Gan là một cơ quan nội tạng dễ bị tổn thương ở cấp độ tế bào. Vì thế, việc hiểu rõ mắc bệnh gan nên ăn gì đóng một vai trò hết sức quan trọng, không những giúp bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe mà còn hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như đái tháo đường, cao huyết áp, xơ gan hay thậm chí là ung thư gan. Vậy, người bệnh gan kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe? Gan yếu nên ăn gì giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.
Người bệnh gan nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Gan là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, đảm nhận hơn 300 nhiệm vụ và chức năng phức tạp khác nhau, bao gồm: giúp cơ thể loại bỏ độc tố, đông máu, chuyển hóa đường, đạm với chất béo thành năng lượng (và ngược lại), dự trữ vi chất (sắt, vitamin A,…) cho cơ thể, sản xuất mật, tổng hợp protein và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Vì gan là cơ quan trực tiếp chuyển hóa dưỡng chất từ thực phẩm thành năng lượng để nuôi sống cơ thể nên đối với người mắc bệnh gan, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học đóng một vai trò then chốt, mang tính quyết định trong việc tăng cường hiệu quả điều trị bệnh và ngăn ngừa sớm các biến chứng liên quan.
Bệnh lý về gan là nhóm bệnh lý phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay
Theo các chuyên gia, một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho gan hoạt động, đồng thời góp phần làm giảm thiểu sự dung nạp các hợp chất gây hại cho gan, tạo điều kiện thuận lợi để gan phục hồi nhanh chóng.
Ngược lại, một chế độ dinh dưỡng thiếu chất, thiếu năng lượng sẽ khiến gan bị suy nhược. Trong khi đó, một chế độ dinh dưỡng “vỗ béo” quá đà sẽ khiến gan “quá tải” và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh hiện có. Tóm lại, để xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh gan, bạn cần ăn uống có chọn lọc, hiểu rõ người bệnh gan nên ăn gì và tuân thủ theo một số nguyên tắc dinh dưỡng sau:
Chất đạm (protein) giúp xây dựng và sửa chữa các mô của cơ thể, bao gồm cả tế bào gan. Chúng cũng ngăn ngừa sự tích tụ chất béo làm tổn thương tế bào gan thêm nữa. Theo nghiên cứu, người mắc bệnh gan cần ăn từ 1.2 – 1.5g đạm / kg trọng lượng / ngày để duy trì cân bằng nitơ dương trong cơ thể.
Vậy, người mắc bệnh gan nên ăn gì để cung cấp đủ lượng đạm cho cơ thể? Đáp án chính là tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm như: trứng, cá, thịt nạc gia súc, gia cầm, sữa ít béo, các loại đậu (đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng,…) và các loại hạt (hạt đậu phộng, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,…).
Người bệnh gan nên ăn gì chứa nhiều protein vì dưỡng chất này giúp các mô gan phục hồi nhanh chóng
Chất xơ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe to lớn cho người mắc bệnh gan theo 3 cơ chế:
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người trưởng thành nói chung và người mắc bệnh gan nói riêng nên tiêu thụ tối thiểu 38g chất xơ / ngày (đối với nam) và 26g chất xơ / ngày (đối với nữ). Vậy, người bị bệnh gan nên ăn gì để cung cấp đầy đủ chất xơ cho thể? Đáp án chính là tiêu thụ rau lá xanh, trái cây, củ quả, ngũ cốc, các loại hạt và đậu.
Ăn nhiều chất xơ từ rau củ quả giúp cải thiện tình trạng bệnh lý ở gan theo 3 cơ chế khác nhau
Các loại chất béo không bão hòa (PUFA) như omega 3, 6, 9 giúp điều chỉnh quá trình tổng hợp, oxy hóa và phân hủy chất béo trung tính hoặc chất béo xấu ở gan, góp phần ngăn chặn sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) thành các vấn đề sức khỏe đe dọa tính mạng như xơ gan hoặc ung thư gan.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hàm lượng chất béo PUFA mà một người trưởng thành nên tiêu thụ mỗi ngày là từ 25 – 31g / ngày (đối với nam) và từ 22 – 25g / ngày (đối với nữ). Vậy, người bị bệnh gan nên ăn gì để cung cấp đầy đủ chất béo PUFA cho thể? Đáp án chính là tiêu thụ nhiều dầu thực vật, quả bơ, các loại hạt, đậu và mỡ từ các loại cá béo (cá hồi, cá mòi, cá thu, v.v…)
Một chế độ ăn đầy đủ vitamin và khoáng chất không những giúp gan hồi phục nhanh chóng mà còn giúp cơ thể đảm bảo các hoạt động sống khác diễn ra tối ưu. Ví dụ, theo nghiên cứu, những người có chế độ ăn giàu vitamin C và E thường có tỉ lệ mỡ nội tạng trong gan ít hơn những người ăn uống không lành mạnh, đồng thời giúp ngăn ngừa xơ gan, viêm gan và ung thư gan hiệu quả.
Trong một số trường hợp, người bệnh gan có thể được bác sĩ chỉ định uống viên vitamin tổng hợp để giảm tải áp lực lên gan
Khi gan suy nhược, việc lựa chọn sai thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vậy, người gan yếu nên ăn gì để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh? Người bị gan nên uống gì để ngăn ngừa các biến chứng xơ gan và ung thư gan?
Dưới đây là danh sách 19 loại thực phẩm mà người bệnh gan ăn nên ăn, giúp bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe và sở hữu một lá gan khỏe mạnh:
Người bị gan nên uống gì? Câu trả lời chính là nên uống cà phê. Đối với người bị men gan cao, cà phê có khả năng hạ men gan hiệu quả. Không những thế, nghiên cứu còn chỉ rõ, uống cà phê còn giúp ngăn ngừa hình thành xơ gan ở những người mắc chứng viêm gan mạn tính. Cụ thể, việc uống 1 – 4 tách cà phê mỗi ngày có thể giúp người bệnh viêm gan mạn tính giảm 15 – 71% nguy cơ tử vong do biến chứng xơ gan.
Uống 4 tách cà phê mỗi ngày có thể làm giảm 71% nguy cơ tử vong khi mắc bệnh viêm gan mạn tính
Trà xanh có chứa polyphenol – một hợp chất oxy hóa được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan chống lại các tổn thương cấp tế bào do rượu gây ra. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiêu thụ trà xanh có thể giúp điều chỉnh quá trình chuyển hóa lipid , làm giảm sự tích tụ mỡ trong gan, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ do rượu hoặc không do rượu.
Tương tự như trà xanh, quả mọng – đặc biệt là các loại quả mọng sẫm màu, chẳng hạn như việt quất, mâm xôi, mạn việt quất,… có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa polyphenol, giúp bảo vệ gan khỏi bị hư hại do các phản ứng oxy hóa gây viêm. Theo nghiên cứu, việc bổ sung nước ép việt quất có thể làm tăng khả năng chống oxy hóa trong gan, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng xơ gan hiệu quả.
Bưởi có chứa naringin và naringenin – những chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm, bảo vệ tế bào gan khỏi bị tổn thương khi gặp các tác nhân gây căng thẳng oxy hóa. Theo nghiên cứu, ăn bưởi còn góp phần làm tăng hoạt động của glutathione peroxidase (GSH-Px) – một enzyme chống oxy hóa giúp bảo vệ DNA, protein và màng lipid của tế bào gan khỏi sự tấn công của gốc tự do.
Ăn bưởi giúp làm tăng nồng độ chất chống oxy hóa glutathione chứa trong gan
Người bị gan yếu nên ăn gì? Câu trả lời chính là tăng cường ăn nho. Theo nghiên cứu, việc bổ sung nho làm tăng biểu hiện của các gen liên quan đến quá trình vận chuyển, thoái hóa và cô lập axit béo tự do. Như vậy, bằng cách thay đổi các kiểu biểu hiện gen, nho có thể hỗ trợ làm giảm thiểu tác dụng phụ của chế độ ăn nhiều chất béo, giúp bảo vệ gan luôn khỏe mạnh.
Nước ép củ dền từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc để kích hoạt men gan, hỗ trợ chức năng giải độc của gan. Nguyên nhân là vì nước củ dền chứa nhiều betalain – một hợp chất oxy hóa có tác dụng kháng viêm, bảo vệ tế bào gan chống lại sự tấn công của các gốc tự do, ngăn ngừa bệnh xơ gan. Không những thế, chiết xuất củ dền còn được chứng minh là có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ và các tổn thương gan khác.
Nếu bạn chưa biết người bị bệnh gan nên ăn gì để cải thiện tình trạng xơ gan và mỡ nội tạng, thì câu trả lời chính là ăn các loại cá béo. Thông qua nhiều cơ chế khác nhau, chất béo omega-3 có trong dầu cá béo đã được chứng minh là có khả năng làm giảm tích tụ mỡ và hạ nồng độ men gan. Nhờ đó, tiêu thụ các loại cá béo vùng nước lạnh như như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu,… giúp bạn ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh men gan cao.
Dầu ô-liu chứa hàm lượng axit béo không bão hòa đơn cao, chủ yếu là axit oleic và các hợp chất phenolic, chẳng hạn như hydroxytyrosol và oleuropein. Nhờ đó, dầu ô-liu nguyên chất được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan thông qua cơ chế ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, đồng thời ức chế tiến trình thoái hóa, hình thành xơ và các phản ứng oxy hóa chất béo gây viêm tại gan.
Dầu ô-liu là “thần dược tự nhiên” đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Rau củ họ cải chứa nhiều các hợp chất glucosinolate, không chỉ bảo vệ tế bào gan mà còn giúp gan sản xuất ra nhiều hợp chất glutathione – một hợp chất chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể người và là nền tảng cho nhiều phản ứng giải độc gan quan trọng khác.
Không những thế, nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ nhiều các loại rau họ cải còn tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư, ức chế các đột biến gen gây ung thư, làm sụt giảm sự phát triển của tế bào ung thư nói chung, bao gồm cả ung thư gan. Nhờ đó, ăn nhiều rau họ cải giúp bạn “thanh lọc” gan và tăng cường sức đề kháng cho toàn cơ thể.
Để bổ sung rau họ cải vào khẩu phần dinh dưỡng, bạn có thể ăn bắp cải tím, bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải Brussels, cải xoăn, cải rổ, củ cải trắng, cải thìa, su hào, v.v… Tốt nhất, bạn nên tăng cường ăn salad trộn từ các loại rau họ cải với dầu ô-liu nguyên chất để “nhân đôi” hiệu quả hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, giúp bạn cải thiện gan theo nhiều cơ chế khác nhau.
Rau chân vịt và các loại rau lá xanh chứa nhiều glutathione – một hợp chất chống oxy hóa tương tự như hoạt chất mà gan tạo ra trong cơ thể người, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ gan trước sự tấn công của các gốc tự do gây thoái hóa, xơ gan và ung thư gan. Theo thống kê, các loại rau lá xanh chứa nhiều glutathione nhất là măng tây, cải bó xôi, cải xoăn, rau mùi tây, v.v…
Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng chất đạm (protein) cao trong đậu nành và các hợp chất chống oxy hóa isoflavonoids nói chung chứa trong các loại đậu có thể làm tăng khả năng chống oxy hóa, cải thiện tình trạng kháng insulin, từ đó giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu hiệu quả.
Theo nghiên cứu, yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt là nhóm thực phẩm cực kỳ tốt đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. So với ngũ cốc tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, betaine và choline. Trong khi chất xơ giúp hạn chế hấp thụ chất béo thì cả betaine và choline đều tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa mỡ ở gan, giúp gan chuyển hóa chất béo hiệu quả và cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, betaine và choline rất tốt cho người bị bệnh gan
Tương tự như các loại ngũ cốc, việc tiêu thụ các loại hạt cũng giúp bạn tăng cường sức khỏe của gan. Theo nghiên cứu, ăn một lượng vừa phải (15 – 30g) hạt mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu xuống 15% (đối với nữ) và 9% (đối với nam) khi so sánh với những người không tiêu thụ hạt trong khẩu phần ăn của mình.
Sở dĩ các loại hạt tốt cho gan vì chúng chứa nhiều axit béo không bão hòa, vitamin E và chất chống oxy hóa. Các hợp chất này có thể giúp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bằng cách hỗ trợ gan chuyển hóa chất béo hiệu quả, đồng thời ức chế các phản ứng gây viêm làm tổn thương gan.
Người bị bệnh gan nên ăn gì giúp “đánh bay” mỡ thừa và loại bỏ tình trạng men gan cao? Đáp án chính là ăn củ nghệ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nghệ có chứa cucurmin – một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ khiến cho nghệ có màu vàng tươi đặc trưng. Nghiên cứu cho thấy, curcumin có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) thông qua 3 cơ chế:
Hạt hướng dương là một loại thực phẩm tốt cho người bệnh gan, đặc biệt là người mắc bệnh gan nhiễm mỡ vì chúng chứa hàm lượng vitamin E cực kỳ cao. Theo nghiên cứu, vitamin E giúp cải thiện tính toàn vẹn của gan bằng cách làm giảm cụm protein biệt hóa 36 ở gan (CD36) – một chất vận chuyển ở màng tế bào chịu trách nhiệm hấp thu axit béo vào gan. Nhờ đó, ăn nhiều hạt hướng dương giúp bạn ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, đồng thời giúp gan chống lại được sự tấn công của các tác nhân gây oxy hóa.
Hạt hướng dương chứa nhiều vitamin E, hỗ trợ người mắc bệnh gan hồi phục nhanh chóng
Ứng dụng của tỏi và các dẫn xuất liên quan của nó từ lâu đã được chứng minh là có khả năng cải thiện nhiều bệnh về gan. Đặc biệt, một thử nghiệm lâm sàng cho thấy, tiêu thụ tỏi với hàm lượng 800mg / ngày trong vòng 15 tuần liên tục giúp cải thiện đáng kể tình trạng gan nhiễm mỡ, men gan cao, làm giảm lượng mỡ trong máu và lượng đường huyết lúc đói ở bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Nhờ đó, ăn tỏi giúp bạn nâng cao sức khỏe toàn diện không những cho gan mà còn cho toàn cơ thể.
Theo nghiên cứu, dầu quả bơ có khả năng cải thiện tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bằng cách tăng cường chức năng của ty thể, hạn chế stress oxy hóa và các phản ứng gây viêm ở những bệnh nhân mắc bệnh gan vì chế độ ăn tiêu thụ quá nhiều đường fructose. Sở dĩ dầu quả bơ tốt cho gan là nhờ hàm lượng cao axit béo oleic cùng các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ như carotenoid, phytosterol, chất diệp lục và vitamin E.
Người bị gan nên uống gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước là một loại thức uống có chi phí thấp nhưng lại có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan cực kỳ hiệu quả. Trong cơ thể, nước đóng vai trò là chất dẫn truyền, tạo môi trường để gan thực hiện các phản ứng trao đổi chất một cách tối ưu.
Khi cơ thể uống đủ nước, máu của bạn tuần hoàn qua gan dễ dàng hơn, do đó chúng sẽ được “thanh lọc” kỹ hơn. Ngược lại, khi cơ thể càng thiếu nước, gan của bạn càng kém hiệu quả trong việc lọc các chất độc như rượu, hóa chất và kim loại nặng, từ đó làm trầm trọng hơn các bệnh lý gan sẵn có.
Nhìn chung, thực phẩm nguồn gốc thực vật nói chung đều tốt cho gan, nhất là đối với những bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) . Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ các thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể giúp các bệnh nhân mắc bệnh NAFLD cải thiện cân nặng, đưa nồng độ men gan về mức bình thường.
Bên cạnh đó, tăng tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp cơ thể nhận được nhiều chất chống oxy hóa (flavonoids, carotenoids, polyphenols,…) và hệ vi sinh vật đường ruột có lợi cho gan. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng “xịn sò” mà phương pháp ăn kiêng dựa trên thực vật đã được nhiều bác sĩ dinh dưỡng trên khắp thế giới áp dụng để điều trị bệnh gan và ngăn ngừa các bệnh mạn tính liên quan đến gan, bao gồm viêm gan, xơ hóa, xơ gan hoặc ung thư biểu mô tế bào gan.
Rau củ quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tính toàn vẹn của tế bào gan trước sự tấn công của mầm bệnh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị bệnh gan nên kiêng ăn 9 loại thực phẩm sau:
Một chế độ ăn quá mặn (chứa nhiều muối natri) có thể khiến cơ thể bị tăng khả năng tích nước, gây phù nề cổ chân, cổ tay, đồng thời làm gia tăng sự tích tụ chất lỏng trong khoang bụng, tạo nên hiện tượng cổ trướng. Do đó, hạn chế ăn mặn thường là lời khuyên dinh dưỡng đầu tiên mà bệnh nhân gan nhận được từ bác sĩ để ngăn ngừa sớm những biến chứng nguy hiểm của bệnh gan.
Tiêu thụ quá nhiều đường làm gia tăng chỉ số đường huyết. Lâu dần, tình trạng này sẽ dẫn đến bệnh rối loạn dinh dưỡng (thừa cân, béo phì), khiến gan nhiễm mỡ và hình thành nhiều phản ứng kháng insulin ở gan, từ đó gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 2. Không dừng lại ở đó, tiêu thụ quá nhiều đường còn khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh xơ gan hoặc ung thư gan. Do đó, người mắc bệnh gan cần kiêng ăn thực phẩm nhiều đường để ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người bệnh gan cần tránh xa việc tiêu thụ các loại chất béo xấu (chất béo bão hòa, trans fat, cholesterol) gây hại cho sức khỏe bằng cách hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, thực phẩm chiên ngập dầu hoặc đồ ăn có chứa mỡ gia súc, gia cầm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất béo xấu là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, đồng thời khiến tình trạng bệnh trở nặng, sau đó tiến triển nhanh thành xơ gan, viêm gan và ung thư gan.
Người mắc bệnh gan nên ăn gì chứa ít muối, đường và dầu mỡ
Rượu bia là chất kịch độc đối với gan. Sau mỗi lần gan lọc rượu, có một số tế bào gan sẽ chết đi. Tuy gan có thể sản sinh ra các tế bào mới, nhưng việc lạm dụng rượu kéo dài (uống quá nhiều) trong nhiều năm có thể làm giảm khả năng tái tạo của gan. Điều này có thể gây ra những tổn thương gan nghiêm trọng, để lại hậu quả vĩnh viễn hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý gan hiện có.
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, đường, bột ngọt và các loại chất điều vị công nghiệp. Đây là đều là những hợp chất gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của gan. Cụ thể, hàm lượng natri cao chứa trong muối ăn, bột ngọt và các chất điều vị có thể làm gây ra hiện tượng tích nước quá mức ở gan, dễ gây thoái hóa, dẫn đến xơ gan. Trong khi đó, đường làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, kháng insulin, gây nên bệnh tiểu đường.
Thịt đỏ có thể chứa nhiều chất đạm (protein), nhưng tiêu hóa thịt đỏ là một công việc nặng nhọc đối với gan. Ngoài ra, sự tích tụ protein dư thừa trong gan có thể dẫn đến các bệnh gan nhiễm mỡ, gây ảnh hưởng xấu đến não và thận.
Nội tạng động vật chứa hàm lượng vitamin A cao vượt ngưỡng khuyến cáo đối với nhu cầu hàng ngày của cơ thể người. Cụ thể, 100g gan bò có thể cung cấp cho cơ thể một hàm lượng vitamin A đủ dùng trong 8 ngày liên tục. Do đó, tiêu thụ quá nhiều nội tạng động vật có thể khiến gan bị ngộ độc vitamin A, gây tổn thương gan nghiêm trọng.
Tiêu thụ quá nhiều nội tạng làm tăng nguy cơ ngộ độc vitamin A ở gan
Sò, nghêu, hàu và các loại thủy hải sản giáp xác sống hoặc nấu chưa chín tới có thể chứa vi khuẩn Vibrio vulnificus – một loại vi khuẩn đặc biệt có hại cho những người mắc bệnh gan. Khi nhiễm bệnh, vi khuẩn có thể khiến bạn bị tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, đồng thời làm tăng nguy cơ xơ gan và tử vong vì bệnh gan sẵn có.
Những bất ổn ở gan thường được chia thành nhiều loại bệnh khác nhau. Trong đó, mỗi trường hợp bệnh lý đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng riêng biệt, đặc thù để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Cụ thể:
Viêm gan cấp tính là tình trạng gan bị nhiễm virus viêm gan siêu vi B hoặc C. Bệnh thường gây ra các triệu chứng cấp tính khiến người bệnh bị đau gan, hành sốt và “ăn không ngon, ngủ không yên”. Do đó, người bệnh viêm gan cấp tính cần:
Viêm gan mạn tính là tình trạng viêm gan kéo dài hơn 6 tháng do nhiễm virus, nhiễm mỡ, do rượu hoặc do các bệnh tự miễn. Tình trạng viêm gan kéo dài khiến gan bị suy nhược trầm trọng. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho người viêm gan mạn tính cần:
Tinh bột phức hợp từ các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn hạn chế tình trạng nhiễm mỡ ở gan
Đối với bệnh xơ gan, bạn cần tuân thủ theo các khuyến nghị dinh dưỡng sau:
Tiêu chí dinh dưỡng | Xơ gan | |
Không tràn dịch màng bụng | Có tràn dịch màng bụng | |
Hàm lượng muối | Ít hơn 4g / ngày | Ít hơn 2g / ngày |
Hàm lượng nước uống | 1.5 – 2 lít / ngày | 1 – 1.5 lít / ngày |
Hàm lượng đạm | 1 – 1.2g đạm / kg cơ thể / ngày | 0.8g đạm / kg cơ thể / ngày |
Loại đạm (protein) | Ưu tiên đạm có giá trị sinh học cao từ thịt nạc, cá, trứng, sữa tách béo và các loại đậu, hạt | Ưu tiên đạm giá trị sinh học cao và bổ sung thêm đạm BCAA |
Chất cần kiêng | Rượu bia | – Rượu bia
– Hạn chế dầu mỡ (tuyệt đối không ăn mỡ động vật) – Hạn chế thực phẩm nhiều chất sắt |
Khẩu phần ăn | Nên chia thành nhiều bữa nhỏ
|
– Nên chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn nhiều vào cữ sáng.
– Bữa ăn cuối cách giờ ngủ ít nhất 3 tiếng. – Hạn chế tối đa cà phê và thực phẩm chua cay.
|
Bệnh đường mật khiến gan đào thải chất béo thay vì hấp thụ và chuyển hóa chất béo. Điều này khiến cho cơ thể bị thiếu hụt chất béo và cả những vitamin tan trong chất béo, chẳng hạn như vitamin A, D, E, K. Do đó, người mắc bệnh đường mật cần:
Theo nghiên cứu, đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), tổng hàm lượng:
Trong khi đó, đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ do rượu (ALD):
Người mắc bệnh gan cần hạn chế tối đa việc tiêu thụ rượu bia để bảo vệ sức khỏe
Hemochromatosis là bệnh lý khiến cơ thể tăng cường hấp thụ và dự trữ sắt quá mức tại da, tim, gan, tuyến tụy, tuyến yên và hệ thống khớp. Tình trạng dự trữ sắt quá nhiều có thể gây tổn thương gan. Khi mắc bệnh Hemochromatosis, bạn cần tránh ăn thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như thịt chế biến sẵn, thịt đỏ và nội tạng động vật.
Bên cạnh đó, người bệnh Hemochromatosis nên ăn gì chứa nhiều đạm, chất xơ và tinh bột phức hợp theo các nguyên tắc dinh dưỡng sau:
Chất đạm | – Ưu tiên ăn thịt nạc gia cầm. Tuy nhiên, bạn không nên quá 200g thịt gia cầm mỗi tuần;
– Ăn từ 350 – 500 g cá mỗi tuần, chia thành 2 – 4 lần ăn / tuần như món chính, trong đó nên chứa hơn 50% lượng cá là nạc cá béo (cá hồi, cá mòi, cá thu, v.v…); – Chọn các loại đậu giàu protein (ví dụ: đậu lăng và đậu nành) để ăn xen kẽ với những ngày ăn cá, thịt và trứng;
|
Chất đường bột | – Ưu tiên ăn nhiều rau và trái cây, ít nhất 600 g mỗi ngày;
– Ưu tiên ăn các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt thay vì ăn cơm trắng; – Trái cây tươi nên được ăn vào bữa phụ, xen kẽ giữa các bữa ăn chính; – Nước ép trái cây (nếu có) phải được tiêu thụ vào các bữa phụ, không được uống vào bữa chính; – Tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn như rượu bia. |
Chất béo | Ưu tiên chọn dầu thực vật và chất béo từ các sản phẩm sữa ít béo thay vì ăn mỡ động vật. |
Lưu ý khác | – Ăn ít đường và muối;
– Chọn thực phẩm tươi thay vì ăn thực phẩm chế biến sẵn; – Uống đủ nước, thậm chí bạn có thể uống trà, cà phê, sữa ít béo ngay trong bữa ăn. |
Những người bị viêm gan C thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ngộ độc sắt cao hơn người bình thường. Do đó, một chế độ ăn uống lành mạnh dành riêng cho người mắc bệnh viêm gan C cần đáp ứng các tiêu chí sau:
Người bệnh viêm gan siêu vi C không nên ăn gì có chứa nhiều sắt
Wilson là một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp khiến đồng tích tụ quá mức trong gan, não và các cơ quan quan trọng khác trên cơ thể bạn. Do đó, những người mắc bệnh Wilson phải tuân theo chế độ ăn kiêng thực phẩm giàu đồng, chẳng hạn như: gan bò, hạt điều, đậu mắt đen, nước rau luộc, hải sản giáp xác, nấm và ca cao. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh Wilson cũng không nên dùng bất kỳ loại vitamin hoặc khoáng chất bổ sung nào có chứa đồng.
Đối với người mắc bệnh gan, việc giữ cho lá gan khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị bệnh và ngăn ngừa sớm các biến chứng nguy hiểm khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để giữ cho lá gan khỏe mạnh, bạn nên chú ý đến một số khía cạnh sau:
Trên đây là những thông tin quan trọng về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho người bị bệnh gan. Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết được người bệnh gan kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Nhìn chung, việc giữ cho lá gan luôn khỏe mạnh đòi hỏi một sự cam kết lâu dài trong việc duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Do đó, nếu bạn vẫn chưa biết rõ người bệnh gan nên ăn gì, kiêng gì, chế độ dinh dưỡng ra sao, hãy liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn kịp thời.