Khi bước vào thời kỳ ăn dặm, trẻ rất dễ bị táo bón. Vậy đâu là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón? Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm gì? Khi trẻ mới ăn dặm bị táo bón, bố mẹ đừng quá lo lắng. Dưới đây là những gợi ý của Nutrihome giúp các bố mẹ giải quyết trình trạng bé bị táo bón khi ăn dặm an toàn và hiệu quả!
Hiện tượng trẻ bị táo bón có thể bắt gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng nguy cơ cao nhất là khi bắt đầu thay đổi chế độ ăn từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang ăn dặm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón là vô cùng đa dạng. Một số nguyên nhân gây táo bón phổ biến ở trẻ em có thể kể đến như:
Trước giai đoạn 6 tháng tuổi, con chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ không cần phải hoạt động quá sức để có thể tiêu hóa sữa và vẫn còn rất non yếu.
Bước vào giai đoạn ăn dặm, con sẽ bắt đầu làm quen với những thực phẩm rắn hơn bên cạnh các loại sữa lỏng. Hệ tiêu hóa của trẻ sẽ hoạt động cật lực hơn và cần thời gian nhiều hơn để thích nghi với chế độ dinh dưỡng mới. “Thử thách” này là nguyên nhân chính khiến nhiều trẻ ăn dặm bị táo bón.
Trẻ 6 tháng ăn dặm bị táo bón là tình trạng khá phổ biến
Chất xơ có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng đường ruột. Chúng là dưỡng chất nuôi dưỡng những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của bé, khiến đường ruột hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra, chất xơ còn giúp bôi trơn thành ruột, giúp phân xốp hơn, giữ nước nhiều hơn, khắc phục hoàn toàn tình trạng táo bón. Do đó nếu bố mẹ áp dụng một chế độ ăn dặm không khoa học, thiếu chất xơ thì bé rất dễ bị táo bón.
Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, trẻ không cần bổ sung nước vì đã được cung cấp đầy đủ thông qua sữa mẹ. Thời điểm bé tập ăn dặm, nhu cầu về lượng nước tiếp tục tăng.
Nếu trong giai đoạn ăn dặm trẻ bị thiếu nước, ruột già sẽ sử dụng bất cứ lượng nước nào có thể lấy từ thực phẩm khi qua ruột. Điều đó khiến phân trở nên khô hơn và dễ gây ra táo bón ở trẻ.
Theo ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Bác sĩ tại Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, thời điểm cho trẻ ăn dặm tốt nhất là 6 tháng tuổi.
Hiện nay, không ít các phụ huynh cho trẻ ăn dặm sớm hoặc muộn hơn so với thời điểm này. Giai đoạn ăn dặm không phù hợp với thể trạng sẽ gây ra sự “quá tải” với hệ tiêu hóa của bé. Hệ tiêu hóa chứa kịp thích nghi với cường độ làm việc này gây ra các rối loạn và dễ dẫn đến tình trạng táo bón.
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng quý giá và quan trọng nhất đối với trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên có rất nhiều mẹ bỉm sữa mắc sai lầm khi nghĩ rằng ăn dặm sẽ giúp con có đủ dinh dưỡng hơn.
Trên thực tế, sữa mẹ được xem là một chất nhuận tràng tự nhiên bởi trong sữa mẹ có chứa nhiều chuỗi axit béo không bão hòa đa kích thích ruột kết co bóp, giúp phân mềm hơn, cực kì cần thiết cho hệ tiêu hóa của bé. Vì thế để ngăn ngừa trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ nên cho bé bú đầy đủ. (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK148970/)
Bé cần được bú sữa mẹ đầy đủ để ngăn ngừa táo bón bởi sữa mẹ chính là một chất nhuận tràng tự nhiên tốt nhất
Theo sự phát triển của trẻ, độ cứng và mức độ đậm đặc trong thức ăn sẽ luôn thay đổi. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc khi trẻ bắt đầu ăn dặm, sữa của con cần pha đặc hơn.
Thói quen này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trẻ ăn dặm bị táo bón bởi vì không cung cấp đủ lượng nước cho trẻ và không hài hòa về dinh dưỡng.
Hoạt động thường xuyên có tác dụng giúp bé cải thiện nhu động ruột, thức ăn tiêu hóa nhanh, phân ít ở lâu trong ruột già nên không bị hấp thụ nước. Vì thế phân của bé được vận động đều đặn sẽ bớt cứng và nhanh được đào thải ra ngoài hơn.
Khi trẻ không được vận động thường xuyên thì hệ tiêu hóa hay các hoạt động đường ruột đều khá kém hiệu quả. Do đó ít vận động cũng được xem như là một nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón nói riêng và hầu hết trẻ nhỏ nói chung.
Khi bố mẹ thấy trẻ ăn dặm bị táo bón thì nên đưa con đi gặp chuyên gia dinh dưỡng hoặc các bác sĩ để thăm khám. Bởi vì nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ ăn dặm có thể xuất phát từ những bệnh lý đường ruột như rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột,… Việc thăm khám sớm sẽ giúp bố mẹ có thể điều trị cho bé sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, có rất nhiều loại thực phẩm mà trẻ khó có thể tiêu hóa hoặc hấp thụ. Do đó bố mẹ hãy lưu ý tránh những thực phẩm dễ khiến trẻ mới ăn dặm bị táo bón dưới đây:
Sữa bò có thể là một nguyên nhân gây táo bón với một số trẻ em nhất định, đặc biệt là trẻ em đã được chẩn đoán mắc chứng táo bón mạn tính:
Do đó, nếu bạn chưa biết con của mình có mắc chứng táo bón mạn tính hay không, hãy cẩn thận với sữa bò tươi nguyên chất trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày nhé.
Cà rốt có gây táo bón cho trẻ hay không phần lớn là phụ thuộc vào cách chế biến. Cà rốt hay nước ép cà rốt đều rất tốt cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, khi bạn cho bé ăn đơn thuần cà rốt hấp chín và nghiền nát, nó có thể gây ra táo bón cho trẻ. Chất xơ trong cà rốt thuộc dạng không hòa tan, do đó nếu ăn cà rốt hấp nhưng không bổ sung đủ nước, thì nó có xu hướng làm phân rắn lại khiến bé khó bài tiết.
Trong thành phần của táo chứa khá nhiều pectin – một loại chất xơ hòa tan đã được chứng minh là có tác dụng làm cứng phân – hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy. Do vậy trong giai đoạn này bố mẹ không nên cho trẻ ăn táo để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng sẵn có của bệnh táo bón.
Phô mai hay các chế phẩm từ sữa rất giàu dinh dưỡng, là thực phẩm rất tốt cho bé. Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa có nhược điểm là thiếu chất xơ. Việc cho bé ăn quá nhiều có thể dẫn đến táo bón ở một số trẻ, nhất là các trẻ mắc táo bón mạn tính. Ngoài ra, các chế phẩm từ sữa khi vào ruột thường được lên men, tạo ra khí mêtan, có thể gây cản trở thức ăn tiêu hóa và làm chậm thời gian thức ăn di chuyển qua ruột già, gây nên chứng táo bón. Do đó, dù phô mai và các chế phẩm từ sữa khác rất tốt, bố mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều và thường xuyên.
Phô mai chứa nhiều chất béo nhưng thiếu chất xơ, ăn quá nhiều có thể gây táo bón cho trẻ nhỏ
Tình trạng bé ăn dặm bị bón là điều khiến rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên bố mẹ có thể dễ dàng phát hiện sớm tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón thông qua các dấu hiệu cụ thể như sau:
Táo bón có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe, hệ tiêu hóa và bài tiết của trẻ. Cụ thể nếu trẻ ăn dặm bị táo bón sẽ dẫn đến những ảnh hưởng như:
Ngoài ra nếu trẻ ăn dặm bị táo bón trong thời gian dài mà không được điều trị kịp thời sẽ gây xuất huyết đại tràng, tắc ruột, poply đại tràng, trĩ… và nhiều bệnh lý hậu môn – trực tràng khác.
Bị táo bón khiến trẻ rất đau đớn và khó chịu khi đi ngoài
Giai đoạn ăn dặm là một trong những giai đoạn trẻ thường xuyên phải đối mặt chứng táo bón. Để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm, bố mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản nhưng hiệu quả sau đây:
Trẻ nên được ăn các thực phẩm dễ nhai, dễ nuốt ở dạng lỏng hoặc mềm, hạn chế các thực phẩm rắn, khó tiêu. Bố mẹ có thể thêm vào thực đơn các loại cháo loãng hoặc sữa pha theo tỉ lệ phù hợp để trẻ nhanh chóng quen chế độ dinh dưỡng mới.
Sau 1 tuần đầu ăn dặm, bố mẹ hãy chú ý thay đổi thực đơn và bổ sung chất xơ cho con bằng các loại rau củ nghiền nát. Khi trẻ đã thích ứng được với sự đa dạng của thức ăn thì bố mẹ hãy thêm những thực phẩm như tôm, trứng, thịt…vào sau đó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên hạn chế các thực phẩm quá giàu chất đạm và ít chất xơ.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ cho phù hợp là cách hiệu quả để cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón
Các vi khuẩn có lợi sẽ kích thích sản sinh enzyme tốt từ đó giúp bé tiêu hóa nhanh, phân được đưa ra ngoài nhanh hơn và ít khô hơn. Ngoài ra vi khuẩn có lợi sẽ tiêu diệt những vi khuẩn có hại giúp duy trình tình trạng cân bằng đường ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.
Do đó nếu trẻ ăn dặm bị táo bón, bố mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm có chứa lợi khuẩn Probiotic như sữa chua hoặc các loại sữa men vi sinh có bán ngoài thị trường để bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé.
Massage vùng bụng là cách để điều trị tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón khá hiệu quả. Hoạt động này sẽ giảm đau, cải thiện nhu động ruột, giúp ruột co bóp đều đặn và tăng cường tuần hoàn máu. Bố mẹ có thể thực hiện hoạt động này thường xuyên cho trẻ để cải thiện hệ tiêu hóa và giúp con thấy dễ chịu, thư giãn hơn.
Như chúng ta đã thấy, thiếu nước rất dễ gây ra tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón. Bởi vì nước có thể làm mềm phân, hòa tan nhiều dưỡng chất, giúp bé hấp thu dưỡng chất nhanh hơn. Ngược lại khi thiếu nước, thực phẩm dễ lắng thành cặn khiến phân bị rắn và khiến trẻ bị táo bón.
Do vậy trong giai đoạn này, bé cần được bổ sung nước đầy đủ, bố mẹ nên tập cho bé uống nước mỗi ngày. Như vậy phân sẽ mềm hơn và tình trạng táo bón được cải thiện đáng kể.
Trẻ ít vận động có nguy cơ bị táo bón khá cao hơn so với những bé thường xuyên hoạt động nhẹ nhàng. Bởi vì các vận động kích thích hệ tiêu hóa hoạt động và đẩy nhanh quá trình đào thải phân ra ngoài cơ thể.
Bố mẹ có thể cho bé nằm ngửa và mô phỏng tư thế đạp xe, cử động xoay tròn của khớp gối chân có thể lan truyền đến ruột kích thích tiêu hóa hiệu quả.
Nếu thấy con gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, bố mẹ có thể giúp con ngâm hậu môn trong nước ấm từ 5 -10 phút. Ngay lập tức, cơ vòng hậu môn sẽ giãn ra và giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn mà không bị đau đớn.
Cho con ngâm hậu môn trong nước ấm góp phần làm giảm các cơn đau do chứng táo bón mang lại
Nếu gặp phải tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón, các bậc phụ huynh nên tránh làm những điều sau:
Khi trẻ ăn dặm bị táo bón, ba mẹ không nên cho trẻ ăn bột có chứa chất xơ được chế biến theo công thức, điển hình là Metamucil (bột hòa tan vị cam bổ sung chất xơ).
Những thực phẩm này không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ ăn dặm, chứa nhiều hương liệu khiến bé dễ bị chướng bụng, đầy hơi và không ăn thêm thức ăn khác được.
Men vi sinh giúp cân bằng hệ khuẩn đường ruột và có khả năng hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bố mẹ nên sử dụng men vi sinh quá liều như một loại thuốc trị táo bón.
Lạm dụng men vi sinh gây ra nhiều tác động xấu đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, làm mất cân bằng đường ruột, có thể khiến bé bị tiêu chảy hoặc táo bón nặng hơn.
Trong giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé vẫn khá nhạy cảm và đang dần hoàn thiện. Bố mẹ hãy bình tĩnh xử lý khi phát hiện tình trạng bé ăn dặm bị táo bón.
Thay vì ngay lập tức cho bé sử dụng các loại thuốc nhuận tràng thì hãy lắng nghe hướng dẫn từ các chuyên gia đáng tin cậy và chỉ dùng thuốc nhuận tràng khi có chỉ định từ bác sĩ.
“Bé ăn dặm gì để không bị táo bón?” là câu hỏi được rất nhiều các mẹ bỉm sữa quan tâm. Vậy trẻ bị táo bón nên ăn gì nhỉ? Dưới đây là một số gợi ý cho mẹ các mẹ tham khảo:
Bố mẹ nên bổ sung rau củ trong các bữa ăn dặm của con
Trẻ ăn dặm bị táo bón cần phải thay đổi thực đơn cũng như các thói quen ăn uống. Dưới đây là những món ăn ngăn ngừa táo bón khi trẻ ăn dặm được Nutrihome gợi ý cho các bố mẹ:
Thực phẩm giàu chất xơ luôn là sự lựa chọn hàng đầu mà ba mẹ cần ưu tiên đưa vào khẩu phần khi trẻ ăn dặm bị táo bón
Để giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón, bố mẹ nên làm gì? Dưới đây là một số gợi ý hữu ích dành cho các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi ăn dặm.
Theo ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm dinh dưỡng chính của trẻ vẫn phụ thuộc phần lớn vào sữa. Những loại thức ăn khác chỉ đóng vai trò giúp trẻ làm quen với thức ăn đặc hơn mà thôi. Do đó bố mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa ăn dặm mỗi ngày. Khi trẻ đã quen với chế độ ăn này thì có thể tăng dần bữa ăn cho trẻ.
Thực phẩm cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm nên được chọn lựa cẩn thận và đảm bảo phối hợp hài hòa các thành phần dinh dưỡng. Trẻ không nên ăn quá nhiều đạm dẫn đến khó tiêu mà nên bổ sung thêm các loại thực phẩm nhiều chất xơ như: rau bó xôi, xà lách, cải thìa, lê, táo, bơ, cà rốt, củ cải đường, đậu xanh, yến mạch…
Bố mẹ nên thường xuyên massage bụng giúp bé nhuận tràng, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Hãy tham khảo một số bài massage bụng chống táo bón từ bác sĩ hay các chuyên trang y tế uy tín, điển hình như các bài tập massage bụng theo hình kim đồng hồ, massage bụng từ trên xuống dưới, massage bụng vừa xoa vừa miết,…để hỗ trợ thực phẩm tiêu hóa nhanh hơn trong ruột của bé.
Các bài tập massage bụng vừa giúp bé cải thiện chứng táo bón vừa đem lại sự thư giãn tinh thần cho bé
Hệ tiêu hóa của trẻ sẽ được kích thích và hoạt động tốt hơn nếu được vận động một cách đều đặn. Do đó bố mẹ có thể cho bé thử các động tác vận động nhẹ nhàng như duỗi tay chân, tư thế đạp xe…Ngoài ra cũng có thể khuyến khích con vận động bằng cách đuổi theo các loại đồ chơi có khả năng di chuyển như ô tô, quay vòng…
Trẻ nên được bổ sung đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày bên cạnh việc bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Việc uống đủ nước giúp làm mềm phân và khiến trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Nếu không muốn trẻ ăn dặm bị táo bón, bố mẹ nên lựa chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi, nếu sữa có bổ sung chất xơ thì càng tốt. Đặc biệt lưu ý là nên pha sữa theo đúng tỉ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất, không quá đặc dẫn đến táo bón hay quá lỏng gây ra tiêu chảy.
Các bố mẹ nên tập cho bé thói quen đi đại tiện vào những khoảng thời gian cố định trong ngày. Như vậy hệ tiêu hóa của bé sẽ hoạt động ổn định, hình thành phản xạ đi ngoài đúng giờ. Từ đó, quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể cũng hiệu quả hơn và không còn lo bị táo bón nữa.
Thăm khám cùng bác sĩ tại Nutrihome để điều trị tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón
Để phòng tránh và cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón, cha mẹ cần có thông tin đúng về chế độ ăn và cách thức chăm sóc bé khoa học. Biện pháp tốt nhất ngăn ngừa hiện tượng bé ăn dặm bị táo bón là xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh, đủ chất và đủ nước. Hiện nay, tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, bé sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng tiến hành thăm khám cẩn thận, đưa ra chẩn đoán chính xác và tư vấn giúp cha mẹ kịp thời cải thiện hiệu quả tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón và cách ngăn ngừa tái phát. Bên cạnh đó, các chuyên gia tại Nutrihome cũng giúp cha mẹ xây dựng thực đơn ăn uống cân bằng, đủ dưỡng chất cho các bé ăn dặm. Hãy cùng Nutrihome giúp bé yêu của bạn phát triển toàn diện và khỏe mạnh mỗi ngày.