Dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng phòng ngừa tăng huyết áp trong thai kỳ

ĐỐI TƯỢNG

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 15% phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai và 25% sinh non do biến chứng của bệnh.

Tăng huyết áp khi mang thai có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật – một trong 5 tai biến sản khoa nguy hiểm có thể gây tử vong cho mẹ và em bé. Vì vậy, việc theo dõi và kiểm soát huyết áp khi mang thai vô cùng quan trọng.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và em bé trong quá trình mang thai, người mẹ nên trang bị thêm kiến thức cho mình về căn bệnh này và chủ động phòng ngừa từ sớm. Dưới đây là các nhóm đối tượng có nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ:

  • Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi
  • Người có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp
  • Người từng bị tăng huyết áp trong lần mang thai trước
  • Người mang thai đôi hoặc thai sinh ba
  • Thai phụ có thói quen ăn quá mặn
  • Thai phụ bị thừa cân, tăng cân không kiểm soát
  • Người có bệnh nền như cholesterol trong máu cao, bệnh về tuyến giáp, tuyến thượng thận, tim mạch.

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa miền Bắc Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết, tăng huyết áp khi mang thai là triệu chứng có thể xuất hiện từ trước, trong và sau khi mang thai, tình trạng ngày càng tăng nặng khi thai lớn. Do đó, phụ nữ mang thai cần kiểm tra huyết áp chặt chẽ đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.

THÔNG TIN CHUNG

Tăng huyết áp khi mang thai là tình trạng chỉ số huyết áp cao từ sau tuần thai thứ 20 ở những thai phụ có huyết áp bình thường trước đó.

Chỉ số huyết áp được xác định như sau:

  • Huyết áp bình thường: Dưới 120/80 mmHg
  • Huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm thu trong khoảng 120 – 129 và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu trong khoảng 130 – 139 hoặc huyết áp tâm trương trong khoảng 80 – 89 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu từ 140 trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp thai kỳ

 

dấu hiệu tăng huyết áp thai kỳ

 

Tùy theo cơ địa, triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ có thể khác nhau ở mỗi người. Các dấu hiệu ban đầu có thể nhận biết gồm:

  • Phù là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, phù toàn thân, phù mềm ấn lõm, hoàn toàn khác với phù sinh lý do thai chèn ép (chỉ cần nghỉ ngơi, nằm gác chân lên gối cao sẽ giảm).
  • Không có hoặc có protein niệu trong nước tiểu
  • Tăng cân đột ngột
  • Thị giác yếu đi: tầm nhìn thường xuyên bị nhòe hoặc nhìn đôi
  • Nhức đầu, buồn nôn, hoa mắt
  • Đau bụng bên phải hoặc đau xung quanh vùng thượng vị
  • Đi tiểu ít
  • Chức năng gan hoặc thận có vấn đề

Để xác tình tình trạng và mức độ tăng huyết áp, những thai phụ có nguy cơ cao cần theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà bên cạnh những lần đo huyết áp khi tái khám.

Tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Đối với người bình thường tăng huyết áp là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, bệnh thận, tim mạch…

Đối với phụ nữ mang thai, tăng huyết áp được xem như sát thủ thầm lặng đe dọa tính mạng cho cả người mẹ và em bé, nếu tình trạng bệnh lý diễn ra càng sớm thì mức độ nguy hiểm sẽ càng cao.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 1/4 phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp tiếp tục tiến triển thành tiền sản giật trong thai kỳ, chuyển dạ hoặc sau khi sinh. Nguy cơ này sẽ tăng gấp đôi nếu thai phụ bị tăng huyết áp trước tuần thứ 30. Tiền sản giật tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh thận đối với thai phụ, đặc biệt ở những người phải sinh non – bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp. Tiền sử tiền sản giật cũng làm tăng nguy cơ tiền sản giật trong những lần mang thai sau.

Bên cạnh đó, nếu thai phụ có sẵn bệnh nền như tim mạch hay tiểu đường, tăng huyết áp trong có thể dẫn đến suy tim, cản trở chức năng cầm máu, chức năng thận suy giảm, chảy máu não, gan tạng bị tổn thương, tiểu cầu cạn kiệt, máu không đông.

Ngoài ra, tăng huyết áp thai kỳ còn ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé như: chậm phát triển, thai bị chết lưu hoặc sinh non…

Phòng ngừa tăng huyết áp trong thai kỳ như thế nào?

Trước những biến chứng nguy hiểm của tình trạng tăng huyết áp thai kỳ, phụ nữ mang thai cần khám thai đúng lịch hẹn để tầm soát những biến động huyết áp trong thai kỳ.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai nên có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng có thể dẫn đến tăng huyết áp.

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, việc tuân thủ một chế độ dinh dưỡng phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với thai phụ, đặc biệt là những người có nguy cơ bị tăng huyết áp. Bên cạnh thực đơn dinh dưỡng chuyên biệt, mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều, vận động hợp lý để phòng ngừa nguy cơ bị tăng huyết áp trong thai kỳ.

Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám và tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa, hướng dẫn chế biến món ăn khoa học, phù hợp nhằm giúp thai phụ có sức khỏe thật tốt đón con chào đời khỏe mạnh.

 

tư vấn phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA