương. Mặt khác, tế bào gan phải hoạt động quá sức để loại bỏ độc tố từ thực phẩm bẩn. Lúc này, các chất trung gian sẽ liên tục được sản sinh, duy trì việc kích hoạt tế bào Kupffer. Từ đó khiến tế bào gan bị suy yếu, thậm chí chết trên diện rộng, làm men gan gia tăng cao, dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.

4. Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt

Người gặp chứng men gan cao nên kiêng dùng món ngọt. Vì đồ ngọt sẽ khiến glucose xuất hiện nhiều trong máu, ngăn cản quá trình hấp thụ dưỡng chất, ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, làm cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Khi giảm nạp đường vào cơ thể, người bị men gan cao sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch. Bên cạnh đó, món ngọt như kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, socola,… sẽ làm gia tăng gánh nặng cho gan, làm tăng men gan, khiến bệnh gan nhiễm mỡ thêm nghiêm trọng.

Bị rối loạn chức năng gan hạn chế đồ ngọt

Người có men gan cao, đang bị bệnh gan nhiễm mỡ,… nên hạn chế dùng món ngọt để tránh làm triệu chứng thêm nặng

5. Hạn chế ăn thịt đỏ và nội tạng động vật

Khi đã biết rối loạn chức năng gan nên ăn gì, người bệnh cần kiêng dùng thêm một số thực phẩm, điển hình là thịt đỏ và nội tạng động vật. Thịt đỏ như thịt bò, dê,… sở hữu nhiều protein trong thành phần. Thế nhưng người bị nóng gan nên hạn chế ăn loại thực phẩm này. Vì tiêu thụ món chứa nhiều đạm sẽ khiến gan bị quá tải, dễ làm tổn thương tế bào. Mặt khác, nội tạng động vật chứa lượng lớn cholesterol, có nguy cơ làm quá trình bài tiết mật tắc nghẽn, tác động đến hoạt động đào thải độc tố tại gan. Do đó, người mắc bệnh rối loạn chức năng gan không nên ăn nội tạng động vật.

6. Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn

Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, đồ uống đóng chai đều chứa chất bảo quản. Các chất này ít nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến gan. Vì thế, người bị rối loạn chức năng gan cần hạn chế dùng những loại thực phẩm kể trên.

7. Hạn chế đồ ăn nhiều muối, gia vị

Người đang bị rối loạn chức năng gan nên hạn chế ăn món chứa nhiều muối, gia vị. Vì muối, gia vị sẽ tồn đọng, tích lũy ở gan, gây ra chứng tích nước, phù nề, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng đào thải độc tố.

Lưu ý trong chọn và chế biến thực phẩm tốt cho gan

Bên cạnh việc tìm hiểu rối loạn chức năng gan nên ăn gì, cần kiêng món nào để bảo vệ sức khỏe, người bệnh phải lưu ý thêm một số vấn đề trong việc chọn và chế biến thực phẩm, cụ thể như sau:

  • Chọn thực phẩm tươi, biết rõ nguồn gốc: Người bệnh chỉ nên chọn dùng thực phẩm tươi, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng cách.
  • Chế biến thực phẩm đúng cách, hạn chế dầu mỡ: Ưu tiên chế biến các món ăn hạn chế dùng dầu mỡ như luộc, hấp, nướng. Thực phẩm cần được chế biến đúng cách để không làm mất dưỡng chất, tránh tình trạng biến chất có lợi thành hại.
  • Ăn uống đúng cách với lượng vừa đủ: Người bệnh chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm trong cùng một bữa. Bạn nên tránh bảo quản thức ăn quá lâu, dùng đi dùng lại nhiều lần. Nước uống và thức ăn cũng phải được kết hợp sao cho đúng cách.
  • Kết hợp tập luyện và ăn uống đều đặn: Người bệnh đừng quên kết hợp chế độ ăn uống với việc vận động, tập luyện thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ gan giải độc,…
  • Dùng sản phẩm hỗ trợ chức năng gan: Người bệnh có thể dùng thêm một số sản phẩm hỗ trợ, tăng cường, nâng cao chức năng gan theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý trong chọn và chế biến thực phẩm tốt cho gan

Bạn nên chọn dùng thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Tóm lại, việc tìm hiểu rối loạn chức năng gan nên ăn gì, cần tránh dùng món nào có vai trò quan trọng, góp phần giúp sức khỏe được cải thiện theo hướng tích cực, hạn chế nguy cơ làm bệnh diễn ra nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên chủ động điều chỉnh khẩu phần ăn uống lành mạnh, có lợi cho chức năng gan. Nếu có thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome qua hotline 1900 633 599.

Rate this post
17:14 09/06/2023