Dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng phòng ngừa táo bón trong thai kỳ

ĐỐI TƯỢNG

Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp trong thai kỳ. Tình trạng này làm cho mẹ bầu cảm thấy đầy bụng, khó chịu nên lười ăn, ăn ít, từ đó khiến cơ thể thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Về lâu dài, táo bón có thể dẫn đến trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác. Do đó, mẹ bầu không nên chủ quan với tình trạng táo bón mà cần phòng ngừa và can thiệp từ sớm.

Những mẹ bầu có nguy cơ bị táo bón thai kỳ gồm:

  • Bổ sung vi chất dinh dưỡng không đúng cách (bổ sung quá nhiều sắt và canxi)
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Ít uống nước
  • Ít vận động

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết: “Do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai, sự chèn ép cơ học của bào thai làm giảm nhu động ruột cùng với chế độ ăn uống không hợp lý có thể khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón. Điều này không chỉ gây tâm lý khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, khi biết mình có thai, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý để phòng ngừa chứng táo bón trong thai kỳ, đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi.”

THÔNG TIN CHUNG

Mang thai là giai đoạn thiêng liêng và hạnh phúc nhất trong cuộc đời người phụ nữ, đi kèm với nó là một số thay đổi trong cơ thể người mẹ. Đối với nhiều mẹ bầu, táo bón là một trong những triệu chứng vô cùng khó chịu trong thai kỳ.

Nguyên nhân gây táo bón trong thai kỳ

Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng táo bón khi mang thai, bao gồm:

  • Khi mang thai các hormone thai kỳ tiết ra nhiều đặc biệt là progesterone gây cản trở hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, cụ thể làm cho nhu động ruột kém co bóp, khiến việc đẩy chất thải ra ngoài trở nên khó khăn hơn dẫn đến táo bón.
  • Chế độ dinh dưỡng không cân đối như: ăn quá nhiều chất bột đường, chất béo, ít chất xơ sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa chậm hơn, gây đầy hơi, chướng bụng và táo bón.
  • Việc bổ sung sắt không đúng cách khiến cơ thể không hấp thụ được mà thải ra ngoài tạo một gánh nặng cho đường tiêu hóa.
  • Khi mới mang thai nhiều người mẹ rất thận trọng nên hạn chế đi lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên đây là một hành động hết sức sai lầm vì khi tập thể dục hay vận động nhẹ nhàng sẽ giúp thức ăn di chuyển qua ruột già nhanh hơn, ngược lại sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm, phân trở nên cứng dẫn đến táo bón.
  • Phụ nữ mang thai thường bị mất nước do nôn khi bị nghén trong 3 tháng đầu và không bổ sung lượng nước bị thiếu hụt đầy đủ dẫn đến táo bón.
  • Stress cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ mang thai. Khi cơ thể bị căng thẳng quá mức có khả năng cơ thể mẹ bầu sẽ phản ứng lại bằng cách giảm hoạt động của nhu động ruột dẫn đến táo bón.

 

dinh dưỡng đủ chất phòng ngừa táo bón trong thai kỳ

 

Ngoài ra một số nguyên nhân dưới đây cũng góp phần khiến phụ nữ mang thai bị táo bón trong các giai đoạn của thai kỳ:

  • Phụ nữ mang thai đã lạm dụng thuốc nhuận tràng liều lượng cao.
  • Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón.
  • Việc ăn uống quá nhiều khiến cơ thể không hấp thu cũng như không tiêu hóa kịp thời cũng gây táo bón.

Táo bón trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Đối với người bình thường táo bón không gây hại nghiêm trọng, nhưng khi phụ nữ mang thai mắc bệnh táo bón nếu không được thăm khám, hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi:

Đối với thai nhi

Phụ nữ mang thai bị táo bón kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai, suy giảm sức đề kháng, trẻ sinh ra rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn sau này.

Đối với mẹ

  • Táo bón trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mẹ. Việc đi đại tiện khó, rặn nhiều sẽ dễ bị trĩ, nứt hậu môn, viêm xung quanh hậu môn, sa trực tràng…
  • Khi bị táo bón vì đau bụng, chướng bụng, đau rát vùng hậu môn, đi đại tiện ra máu làm cho người mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và hay cáu gắt.
  • Táo bón kèm theo chứng buồn nôn, ốm nghén sẽ làm giảm sự thèm ăn, ăn uống không ngon miệng dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, mệt mỏi, sức khỏe kém.
  • Trường hợp bị táo bón nặng, mẹ phải dùng lực rặn khi đi vệ sinh có thể gây sảy thai, sinh non.
  • Những chất độc có trong phân như phenol, amoniac.. khi tồn đọng trong ruột quá lâu sẽ gây hấp thụ ngược lại ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, những thai phụ bị táo bón thường có cảm giác khó chịu, cáu gắt, căng thẳng, suy nhược cơ thể. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Vì thế, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa, mẹ cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, vận động phù hợp để phòng ngừa nguy cơ bị táo bón trong thai kỳ.

Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám và tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa, hướng dẫn chế biến món ăn khoa học, phù hợp giúp thai phụ có sức khỏe thật tốt đón con chào đời khỏe mạnh.

 

bác sĩ tư vấn cách hạn chế táo bón thai kỳ

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA