Trẻ 1 tuổi bị táo bón khiến các bậc phụ huynh lo lắng và đau đầu. Ở độ tuổi này, trẻ rất cần một hệ tiêu hóa khỏe mạnh để phát triển một cách tốt nhất. Nếu bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Nutrihome sẽ mách bạn một số cách chữa trị hiệu quả cùng chế độ ăn khỏe mạnh cho bé.
Trung bình, mỗi đứa trẻ ở giai đoạn này thường đi tiêu một lần mỗi ngày. Nếu như con bạn đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần, phân thải ra thường cứng dẫn đến việc trẻ khó đi thì rất có thể bé đã bị táo bón. Bên cạnh đó, theo Học viện Nhi Khoa Mỹ, trẻ em ở các độ tuổi đi tiêu ra phân to, cứng, khô, gây đau đớn khi đi. Hoặc phân nhão, có kèm máu thì đều có khả năng đã bị táo bón (1).
Trẻ 1 tuổi bị táo bón ít đi tiêu, thời gian đi tiêu kéo dài
Táo bón là một hiện tượng bình thường, ba mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ 1 tuổi bị táo bón trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng đi tiêu khó khăn ở trẻ kéo dài hơn 2 tuần thì ba mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ, tránh trẻ mắc táo bón mạn tính.
Ba mẹ nên theo dõi các lần đi tiêu và tình trạng phân của con như: tần suất đi tiêu ra phân cứng, khô, nhão, có xuất hiện máu hay không. Một số triệu chứng thường đi kèm với táo bón là:
Táo bón ở trẻ 1 tuổi thường có nhiều nguyên nhân, chủ yếu do chế độ dinh dưỡng. Một số trẻ khi bị bệnh phải dùng thuốc điều trị cũng có thể gây ra táo bón ở trẻ. Những nguyên nhân thường gặp làm trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón gồm:
Chế độ dinh dưỡng của trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ bị táo bón. Nếu như chế độ ăn đa phần là các loại thực phẩm chế biến sẵn, sữa công thức hay nhiều đồ ngọt, thiếu rau củ dẫn đến thiếu chất xơ. Thì trẻ sẽ dễ bị táo bón. (2)
Thức ăn quá đặc hay khô, thiếu chất lỏng cũng có thể khiến trẻ 1 tuổi bị táo bón. Nó khiến cho phân cứng hơn, gây khó khăn khi đi vệ sinh. Ngoài ra, sự thay đổi bất kỳ trong chế độ ăn uống cũng gây ra táo bón ở trẻ 1 tuổi. Chẳng hạn như khi mẹ thay đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức cho bé, hay thời gian đầu tập ăn dặm. Hay khi lượng thức ăn giữa các bữa không đồng đều, bữa quá nhiều hoặc bữa lại quá ít.
Đối với giai đoạn 1 tuổi, để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng khác, ba mẹ thường cho trẻ sử dụng thêm các loại sữa công thức. Điều này là rất tốt và được bác sĩ khuyên dùng. Tuy nhiên, nếu ba mẹ chưa biết cách chọn loại sữa phù hợp với cơ thể của trẻ. Hay ba mẹ chọn loại sữa chứa quá nhiều đạm, vi chất dinh dưỡng, dẫn đến dư thừa chất dinh dưỡng ở trẻ 1 tuổi cũng có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ không thể hấp thụ hết hoàn toàn. Chất dinh dưỡng không được chuyển hóa hết dẫn đến đầy bụng và khiến bé 1 tuổi bị táo bón.
Thiếu nước cũng có thể dẫn đến táo bón ở trẻ 1 tuổi. Uống không đủ nước có thể khiến phân bị khô, cứng, cản trở quá trình đi vệ sinh của trẻ. Vì thế, ba mẹ cần lưu ý bổ sung đủ lượng nước tiêu chuẩn mỗi ngày cho trẻ 1 tuổi.
Một số loại thuốc, chất bổ sung cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị táo bón. Ví dụ như thuốc bổ sung chất sắt liều cao, thuốc giảm đau cho trẻ có chứa chất gây mê. Nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, ba mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc hay chất bổ sung cho trẻ 1 tuổi. Hiện nay, một số loại sữa công thức cho giai đoạn 1 tuổi cũng có bổ sung chất sắt liều thấp cho trẻ mà không gây táo bón.
Bé 1 tuổi bị táo bón cũng có thể là do một số bệnh lý ở trẻ. Một số bệnh lý thường gặp để dẫn đến táo bón ở trẻ như:
Trường hợp này, một số trẻ mê chơi nên quên mất việc đi vệ sinh. Một số trẻ cũng hình thành tâm sợ đi vệ sinh nếu môi trường sống bị thay đổi. Một số trẻ khác lại có thể cảm thấy xấu hổ hay sợ hãi khi đi vệ sinh, đặc biệt là ở những nhà vệ sinh công cộng. Nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy sợ đi vệ sinh có thể là vì trong quá trình bị táo bón, việc đi vệ sinh rất khó khăn và đau đớn nên trẻ hình thành tâm lý lo sợ.
Việc ít đi đại tiện lâu dần sẽ trở thành một thói quen, khiến trẻ đi vệ sinh ít hơn mức cần thiết. Phân lâu ngày không được thải ra sẽ tích tụ ở phần dưới của ruột. Thời gian dài sẽ ngày càng to hơn, khô cứng hơn khiến cho bệnh táo bón trở nên nặng hơn.
Các hoạt động thể chất giúp cơ thể trẻ phát triển tốt hơn. Việc thường xuyên vận động giúp di chuyển thức ăn nhanh hơn trong suốt quá trình tiêu hóa. Trẻ lười vận động, thường xuyên ngồi 1 chỗ thường sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với trẻ được vận động đều đặn.
Tùy vào nguyên nhân mà cách trị táo bón cho trẻ 1 tuổi nào sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất. Khi bé 1 tuổi bị táo bón, bố mẹ cần:
Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp hạn chế tình trạng trẻ 1 tuổi bị táo bón. Ba mẹ nên thêm nhiều rau củ vào khẩu phần ăn của bé để gia tăng chất xơ. Đồng thời tăng lượng chất lỏng (không phải sữa) để làm mềm phân và giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.
Theo dõi chế độ dinh dưỡng và thực đơn của trẻ để chống táo bón cho trẻ 1 tuổi
Đối với trẻ 1 tuổi, hệ tiêu hóa còn khá yếu ớt, ba mẹ nên xay nhuyễn thức ăn cho trẻ. Ba mẹ cũng nên chia nhỏ bữa ăn trong 1 ngày, không nên dồn ép quá nhiều lượng thức ăn mỗi bữa chính cho trẻ. Bạn có thể cho trẻ 1 tuổi bị táo bón sử dụng thêm sữa chua, cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của bé.
Lựa chọn đúng loại sữa công thức dành cho bé cũng là cách trị táo bón cho trẻ 1 tuổi hiệu quả. Ở giai đoạn này, trẻ nên được ưu tiên bú sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất nhiều nhất, giúp trẻ tăng sức đề kháng và phát triển tốt. Bú sữa mẹ cũng hạn chế được tình trạng táo bón ở trẻ 1 tuổi.
Tuy nhiên, nếu lượng sữa mẹ không đủ cho khẩu phần ăn của trẻ, ba mẹ nên chọn sữa công thức chứa chất xơ FOS để cung cấp đủ chất xơ, giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn. Ba mẹ nên tránh lựa chọn các loại sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn lượng dinh dưỡng mà trẻ 1 tuổi cần để con không bị táo bón. Tỷ lệ pha sữa cũng rất quan trọng, sữa quá đặc hay quá loãng cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ cần một lượng nước khác nhau. Bổ sung đủ lượng nước yêu cầu giúp trẻ đi tiểu tiện, đại tiện thuận lợi hơn. Thông thường, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nhu cầu uống nước của trẻ 1 tuổi rơi vào khoảng từ 200 đến 500 ml nước mỗi ngày tùy thuộc vào các chất lỏng khác. Ba mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng các loại nước ép rau xanh, trái cây để thay đổi khẩu vị. Đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng, chất xơ dưới dạng chất lỏng cho đường ruột non nớt của bé. (3)
Cho trẻ uống đủ lượng nước hằng ngày để cơ thể khỏe mạnh và chống táo bón
Ba mẹ nên tạo thói quen vận động cho trẻ. Phụ huynh có thể tạo động lực bằng cách cùng con tập những bài thể dụng cơ bản, vui nhộn. Việc khuyến khích trẻ vận động giúp thúc đẩy nhu động ruột. Trẻ thường xuyên vận động sẽ ít bị táo bón hơn.
Ba mẹ có thể tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đặc biệt là vào buổi sáng, sau bữa ăn hay bất cứ khi nào trẻ có nhu cầu đi vệ sinh (4). Mỗi lần nên để trẻ ngồi ít nhất 10 phút. Ba mẹ nên đặt một chiếc ghế đẩu xinh xắn dưới chân của trẻ để giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn. Thời gian đầu, phụ huynh có thể thưởng cho trẻ mỗi lần biết đi vệ sinh đúng lịch bằng một món quà hay khen ngợi con. Việc được ba mẹ khen thưởng sẽ tạo niềm thích thú, động lực để trẻ chăm đi vệ sinh hơn.
Đặt một chiếc ghế đẩu dưới chân trẻ để giúp trẻ đi vệ sinh thuận tiện và dễ dàng hơn
Tắm nước ấm rất tốt cho trẻ nhỏ. Ba mẹ có thể kết hợp ngâm hậu môn của trẻ với nước muối ấm để giúp làm mềm niêm mạc, thư giãn các cơ hậu môn. Việc này giúp trẻ thoải mái, dễ dàng đi đại tiện.
Các bậc phụ huynh có thể kết hợp massage bụng nhẹ nhàng cho trẻ bằng cách dùng ngón cái xoa nhẹ xung quanh vùng rốn của trẻ. Chuyển động theo chiều kim đồng hồ từ 5 đến 10 phút. Massage giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, góp phần gia tăng nhu động rộng, kích thích khả năng tiêu hóa của dạ dày. Nó còn giúp giảm hiện tượng đau bụng, đầy bụng, giúp giảm táo bón ở trẻ 1 tuổi.
Bên cạnh massage bụng, ba mẹ có thể giúp bé vận động bằng cách đặt bé nằm xuống. Dùng tay nắm 2 chân bé và chuyển động như động tác đạp xe đạp. Động tác này giúp kích thích nhu động ruột rất hiệu quả.
Phụ huynh có thể dùng một số loại thuốc trị trị táo bón cho trẻ như: thuốc mềm phân, thuốc nhuận tràng, men vi sinh,… Các loại thuốc đặc trị này giúp cải thiện tình trạng trẻ 1 tuổi bị táo bón hiệu quả.
Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng thuốc sau khi đã có chỉ định của bác sĩ hoặc đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ trước đó. Hạn chế tự mình mua thuốc cho trẻ sử dụng tại nhà. Việc tự ý sử dụng thuốc tại nhà cũng như lạm dụng thuốc trị táo bón cho bé có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bé 1 tuổi ăn gì để không bị táo bón có lẽ là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Ba mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả cho trẻ. Các loại thực phẩm này là: rau mồng tơi, rau dền, súp lơ, đậu bắp, khoai lang. Cùng các loại trái cây như: quả bơ, lê, chuối chín, táo gọt vỏ. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm các loại ngũ cốc tốt, các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,…
Bổ sung chất xơ để tránh tình trạng bé 1 tuổi bị táo bón
Gợi ý thực đơn cho trẻ 1 tuổi bị táo bón:
Trẻ 1 tuổi bị táo bón kéo dài, thời gian bị táo bón trên 2 tuần. Bé đi đại tiện khó khăn, phân có kèm máu, nôn mửa hoặc sốt cao kèm theo táo bón là những dấu hiệu đã đến lúc ba mẹ nên cho trẻ đi khám. Ba mẹ nên cho trẻ đi khám kịp thời để được các bác sĩ chẩn đoán, tư vấn và hỗ trợ. Nếu đã thử hết những cách trị táo bón cho trẻ tại nhà mà tình trạng vẫn không thuyên giảm thì bạn nên cho bé đến nhi khoa. (5)
Hãy làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ, cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định để giúp con thoát khỏi tình trạng táo bón. Sở hữu một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển tốt nhất cho trẻ.
Trẻ 1 tuổi bị táo bón là tình trạng phổ biến không nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ đừng vì vậy mà chủ quan khi con bị táo bón nhé. Hãy luôn theo dõi sức khỏe của trẻ để có những cách chữa trị tốt nhất. Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học theo từng giai đoạn phát triển của trẻ đóng một vai trò rất quan trọng. Trong trường hợp dù đã thay đổi chế độ ăn uống và thử qua các phương pháp điều trị khác mà tình trạng bé 1 tuổi bị táo bón không thuyên giảm, bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với Nutrihome để được các bác sĩ, các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ bạn nhé!