Táo bón là tình trạng thường gặp khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm khiến nhiều mẹ đau đầu. Vậy nên làm gì khi trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ 8 tháng bị táo bón? Một số gợi ý về thực đơn cho bé 8 tháng bị táo bón cũng như cách trị táo bón cho trẻ 8 tháng tuổi dưới đây có thể hữu ích cho mẹ!
Táo bón là không phải là bệnh lý gây nguy hiểm sức khỏe tức thời, đây là một vấn đề phổ biến của đường tiêu hóa, thường gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, thường gặp nhất ở trẻ trong giai đoạn ăn dặm.
Tình trạng đi tiêu của mỗi trẻ thường không giống nhau, thông thường trẻ có thể đi tiêu 3 lần một ngày hoặc đi tiêu cách ngày, tình trạng này được gọi là đi tiêu bình thường. Trẻ được gọi là mắc táo bón nếu có số lần đi tiêu ít hơn 3 lần trong một tuần, thậm chí có trẻ lên đến 7 – 10 ngày. (1)
Ngoài số lần đi tiêu dưới 3 lần/ tuần, nhận biết trẻ bị táo bón còn là việc đi tiêu khá khó khăn. Trẻ thường cảm thấy đau rát, khó chịu, sợ hãi khi đi tiêu, thậm chí chảy máu hậu môn do lượng phân tồn đọng nhiều, lâu trong đại tràng và trở nên cứng, vón cục do nước được tái hấp thu trở lại ruột già.
Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng táo bón xảy ra thường xuyên sẽ khiến trẻ khó chịu, không muốn ăn uống, ảnh hưởng đến sinh hoạt – vận động vui chơi hàng ngày cũng như sự phát triển toàn diện về thể chất.
Chứng táo bón có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, vui chơi cũng như sự phát triển thể chất của trẻ nếu xảy ra thường xuyên.
Chưa kể, táo bón nếu kéo dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe như bị tổn thương hậu môn – trực tràng, rối loạn toàn thân, mắc bệnh trĩ – sa trực tràng, biếng ăn, suy dinh dưỡng… Do đó việc nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ 8 tháng bị táo bón và can thiệp kịp thời rất quan trọng. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình cho thấy trẻ đã mắc táo bón mẹ không nên chủ quan:
Quấy khóc, khó chịu, biếng ăn hầu như trẻ nào cũng có tình trạng này, đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe trẻ có vấn đề. Táo bón là một trong số đó. Trẻ bị táo bón không đi ngoài được sẽ có hiện tượng căng chướng bụng, ăn không tiêu, không ngon miệng, khó chịu khi ăn…
Thông thường, trẻ sẽ đi tiêu từ 5 – 7 lần/ tuần. Khi mắc táo bón, số lần đi tiêu của trẻ sẽ giảm dần còn khoảng 3 lần/ tuần hoặc thậm chí 1 lần/ tuần. Nếu nhận thấy số lần đi tiêu của trẻ giảm dần so với bình thường, cộng với việc trẻ gặp khó khăn khi đi đại tiện, phân thải ra ngoài có lẫn máu và chất nhầy… mẹ nên tìm cách giúp trẻ khắc phục càng sớm càng tốt.
Đi đại tiện khó khăn ở trẻ 8 tháng bị táo bón đó là trẻ thường phải rặn nhiều, trong quá trình rặn có thể bị nứt hậu môn chảy máu gây đau đớn, sợ hãi cho trẻ. Tình trạng này xảy ra do phân ứ đọng trong đường ruột nhiều ngày trở nên khô, cứng và vón cục (như phân dê) do nước trong phân hấp thụ ngược trở lại cơ thể.
Nếu mỗi ngày đi tiêu đều đặn trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, ăn uống ngon miệng hơn. Ngược lại, nhiều ngày không đi đại tiện khiến phân không thải ra ngoài được mà ứ đọng trong đường ruột, vì vậy bụng trẻ lúc nào cũng trong tình trạng căng chướng, khó tiêu, khó chịu. Đây cũng được xem là dấu hiệu đặc trưng của trẻ bị táo bón mẹ nên biết.
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, để biết cách trị táo bón cho trẻ 8 tháng tuổi mẹ cần biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì. Một số nguyên nhân liệt kê bên dưới được cho là có liên quan trực tiếp đến chứng táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi:
Mặc dù 6 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu ăn dặm, dù vậy, đến tháng thứ 8 ở một số trẻ hệ tiêu hóa vẫn chưa thể thích nghi/ làm quen được với việc “chuyển đổi” thức ăn từ sữa mẹ là lỏng hoàn toàn sang ăn thức ăn đặc do đó dẫn đến táo bón.
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, ít rau xanh và trái cây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 8 tháng bị táo bón.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu cân bằng các nhóm chất (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất), không đa dạng các loại thực phẩm tự nhiên, đặc biệt là các loại rau xanh và trái cây – nguồn cung cấp chất xơ an toàn và hiệu quả cho trẻ nhỏ – cũng là nguyên nhân khiến bé 8 tháng bị táo bón.
6 tháng đầu đời bú mẹ hoàn toàn trẻ sẽ không cần uống thêm bất cứ loại nước nào, tuy nhiên, bước sang giai đoạn ăn dặm mẹ cần cho trẻ uống thêm nước để vừa cung cấp nước cho cơ thể, vừa phòng tránh mắc táo bón. Do đó, nếu mẹ không cho trẻ uống đủ lượng nước cơ thể cần việc trẻ mắc táo bón là bình thường.
Bất cứ loại sữa công thức nào cũng được nhà sản xuất hướng dẫn liều lượng sử dụng và cách pha đúng. Nhưng tâm lý nhiều mẹ, đặc biệt những mẹ mới sinh con lần đầu lo lắng con bị thiếu chất do ăn dặm chưa nhiều đã cố tình pha sữa “thật đậm đặc”. Việc pha sữa công thức sai tỷ lệ, lượng sữa nhiều hơn nước đã góp phần “gây” táo bón ở trẻ.
Dinh dưỡng khoa học và vận động hợp lý được xem là bộ đôi chìa khóa vàng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, đặc biệt giúp nhu động ruột làm việc hiệu quả hơn, nhờ đó hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru trẻ đi tiêu dễ dàng hơn. Việc ít vận động hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém hiệu quả kết quả là trẻ bị táo bón
Ngoài những nguyên nhân trên, một số bệnh lý trẻ mắc phải như đại tràng phình lớn, tổn thương bẩm sinh trên đại tràng hay thậm chí trẻ mệt mỏi, ốm sốt… cũng ảnh hưởng tới việc đi đại tiện của trẻ.
Bé 8 tháng bị táo bón cũng có thể do trẻ bị bệnh hoặc mắc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
Trẻ bị bệnh và cần sử dụng kháng sinh hoặc một số thuốc đặc hiệu để điều trị, hoặc vừa mới tiêm phòng… điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ 8 tháng. Chưa kể, nếu trẻ bú mẹ và mẹ có dùng thuốc điều trị bệnh thì bé cũng bị ảnh hưởng.
Táo bón không phải là bệnh lý và không gây nguy hiểm sức khỏe trẻ tức thì, nhưng nếu táo bón kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh hoạt hàng ngày của trẻ và thậm chí gây ra một số biến chứng sức khỏe. Do đó, ngay khi phát hiện một số dấu hiệu trẻ 8 tháng bị táo bón mẹ nên tìm cách trị táo bón cho trẻ 8 tháng tuổi ngay.
Dinh dưỡng không khoa học, chế độ ăn thiếu cân bằng dưỡng chất, đặc biệt thiếu chất xơ là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ nói chung và trẻ 8 tháng nói riêng bị táo bón. Theo đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyên, cách trị táo bón cho bé 8 tháng tuổi hiệu quả là mẹ nên xây dựng khẩu phần ăn của trẻ cân đối các nhóm dưỡng chất, đồng thời tăng cường nhiều rau xanh và trái cây tươi vào khẩu phần ăn dặm hàng ngày.
Với những trẻ bú sữa công thức, ngoài nguyên nhân pha sữa sai tỷ lệ gây táo bón, việc chọn loại sữa không phù hợp với trẻ cũng góp phần dẫn đến tình trạng này. Nếu trẻ bị táo bón được xác định do sữa công thức, mẹ hãy thử đổi sang loại sữa khác cho con bú để cải thiện tình trạng nhé!
Cơ thể thiếu nước cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ em và cả người lớn, vì vậy, để phòng tránh và trị táo bón ở trẻ mẹ đừng quên cho trẻ uống đủ lượng nước cơ thể cần nhé. Các loại nước trẻ 8 tháng tuổi có thể uống bao gồm nước lọc, nước canh, súp, cháo, nước ép trái cây tươi…
Cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần là một trong những cách trị táo bón cho bé 8 tháng tuổi hiệu quả.
8 tháng tuổi trẻ sẽ chưa thể tự vận động nhiều, do đó, để giúp trẻ luôn khỏe mạnh, đặc biệt hệ thống nhu động ruột hoạt động hiệu quả, ngoài chú trọng chế độ dinh dưỡng mẹ hãy giúp trẻ vận động nhiều nhất có thể. Dù vậy mẹ cần lưu ý, không nên cho trẻ vận động quá sức và quá mức, nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng và phù hợp với lứa tuổi. Hãy tập cho trẻ bò, tập bài tập đạp xe đạp trên giường…
Bên cạnh giúp trẻ vận động nhẹ nhàng, mỗi ngày mẹ đều đặn thực hiện massage bụng cho trẻ kết hợp với tắm/ ngâm mông trong nước ấm cũng có tác dụng cải thiện táo bón hiệu quả. Đây cũng là cách trị táo bón cho bé 8 tháng tuổi được nhiều mẹ áp dụng thành công cho bé yêu nhà mình.
Ngoài những cách trị táo bón nêu trên, một số mẹ sử dụng men vi sinh để cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo, mẹ không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ, tốt nhất nên hỏi ý kiến chuyên gia để đảm bảo an toàn sức khỏe và điều trị hiệu quả táo bón.
Trên là gợi ý một số cách trị táo bón cho bé 8 tháng theo từng nguyên nhân. Dù vậy, nguyên nhân chủ yếu được chuyên gia dinh dưỡng xác định gây táo bón ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm nói chung và trẻ 8 tháng tuổi nói riêng đó chính là chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu khoa học, đặc biệt thiếu hụt lượng chất xơ cần thiết.
Do đó, để trị táo bón hiệu quả và triệt để mẹ cần xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng bị táo bón khoa học, cần bằng các nhóm dưỡng chất, đa dạng các loại thực phẩm. Vậy bé 8 tháng ăn gì để không bị táo bón?
Tăng cường cho trẻ 8 tháng ăn rau xanh lá có thể cải thiện tình trạng táo bón.
Gợi ý thực đơn cho bé 8 tháng bị táo bón:
Cần nhắc lại rằng táo bón không phải là bệnh lý và không gây nguy hiểm sức khỏe trẻ tức thời, tuy nhiên mắc táo bón thường xuyên có thể ảnh hưởng đến việc vận động, vui chơi, sinh hoạt của trẻ.
Bố mẹ nên đưa trẻ 8 tháng tuổi bị táo bón đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời
Trường hợp táo bón kéo dài và không được can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ (trẻ có thể biếng ăn dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng). Ngoài ra, nó cũng có thể dẫn đến những hệ lụy sức khỏe như nứt kẽ hậu môn, rách hậu môn, rối loạn toàn thân, sa trực tràng, mắc bệnh trĩ… Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ 8 tháng bị táo bón và can thiệp kịp thời rất quan trọng. (2)
Theo đó, để cách trị táo bón cho bé 8 tháng tuổi hiệu quả mẹ cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, cho trẻ uống nhiều nước sau khi ăn và kết hợp cho trẻ vận động nhẹ nhàng theo độ tuổi. Trong một số trường hợp cần thiết có thể điều trị táo bón cho trẻ bằng thuốc nhuận tràng không kê đơn.
Dù vậy, việc lạm dụng thuốc trị táo bón cho trẻ không phải là giải pháp tốt vì có thể khiến trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc. Tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được xác định đúng nguyên nhân gây táo bón, được tư vấn và hướng dẫn điều trị hiệu quả và chế độ ăn uống kết hợp vận động, hoặc dùng thuốc. (3)
Đặc biệt nếu trong trường hợp trẻ 8 tháng bị táo bón xuất hiện các dấu hiệu như táo bón kéo dài hơn 3 tuần, đi tiêu đau rát có chảy máu hậu môn, phân khô cứng và trong phân có lẫn máu và chất nhầy, bụng luôn cảm thấy khó chịu… dù đã áp dụng các biện pháp trên cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được hỗ trợ và can thiệp kịp thời.