13 cách trị táo bón cho trẻ tại nhà hiệu quả, mẹ áp dụng ngay

09/11/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Táo bón là một vấn nạn “không của riêng ai”. Với trẻ em, khi bị táo bón, trẻ không chỉ cảm thấy “ám ảnh” việc đi ngoài mà còn đối diện với nhiều nguy cơ mắc các bệnh đường ruột liên quan. Vậy, đâu là những cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả mà ba mẹ có thể áp dụng tại nhà? Nutrihome đã nhận được rất nhiều những thắc mắc từ các bậc phụ huynh gửi về fanpage của phòng khám hỏi về chuyện “trẻ không đi ngoài được phải làm sao?” Hãy cùng Nutrihome tìm hiểu cách chữa táo bón cho trẻ đơn giản và an toàn trong bài viết dưới đây!

Dấu hiệu nhận biết bé bị táo bón

Táo bón ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe phổ biến. Tình trạng táo bón nếu không được can thiệp và chữa trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa của trẻ bao gồm chảy máu, trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng và các vấn đề khác. Do đó bố mẹ cần theo dõi để phát hiện kịp thời những dấu hiệu táo bón ở trẻ em như sau:

  • Con không đi vệ sinh trong 2 – 3 ngày liên tục và thời gian đi vệ sinh cũng lâu hơn.
  • Con luôn tỏ ra khó chịu, đau đớn mỗi lần đi vệ sinh do rặn khó.
  • Phần bụng căng cứng, đầy hơi và con có cảm giác chán ăn.
  • Phân cứng rắn, rời rạc hoặc kích thước lớn hơn bình thường. Tình trạng nghiêm trọng hơn có thể thấy phân dính máu do nứt kẽ hậu môn.
cách trị táo bón cho trẻ

Táo bón kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đường ruột của trẻ nên cần ba mẹ có cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả tại nhà

Đôi khi, trong một số ít trường hợp, trẻ bị táo bón mà vẫn có triệu chứng của bệnh tiêu chảy, khiến bố mẹ dễ dàng bỏ qua hoặc nhầm lẫn tình trạng này. Nguyên nhân chính là do phân cứng bị kẹt lại trong trực tràng còn phần phân lỏng hơn dễ dàng bị đưa ra ngoài trước qua hậu môn, khiến bố mẹ ngỡ đó là bệnh tiêu chảy.

Do đó, ngay khi bố mẹ thấy bất kỳ thay đổi bất ổn nào trong tần suất đại tiện, biểu hiện cảm xúc, thời gian khi đi ngoài cũng như chất lượng phân thải ra của con, hãy nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ đa khoa gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tại sao trẻ bị táo bón?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Để tìm được cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả tận gốc thì các bậc phụ huynh cần xác định được đâu là nguyên nhân khiến con bị táo bón. Những yếu tố chính gây nên tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ có thể kể đến như:

  • Nhịn đi vệ sinh: Trẻ thường ham chơi mà nhịn đi vệ sinh hoặc không chịu đi vệ sinh ở những nơi công cộng. Dần dần thói quen này sẽ khiến phân ở lâu trong ruột, kết thành khối bự và gây táo bón.
  • Thói quen vệ sinh sai cách: Nếu phụ huynh tập cho con, ép con tự đi vệ sinh khi bé còn quá nhỏ, bé thường có xu hướng chống đối việc tự giác đi vệ sinh. Biểu hiện của “cuộc chiến” này là bé nhịn đi vệ sinh làm tăng nguy cơ bị táo bón.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn uống sai cách, không cân bằng dinh dưỡng hay thiếu chất xơ đều là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị táo bón. Đặc biệt là giai đoạn ăn dặm, bé chuyển từ việc ăn dạng lỏng sang thức ăn dạng rắn thì vấn đề này càng dễ xảy ra hơn.
  • Đột ngột thay đổi thói quen: Mọi thói quen đều cần được định hình qua thời gian, bất cứ thay đổi nhỏ nào trong nhịp sống của trẻ cũng có thể là nguyên nhân tâm lý hoặc sinh lý gây nên táo bón. Lý do là bởi tâm sinh lý bất ổn thường ảnh hưởng đến chức năng của đường ruột. Giai đoạn trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, vì phải làm quen với môi trường lạ nên bé rất dễ mắc bệnh táo bón.
  • Tác dụng của thuốc: Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa khá non nớt và nhạy cảm. Do vậy một số loại thuốc chứa dược tính mạnh không phù hợp với trẻ rất dễ dẫn đến khả năng bé bị táo bón nặng. Bố mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng những số loại thuốc giảm đau nhóm Opioid, thuốc bổ sung sắt vô cơ (Sắt sulfate), canxi vô cơ (Calcium carbonate),…cũng có thể gây ra tình trạng táo bón.
  • Yếu tố di truyền: Trẻ bị táo bón mạn tính thường có người thân trong gia đình cũng bị táo bón do cùng chia sẻ chung một môi trường sinh hoạt và thói quen ăn uống.

Ngoài ra, bệnh Hirschsprung – một bệnh gây suy giảm hạch thần kinh ở đại tràng – cũng là một bệnh di truyền có thể gây táo bón mãn tính ở trẻ sơ sinh. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh này thì nguy cơ cao là trẻ cũng sẽ mắc phải triệu chứng táo bón. (1)

Tại sao trẻ bị táo bón?

Trẻ mê chơi nên thường nhịn đi vệ sinh là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều trẻ bị táo bón

13 cách trị táo bón cho trẻ tại nhà hiệu quả

Táo bón không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị táo bón kịp thời cho trẻ là việc vô cùng quan trọng. Dấu hiệu rõ nhất để nhận biết trẻ bị táo bón là số lần đi tiêu của trẻ ít hơn 3 lần/ tuần kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác như đầy bụng, đau khi đi tiêu do phân cứng, phân khô, đau bụng,… 

Trẻ không đi ngoài được phải làm sao? Dưới đây là một số cách trị táo bón cho trẻ tại nhà mà cha mẹ nên áp dụng. 

1. Bổ sung nước để trị táo bón cho trẻ

Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị táo bón là do cơ thể không được cung cấp lượng nước cần thiết. Khi cơ thể thiếu hoặc mất nước thì ruột già sẽ hấp thụ nước từ phân nhiều hơn. Điều này sẽ khiến kết cấu phân của trẻ dễ bị khô và cứng hơn, dẫn đến khó đi vệ sinh hoặc táo bón.

Để ngăn chặn điều này, mẹ cần lưu ý cho trẻ bị táo bón uống đủ lượng nước cần thiết mà cơ thể cần mỗi ngày. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo:

  • Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: Nên uống 947 ml nước / ngày.
  • Trẻ em từ 5 – 8 tuổi: Nên uống 1183 ml nước / ngày.
  • Trẻ em từ 9 – 16 tuổi: Nên uống từ 1656 – 1893 ml nước / ngày.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên tập cho con thói quen tốt bằng cách uống 100-200ml nước ấm vừa đủ ngay mỗi sáng thức giấc, trước khi ăn sáng. Nhờ vậy độc tố tích tụ trong cơ thể sau một đêm ngủ dài sẽ được đào thải ra ngoài, đồng thời hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả. Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ có thể thử cải thiện tình hình bằng cách cho con uống một ít nước khoáng có gas.

2. Bổ sung chất xơ giúp chữa táo bón cho trẻ

Một trong những cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả và được khuyến nghị nhiều nhất là bổ sung chất xơ vào các bữa ăn của con. Việc bổ sung chất xơ từ rau củ và trái cây không chỉ góp phần trị táo bón cho trẻ mà còn cân bằng dinh dưỡng, giúp con phát triển khỏe mạnh hơn.

Chất xơ thúc đẩy co bóp dạ dày, khiến thức ăn di chuyển nhanh và giữ nước trong đường ruột. Do vậy các chất xơ đến từ rau củ, trái cây sẽ giúp phân của con mềm và dễ đi vệ sinh hơn. Nếu bố mẹ thường hay thắc mắc trẻ bị táo bón nên ăn gì, mẹ hãy thử bổ sung thêm cho trẻ các loại rau và trái cây có tính chất nhuận tràng như rau lang, táo, mận hoặc lê. Việc tiêu thụ những loại thực phẩm này giúp phân của bé trở nên mềm và dễ đi tiêu hơn. Một số thực phẩm giàu chất xơ tốt cho bé bị táo bón:

  • Trái cây tươi: Mận, táo, lê, đu đủ, đào và chuối chín…
  • Rau xanh: Súp lơ xanh, rau lang, bí đỏ, cà rốt…
  • Các loại ngũ cốc: Bột yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt,…

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là bổ sung chất xơ không đúng loại và không đúng cách cũng có thể làm cho chứng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Hãy trao đổi thêm với chuyên gia dinh dưỡng nếu con của bạn không cải thiện.

thực phẩm trị táo bón, dâu, chuối, đu đủ, táo, dừa

Bổ sung chất xơ từ các loại rau củ vào chế độ ăn giúp hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ tại nhà

3. Cách trị táo bón cho trẻ: Mát-xa bụng cho bé

Massage cũng được xem như cách chữa táo bón cho trẻ tương đối phổ biến và dễ thực hiện. Đây là phương pháp trị táo bón nhằm kích thích nhu động ruột của trẻ. Thông thường, cha mẹ chỉ nên thực hiện xoa bụng cho trẻ sau khi trẻ ăn xong tối thiểu 1 giờ. Để có thể massage trị táo bón cho trẻ hiệu quả, bố mẹ có thể thực hiện theo những bước sau:

  • Bước 1: Bố mẹ chà xát 2 bàn tay vào nhau để làm ấm. Sau khi tay đã đạt nhiệt độ phù hợp thì dùng dầu massage phù hợp với trẻ nhỏ để thoa đều vào lòng bàn tay.
  • Bước 2: Cho con nằm ngửa ở tư thế thoải mái nhất có thể. Sau đó dùng 2 đầu ngón tay cái nhẹ nhàng ấn phần bụng của bé từ góc bụng dưới bên trái, nhẹ nhàng miết nhẹ 2 đầu ngón tay và di chuyển lên trên vị trí cơ hoành, đi dọc theo cơ hoành đến rìa phải của bụng và miết xuống đến góc bụng dưới bên phải thì dừng lại.
  • Bước 3: Từ từ lặp lại các thao tác trên trong khoảng 10 – 15 lần.

Bố mẹ có thể thực hiện các động tác massage bụng cho bé 2 – 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt bé nằm ngửa, nắm 2 chân bé và tạo thành động tác đạp xe. Cách làm này cũng có thể giúp hỗ trợ trị táo bón cho trẻ. Như vậy bé cũng sẽ dễ tiêu hóa và điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả.

Massage bụng cho trẻ, mẹ và bé, massage trị táo bón

Mát-xa bụng cho trẻ là một cách hiệu quả để hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ tại nhà

4. Cho trẻ bị táo bón vận động nhiều hơn

Theo các chuyên gia Nutrihome, vận động đều đặn có thể giúp việc điều trị táo bón ở trẻ trở nên hiệu quả hơn cũng như làm giảm các triệu chứng khó chịu do táo bón gây nên. Nguyên nhân là do vận động giúp thúc đẩy sự co bóp của cơ hoành trong dạ dày và thúc đẩy nhu động ruột ruột của bé, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, phân của trẻ được đào thải dễ dàng hơn.

Đây không những là cách trị táo bón cho trẻ an toàn mà còn giúp trẻ khỏe mạnh, cứng cáp hơn. Vì vậy, cha mẹ hãy khuyến khích con vui đùa từ 30 – 60 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng táo bón, nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Hãy thường xuyên chơi cùng con để trẻ có một tinh thần vui vẻ và một cơ thể phát triển toàn diện!

trẻ em, vận động, trẻ tập thể dục, trị táo bón ở trẻ

Cho trẻ vận động nhiều hơn cũng là cách giúp điều trị táo bón ở trẻ trở nên hiệu quả

5. Tắm cho trẻ bằng nước ấm

Khi nhận thấy triệu chứng táo bón ở trẻ, mẹ nên cho bé tắm bằng nước ấm. Nghe có vẻ hơi khó tin nhưng tắm bằng nước ấm thực sự là cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả bất ngờ. Ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, giúp thư giãn cơ bụng, giảm các cơn đau do đầy hơi, hoạt động của nhu động ruột được tăng cường đồng thời kích thích hoạt động của các cơ vòng nơi hậu môn. Trẻ sẽ dễ dàng đi đại tiện hơn, không còn hiện tượng đau đớn nữa.

Bố mẹ có thể lưu lại cách để tắm với nước ấm cho trẻ (đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi) bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Pha nước ấm vào một cái chậu sau đó cho bé ngâm mình 5 – 7 phút.
  • Bước 2: Trong khoảng thời gian đó bố mẹ tranh thủ vừa tắm vừa massage cho con, đặc biệt là phần bụng.
  • Bước 3: Lau khô cơ thể và mặc quần áo cho trẻ nhanh chóng để ngăn ngừa các bé bị nhiễm lạnh.

Ngoài việc tắm với nước ấm thì việc ngâm hậu môn cho bé trong nước ấm tầm 5 phút cũng là cách trị táo bón cho trẻ mà mẹ nên tham khảo.

6. Thiết lập giờ đi vệ sinh đều đặn và khoa học

Như chúng ta đã nói thì việc thay đổi thói quen sinh hoạt, đặc biệt là thói quen ăn uống, vệ sinh rất dễ khiến bé bị táo bón. Do đó bố mẹ nên khuyến khích và tập cho con đi vệ sinh vào những thời điểm nhất định trong ngày để hình thành phản xạ đại tiện đúng giờ và cố định nhịp sinh học cho con.

Thời điểm thích hợp nhất để bé đi đại tiện là vào sáng sớm, hoặc sau các bữa ăn trong ngày. Tuyệt đối hạn chế việc nhịn vệ sinh vì bất kỳ lý do gì ví dụ như do trẻ bận học, do trẻ mê chơi, do bé ngại nhà vệ sinh ở trường học,…

Khi đến giờ đi vệ sinh mà bố mẹ muốn rèn luyện cho bé mà bé vẫn chưa có dấu hiệu muốn đi đại tiện thì bố mẹ có thể cho con tập ngồi trên bô khoảng 10 phút / lần. Bố mẹ nên đặt 1 chiếc ghế nhỏ cao 15 – 20 cm dưới chân con để kê chân bé cao lên – đây là tư thế giúp phân đi ra khỏi hậu môn trơn tru, dễ dàng hơn.

Với các bé từ 1 – 3 tuổi mới tập đi, bé sẽ ít khi chủ động bày tỏ mong muốn đi vệ sinh. Do đó một mẹo nhỏ để tập thói quen đi vệ sinh đều đặn và khoa học cho bé là bố mẹ hãy nói “Đến giờ đi vệ sinh rồi”. Như vậy bạn sẽ không cần hỏi bé có muốn đi vệ sinh không mà bé vẫn tự động hiểu là bé cần phải đi vệ sinh theo đúng nhịp sinh học.

trẻ em, đi vệ sinh, phòng tránh táo bón cho trẻ

Hình thành thói quen đi vệ sinh đều đặn và khoa học có thể giúp phòng tránh, điều trị táo bón ở trẻ

7. Sử dụng mận khô nếu trẻ không đi ngoài được

Mận và nước ép mận thường được biết đến như là phương thuốc tự nhiên để hỗ trợ trị táo bón ở trẻ. được cho là có khả năng trị táo bón cho trẻ mạnh mẽ “thần sầu”. Lý do là bởi bên trong mận có chứa hàm lượng chất xơ lớn (trên 10%) cũng như hàm lượng sorbitol cực kỳ cao (14.7%) có tác dụng nhuận tràng tự nhiên, làm tăng tần suất đi ngoài của trẻ. Điều đặc biệt là mận khô thậm chí còn có tác dụng nhuận tràng mạnh hơn so với chất xơ trong mận tươi.

Phương pháp sử dụng mận khô hoặc nước ép mận là cách trị táo bón cho trẻ rất đơn giản và tự nhiên. Do đó nếu bé yêu bị táo bón, mẹ chỉ cần cho bé ăn khoảng 50g mận khô hoặc nước ép 7 trái mận tươi. Chú ý liều lượng vừa đủ và sử dụng 2 lần mỗi ngày để đảm bảo pháp huy tối đa tác dụng của giải pháp tự nhiên này.

Sorbitol , quả mận, điều trị táo bón

Sorbitol trong mận sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ

8. Mẹo chữa táo bón cho trẻ bằng mật ong thụt hậu môn

Thụt hậu môn bằng mật ong là một trong những cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian được nhiều người áp dụng. Mật ong có tính nóng, khi bôi hậu môn sẽ giúp kích thích co thắt các vòng cơ hậu môn, giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Các hoạt động co thắt này giúp phân được đào thải ra ngoài dễ dàng mà không hề đau rát. Cách trị táo bón cho trẻ theo phương pháp này khá đơn giản:

  • Bước 1: Hòa chung mật ong nguyên chất với nước ấm theo tỷ lệ xác định là 2:1
  • Bước 2: Nhúng tăm bông vào hỗn hợp đã pha sau đó dùng tăm bông để ngoáy vào trong ống hậu môn của bé (độ sâu khoảng 1 cm).
  • Bước 3: Thực hiện nhẹ nhàng và lặp lại trong khoảng 3 – 5 phút để bé đi đại tiện dễ dàng hơn.

Lưu ý:

  • Không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh. Chỉ áp dụng như phương pháp bôi ngoài để giảm triệu chứng táo bón cho bé. Cha mẹ nên cẩn trọng khi sử dụng phương pháp này để tránh nguy cơ xây xát gây nhiễm trùng và không nên sử dụng nhiều lần bởi sẽ làm mất phản xạ rặn tự nhiên ở trẻ. 
Mật ong giúp trị táo bón ở trẻ em

Mật ong có tác dụng bôi trơn và kích thích nhu động đại tràng, là cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian khá phổ biến

9. Chữa táo bón cấp tốc cho trẻ bằng thuốc làm mềm phân

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc trị táo bón cho trẻ (thuốc làm mềm phân) khá an toàn khi sử dụng cho các bé. Bố mẹ có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc như Duphalac, Sorbitol dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Tuyệt đối tránh hai sai lầm phổ biến của các bậc phụ huynh là sử dụng thuốc làm mềm phân sai liều lượng hoặc dừng việc dùng thuốc quá sớm khiến việc điều trị táo bón không hiệu quả.

10. Bổ sung lợi khuẩn là cách chữa táo bón cho trẻ hiệu quả

Một số lợi khuẩn trong đường ruột có thể hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ cực kì tự nhiên và hiệu quả. Khi mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, những vi khuẩn có hại có thể gây ra rối loạn hệ tiêu hóa và dẫn đến táo bón.

Lợi khuẩn (còn gọi là probiotic) làm tăng sản xuất axit béo chuỗi ngắn trong ruột, giảm độ pH của ruột kết và tăng chuyển hóa muối mật, từ đó kích thích nhu động ruột thải phân ra ngoài nhanh hơn.

Vì thế việc sử dụng thực phẩm hoặc thuốc có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé như sữa chua, men tiêu hóa, các loại sữa uống chứa Probiotic,…khi bé bị táo bón là cách khá hiệu quả để hỗ trợ điều trị táo bón.

Bổ sung lợi khuẩn là cách chữa táo bón cho trẻ hiệu quả

Sữa chua chứa các lợi khuẩn giúp trị táo bón ở trẻ

11. Tránh các món ăn chứa sữa khi bé bị bón

Nếu bé nhà bạn gặp phải tình trạng táo bón thì tạm thời đừng cho bé uống sữa hay sử dụng các chế phẩm từ sữa. Những chế phẩm từ sữa thường rất giàu đạm, khoáng chất canxi và đường lactose nên dễ gây cứng phân, dẫn đến táo bón.

Quan sát bé xem khi dừng uống sữa một thời gian, tình trạng táo bón có được cải thiện không. Tất nhiên bố mẹ vẫn phải đảm bảo bé hấp thụ đủ canxi thông qua các chế phẩm (thuốc) bổ sung canxi thay thế. 

Nếu sau khi cắt sữa, bé hết táo bón ngay thì rất có thể trong quá trình uống sữa, bé bị dị ứng đạm sữa, hoặc không dung nạp lactose hoặc thủ phạm chính là do lượng canxi chứa trong sữa quá nhiều khiến bé bị táo bón.

12. Đổi sữa công thức khác cho bé

Trẻ ăn dặm bị táo bón chủ yếu là do sử dụng sữa công thức không phù hợp với độ tuổi. Trong trường hợp này cách trị táo bón cho trẻ đơn giản và hiệu quả nhất là đổi sữa công thức khác hoặc tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng về bảng thành phần của sữa để đưa ra quyết định phù hợp.

13. Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ nếu trẻ bú mẹ bị bón

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Trong sữa mẹ chứa nhiều immunoglobulin và các chất béo không bão hòa đa nên sữa mẹ còn được xem như là một chất nhuận tràng tự nhiên. Vì thế, khả năng trẻ sơ sinh bị táo bón khi bú mẹ rất hiếm gặp. Tình trạng này (nếu có) thường xảy ra vào khoảng 1 – 2 tuần đầu khi bé mới tập bú mẹ.

Nếu đã qua giai đoạn 1 – 2 tuần đầu mà bé vẫn bị bón thì các mẹ có thể thử cân nhắc thay đổi chế độ ăn uống. Muốn trẻ sơ sinh không bị táo bón mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu vitamin, khoáng chất hơn để đảm bảo chất lượng sữa cho bé luôn ở mức tốt nhất.

Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ nếu trẻ bú mẹ bị bón

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng góp phần hỗ trợ bé bú mẹ cải thiện chứng táo bón

Lưu ý khi điều trị táo bón cho trẻ tại nhà

Hiện nay, những loại thuốc điều trị táo bón cho trẻ được bán khá nhiều trên thị trường. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, táo bón chỉ là 1 chứng bệnh vặt của trẻ nhỏ nên tùy ý sử dụng thuốc như một cách trị táo bón cho trẻ ngay tại nhà mà không cần sự chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này hoàn toàn sai lầm và có thể gây ra rất nhiều hệ lụy đối với hệ tiêu hóa của bé, đặc biệt là các bé dưới 6 tháng tuổi.

trẻ em, khóc, táo bón ở trẻ

Táo bón kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, cần có cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả

Khi sử dụng thuốc như một cách trị táo bón cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Nên tham vấn bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc trị táo bón nào.
  • Luôn luôn tuân thủ đúng phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em, sử dụng đúng liều dùng và thời điểm như trong hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu muốn thay đổi liều dùng (tăng hay giảm) đều cần có sự giám sát của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả của thuốc.
  • Những loại thuốc trị táo bón không kê đơn tuyệt đối không được lạm dụng, tốt nhất bố mẹ vẫn nên cho bé đi khám trước khi sử dụng.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu táo bón kéo dài nghiêm trọng như nứt kẽ hậu môn, phân dính máu thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi đến cơ sở khám chữa kịp thời. Bố mẹ không nên tiếp tục áp dụng các phương pháp cũ mà hãy tuân thủ theo giải pháp mà bác sĩ đưa ra.

Đặc biệt:

Đối với trẻ sơ sinh, việc sử dụng thuốc điều trị là giải pháp cuối cùng nếu không thể giải quyết tình trạng táo bón theo phương pháp dinh dưỡng tự nhiên. Do đó nếu trẻ sơ sinh bị táo bón, phương pháp tốt nhất là mẹ cần liên hệ bác sĩ dinh dưỡng gần nhất để được tư vấn, tránh các nguy cơ từ tác dụng phụ của thuốc.

Tình trạng táo bón nếu để lâu, không được can thiệp và chữa trị kịp thời thì bệnh có thể tiến triển thành tình trạng táo bón mạn tính và không thể được điều trị khỏi. Vì thế, ngay khi thấy con mình có biểu hiện táo bón, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được các chuyên gia giàu kinh nghiệm thăm khám, đưa ra chỉ định và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Gần như tất cả trẻ em đều ít nhất một lần bị táo bón. Khi bị táo bón, trẻ không chỉ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi mà còn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan. Khi con bị táo bón, phụ huynh có thể thử áp dụng 13 cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả, dễ làm mà bố mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà. Nếu bố mẹ đã áp dụng tất cả các phương pháp trên mà tình trạng táo bón ở trẻ không được cải thiện, xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như sốt cao, nôn trớ, bị rách hậu môn, bé vừa bị táo bón vừa bị xuất huyết trong phân, hoặc táo bón kèm các cơn đau bụng hơn 2 tuần không dứt…, cha mẹ cần đưa con đi khám và trao đổi tình trạng của bé với các bác sĩ sớm nhất có thể hoặc bố mẹ hãy liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline để được tư vấn thêm cách chữa táo bón cho trẻ bằng các xét nghiệm y khoa hiện đại.

5/5 - (1 bình chọn)
10:34 06/01/2023