KIỂM TRA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
ĐẶT LỊCH KHÁM
TÌM TRUNG TÂM

Bé 1 – 2 tuổi bị táo bón và Cách trị không dùng thuốc

31/05/2021

Bé 1, 2 tuổi bị táo bón là một vấn đề tiêu hóa khá phổ biến. Chuyên gia khuyến cáo, các bố mẹ không nên lạm dụng thuốc điều trị táo bón cho trẻ vì có thể khiến trẻ mất khả năng đi tiêu tự nhiên. Vậy có cách nào giúp trẻ đi tiêu dễ dàng? Cùng Nutrihome xem ngay bài viết dưới đây nhé!

Bé 2 tuổi bị táo bón thường đi tiêu ít hơn ba lần một tuần

Bé 2 tuổi bị táo bón thường đi tiêu ít hơn ba lần một tuần

Thế nào là tình trạng táo bón ở trẻ?

Thông thường, trẻ đi tiêu trung bình mỗi ngày một lần. Theo đó, nếu trẻ đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần hoặc ít hơn thói quen bình thường kèm theo phân cứng, khó đi được gọi là táo bón. Ngoài ra, theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, bất cứ trẻ nào đi ngoài phân có khối lượng lớn, cứng, khô và kèm theo đau rát hoặc có máu kèm theo đều có thể bị táo bón.

Nếu tình trạng bé 1, 2 tuổi bị táo bón lâu ngày kéo dài hơn hai tuần thì được coi là mãn tính. Trong trường hợp này, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm cách điều trị.

Những nguyên nhân khiến bé 1, 2 tuổi bị táo bón

Hầu hết, trẻ 1 tuổi bị táo bón hay bé 2 tuổi bị táo bón nguyên nhân được xác định phần lớn do chế độ ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn và đồ ngọt mà không bổ sung đủ chất xơ (như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau) cũng như chất lỏng. 

Ngoài ra, bé 1 tuổi bị bón còn do các nguyên nhân dưới đây: 

  • Trẻ chuyển từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang sữa bò hoặc bắt đầu ăn thức ăn mới.
  • Thay đổi thói quen: Bất kỳ thay đổi nào trong thói quen của trẻ, chẳng hạn đi du lịch, thời tiết nóng bức hoặc căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của ruột từ đó gây ra tình trạng bé 1, 2 tuổi bị táo bón. Trẻ cũng có nhiều khả năng khó đi tiêu khi mới bắt đầu đi nhà trẻ.
  • Thiếu hoạt động thể chất: Việc ít vận động có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ.
  • Trẻ bị bệnh: Sự thay đổi khẩu vị do bệnh dạ dày hoặc các bệnh khác có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của trẻ từ đó dẫn đến táo bón.
  • Uống sữa bò: Trẻ dị ứng với sữa bò hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa đôi khi cũng dẫn đến táo bón ở trẻ.
  • Tiền sử gia đình: Những trẻ có người nhà bị táo bón thì càng dễ bị táo bón. Điều này có thể là do các yếu tố di truyền hoặc môi trường.
  • Thuốc: Một số loại thuốc hoặc chất bổ sung có thể khiến trẻ bị táo bón như thuốc bổ sung sắt liều cao hoặc thuốc giảm đau có chất gây mê. Tuy nhiên, chất sắt liều thấp trong sữa bột của trẻ được xem là không gây táo bón.
  • Trẻ nhịn đi đại tiện: Ở một số trẻ do quá ham chơi hoặc cảm thấy không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng chúng sẽ có xu hướng phớt lờ đi nhu cầu đi tiêu của bản thân. Ngoài ra, nếu từng bị đau khi đi tiêu do phân cứng cũng khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và không dám đi tiêu mỗi lần mắc.

Bé 2 tuổi bị táo bón đôi khi do quá ham chơi nên nín đi tiêu

Bé 2 tuổi bị táo bón đôi khi do quá ham chơi nên nín đi tiêu

Một số trường hợp hiếm gặp, các vấn đề về giải phẫu ở ruột, hậu môn hoặc trực tràng có thể gây ra táo bón mãn tính. Bại não và các rối loạn hệ thần kinh khác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng đi vệ sinh của trẻ.

Biểu hiện cho thấy bé 1, 2 tuổi bị táo bón

Đi tiêu ít hơn ba lần một tuần, phân khô, cứng và có máu là những triệu chứng thường thấy ở bé 1, 2 tuổi bị táo bón. Ngoài ra, tình trạng táo bón ở trẻ còn có xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:

  • Đau rát hoặc cáu kỉnh, khó chịu, khóc, la hét khi đi tiêu.
  • Đau và cứng bụng.
  • Luôn né tránh việc đi vệ sinh (với các dấu hiệu thường thấy ở trẻ như bấu chặt mông, bắt chéo chân, đỏ mặt, đổ mồ hôi hoặc khóc).
  • Trẻ ăn không ngon và không muốn ăn.

Bé 1, 2 tuổi bị táo bón là tình trạng không nghiêm trọng. Tuy nhiên, táo bón mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng hoặc báo hiệu một tình trạng bệnh tiềm ẩn. Cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng táo bón kéo dài hơn hai tuần hoặc kèm theo các triệu chứng sau: Sốt, kén ăn, sụt cân, đau rát khi đi tiêu, xuất hiện máu trong phân, bụng phình to…

Cách trị táo bón tại nhà cho trẻ không dùng thuốc

Cách điều trị táo bón thông thường là dùng các loại thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi hoặc đổi sữa chống táo bón cho trẻ 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tình trạng táo bón của trẻ tương đối nhẹ, diễn ra trong thời gian ngắn, hãy áp dụng các cách sau:

Tạo cho trẻ thói quen đi tiêu thường xuyên

Khuyến khích trẻ đi vệ sinh vào những thời điểm cố định trong ngày. Để trẻ ngồi ít nhất 10 phút mỗi lần. Đặt một chiếc ghế đẩu nhỏ dưới chân để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và có đủ lực để đẩy phân ra ngoài. Sau những lần đầu tiên, trẻ có thói quen đi vệ sinh thường xuyên phụ huynh nên thưởng cho trẻ bằng một câu chuyện đặc biệt hoặc một nhãn dán để việc này trở nên thường xuyên hơn.

Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ 

Thực đơn cho bé 2 tuổi táo bón nên tăng cường trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì. Chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp cơ thể của trẻ hình thành phân mềm từ đó dễ đi tiêu hơn. 

Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả

Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả

Trong trường hợp trẻ không quen với chế độ ăn nhiều chất xơ, hãy bắt đầu bằng cách chỉ bổ sung vài gam chất xơ mỗi ngày để ngăn ngừa đầy hơi và chướng bụng. Lượng chất xơ được khuyến khích là 14 gam cho mỗi 1.000 calo trong chế độ ăn của trẻ. Bên cạnh đó, khuyến khích trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.

Khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên

Nên khuyến khích trẻ ra ngoài chơi ít nhất 30 – 60 phút mỗi ngày. Việc vận động cơ thể giúp ruột của trẻ hoạt động tốt từ đó đi tiêu dễ dàng hơn.

Cuối cùng, nếu tình trạng táo bón của trẻ vẫn không cải thiện có thể xem xét đến việc điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những ảnh hưởng không đáng có đến sức khỏe trẻ. 

Cần biết, bé 1, 2 tuổi bị táo bón là một tình trạng phổ biến và không quá nghiêm trọng. Nhưng phụ huynh cũng không nên chủ quan mà cần tìm cách điều trị kịp thời. Vì nếu trẻ bị táo bón mãn tính có thể gây ra những biến chứng cũng như những dấu hiệu tiềm ẩn không mong muốn. Bên cạnh đó tình trạng táo bón lâu ngày có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tâm trạng của trẻ.

5/5 - (1 bình chọn)
10:08 06/01/2023
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
6 thực phẩm gây sỏi thận nếu ăn quá nhiều cần lưu tâm
15 thực phẩm trị sỏi thận, ‘đánh tan’ sỏi hiệu quả tại nhà
Cách trị sỏi thận: 6 phương pháp và chỉ định điều trị cụ thể
Thực đơn cho người bị sỏi thận đủ chất, ăn ngon và sống khỏe
Người bị sỏi thận nên ăn gì, kiêng ăn gì: Tùy vào loại sỏi
Chế độ ăn cho người sỏi thận giúp ngăn ngừa hình thành sỏi
Đau thận: Vị trí, dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm cơn đau