Táo bón ở trẻ là vấn đề hầu như cha mẹ nào cũng từng phải đối mặt. Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng vì không có đủ kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề này. Nutrihome sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu những thông tin hữu ích nhất liên quan đến chủ đề trẻ bị táo bón.
Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của BS.CKII Đinh Thị Kim Liên, Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai, Bác sĩ Dinh dưỡng, Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome.
Bệnh táo bón được định nghĩa là tình trạng trẻ có tần suất đi đại tiện ít hơn so với mức tiêu chuẩn, phân rắn và khô, khoảng cách giữa các lần đi cách nhau quá lâu. Theo ý kiến của bác sĩ…, trẻ nhỏ ở mỗi độ tuổi khác nhau có số lần đi vệ sinh khác nhau. Cha mẹ có thể tham khảo số lần đi vệ sinh tiêu chuẩn theo từng lứa tuổi như sau:
Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Trẻ thường đi vệ sinh từ hai đến ba lần mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ đi một lần mỗi ngày nhưng phân không khô cứng, không gây đau rát và khối lượng bình thường thì không phải là biểu hiện trẻ táo bón.
Trẻ trên 12 tháng tuổi: Trẻ thường đi vệ sinh ít nhất một lần/ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ đi nhiều lần, mà phân ít và khô rắn cũng là dấu hiệu bé bị bón.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón kéo dài
Nhìn chung, táo bón ở trẻ được định nghĩa là trẻ đi ngoài phân ít, khô và rắn, gây đau rát trong quá trình đi vệ sinh, hậu môn thường bị sưng đỏ, thậm chí rớm máu.
Theo BS.CKII Đinh Thị Kim Liên, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị bón, cụ thể được chia thành hai nhóm chính sau:
Táo bón ở trẻ nhỏ có thể do những bệnh lý như phình đại tràng bẩm sinh, cường giáp, viêm đại tràng, bất thường tại đường ruột, bệnh lý xung quanh hậu môn, bệnh lý cột sống, rối loạn điện giải trong máu, bại liệt… gây nên. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ không cao trong số trẻ bị bón nhưng lại rất nguy hiểm. Trong các trường hợp này, nếu không được khám chữa kịp thời, các triệu chứng có thể chuyển biến tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm và cho bé đến thăm khám kịp thời tại bệnh viện vì có thể phải sử dụng thuốc đặc trị hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm táo bón cho trẻ.
Việc xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón có thể giúp cha mẹ lựa chọn phương hướng điều trị phù hợp. Nếu bắt nguyên từ các nguyên nhân thuộc nhóm chức năng, việc cần làm là điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, vận động hàng ngày của trẻ để cải thiện tình hình. Trong trường hợp trẻ bón lâu ngày và nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các trung tâm, cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
Các bậc cha mẹ có thể xác định tình trạng bé bị bón hay không thông qua những dấu hiệu sau:
Tần suất đi đại tiện của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, lượng thức ăn… Cha mẹ nên theo dõi số lần đi đại tiện mỗi ngày của trẻ, nếu ở mức như bảng dưới đây nghĩa là trẻ có thể đang bị táo bón.
Đối tượng | Số lần đại tiện |
Trẻ sơ sinh | < 2 lần/ ngày |
Trẻ từ 6 tháng tuổi – 12 tháng tuổi | < 3 lần/ tuần |
Trẻ từ 1 tuổi trở lên | < 2 lần/ tuần |
Khi trẻ bị bón, phân thường bị cứng, khô, dạng xúc xích, xuất hiện nhiều đường rạn hoặc lổn nhổn nhỏ như phân dê. Trong trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày, phân sẽ khô cứng và ngắn do bị tích tụ quá lâu.
Thang phân loại tình trạng phân táo bón ở trẻ theo bệnh viện Bristol Anh Quốc
Trẻ táo bón thường sợ đi vệ sinh vì phải rặn nhiều, đau hậu môn, mặt đỏ bừng, người vã mồ hôi, thậm chí khóc lóc, la hét vì không thể đi vệ sinh và đau rát.
Thức ăn được các enzyme cắt thành phân tử nhỏ để cơ thể tiêu hóa, hấp thu và đào thải cặn bã ra ngoài. Tuy nhiên, đối với trẻ bị bón, các chất cặn bã trong đồ ăn thức uống không đào thải được ra ngoài, từ đó khiến các chất độc tích tụ gây đầy hơi, trướng bụng và căng cứng.
Táo bón ở trẻ nhỏ là một vấn đề phổ biến đối với trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào. Bởi vậy, không ít cha mẹ cho rằng tình trạng táo bón có thể tự hết mà không cần can thiệp gì. Đôi khi, chính sự chủ quan và thiếu hiểu biết này có thể khiến trẻ gặp phải nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Cha mẹ nên biết đến một số hậu quả của táo bón ở trẻ em sau đây:
Hậu quả của táo bón ở trẻ vô cùng khó lường nếu cha mẹ không quan tâm theo dõi
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ táo bón cha mẹ cần kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho trẻ phù hợp. Nếu bé bị bón nghiêm trọng hoặc kéo dài thì cần được thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả. Cha mẹ có thể áp dụng một số cách hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ tại nhà sau đây:
Điều chỉnh chế độ ăn uống là một trong những cách điều trị táo bón ở trẻ
Tuổi | Số ly nước uống trong ngày (1 ly = 250ml) |
6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi | ½ – 1 |
1 | 1 |
2 | 2 |
3 | 3 |
4 | 4 |
5 | 5 |
6 | 6 |
7 | 7 |
8 | 8 |
> 9 | 8 |
Một trong những cách điều trị táo bón ở trẻ nhỏ là điều chỉnh chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ nhỏ. Cha mẹ nên chú ý đến những thói quen sau của trẻ
Theo dõi và điều chỉnh thói quen đi vệ sinh của trẻ để phòng ngừa táo bón ở trẻ
Để giảm tình trạng táo bón của trẻ, cha mẹ có thể thực hiện động tác massage đơn giản bằng cách nhẹ nhàng xoa bụng trẻ từ phải qua trái theo chiều kim đồng hồ. Để động tác massage có hiệu quả, cha mẹ nên xoa từ ba đến bốn lần trong khoảng cách giữa hai bữa ăn. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý không thực hiện các động tác này ngay sau khi trẻ ăn xong.
Khuyến khích trẻ vận động và massage bụng cho trẻ để cải thiện tình trạng táo bón
Ngoài ra, cha mẹ nên theo dõi thói quen đi vệ sinh của trẻ, lập bảng biểu và ghi chú thời gian cụ thể để nắm bắt chính xác tình trạng của trẻ. Trong trường hợp trẻ bị táo bón, nứt kẽ hậu môn thì cha mẹ cần vệ sinh thật sạch hậu môn cho trẻ sau mỗi lần đi vệ sinh.
Bé bị táo bón nên uống thuốc gì là câu hỏi được nhiều cha mẹ đặt ra khi trẻ táo bón lâu ngày. Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên khuyên rằng, cha mẹ chỉ nên sử dụng thuốc điều trị sau khi cải thiện chế độ ăn mà triệu chứng táo bón không thuyên giảm. Cha mẹ nên ưu tiên sử dụng thuốc uống làm mềm phân để giúp cấu trúc phân mềm hơn, dễ điều chỉnh dựa trên tình trạng của trẻ.
Cha mẹ chỉ nên dùng thuốc khi có sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc khác như thuốc nhuận tràng, thuốc đút hậu môn, thụt hậu môn, thuốc chống táo bón,…
Để phòng ngừa táo bón ở trẻ, cha mẹ cần lên kế hoạch cho chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu chất xơ, đồng thời khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Việc rèn cho trẻ thói quen vệ sinh, thói quen tích cực vận động, rèn luyện thể chất cũng giúp chống táo bón cho trẻ và hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện hơn.
Vận động để phòng ngừa táo bón ở trẻ và giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất
Trong trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày kèm những dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, tiêu ra máu, sốt cao,… cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị theo tư vấn bác sĩ. Sự quan tâm và hiểu biết của cha mẹ chính là chìa khóa mấu chốt giúp trẻ kịp thời cải thiện triệu chứng táo bón nói riêng và sức khỏe toàn diện nói chung.
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome hiện là một trong những hệ thống y tế uy tín hàng đầu chuyên tiếp nhận thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng và vận động ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông qua quy trình thăm khám, tư vấn toàn diện, Nutrihome sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng, nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón từ đó đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.
Ngoài ra, Nutrihome sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức bổ ích về cách chăm sóc và bổ sung dưỡng chất cho trẻ nhỏ, trong đó có việc xây dựng thực đơn, chế độ ăn uống khoa học, cân đối nhằm cải thiện nhanh nhất, hiệu quả nhất tình trạng táo bón ở trẻ.
Lương Nhi