Dich vụ khám và tư vấn dinh dưỡng các bệnh về thận

ĐỐI TƯỢNG

Thận có nhiệm vụ loại bỏ chất thải và nước dư thừa từ máu, tạo thành nước tiểu. Để giữ cho cơ thể hoạt động tốt, thận sẽ cân bằng lượng muối và các khoáng chất như canxi, phospho, natri, kali trong máu. Thận cũng giải phóng các hormone giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, điều hòa huyết áp và giữ cho xương chắc khỏe.

Chức năng của thận sẽ suy giảm khi bị tổn thương. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh thận chiếm khoảng 7% dân số và gia tăng chóng mặt những năm gần đây. Một số bệnh thận phổ biến nhất là:

  • Suy thận: Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng đột ngột và rõ ràng, biểu hiện bằng tình trạng giảm độ lọc cầu thận (GFR) cấp tính do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, sốc, mất nước nặng, ngộ độc cấp…Trong khi đó, suy thận mạn là sự suy giảm chức năng thận mạn tính không có khả năng hồi phục do tổn thương về số lượng và chức năng của các đơn vị thận. Ba nguyên nhân gây suy thận mạn hàng đầu ở người lớn theo thống kê tại Mỹ lần lượt là: đái tháo đường, tăng huyết áp và viêm cầu thận.
  • Sỏi thận: là kết quả khi các chất hòa tan có trong nước tiểu bị kết tủa và lâu ngày tích tụ thành sỏi. Sỏi thận gây ra nhiều biến chứng khó lường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách.
  • Viêm thận: Là tình trạng viêm thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc do ngộ độc thuốc, hóa chất. Viêm thận chia thành hai dạng: viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn. Viêm cầu thận cấp là bệnh hay gặp ở trẻ em từ 2 – 15 tuổi. Nguyên nhân do nhiễm liên cầu khuẩn hoặc do các ổ nhiễm khuẩn bội nhiễm. Điều kiện vệ sinh kém cũng là nguyên nhân gây bệnh. Viêm cầu thận mạn tính là biến chứng của viêm cầu thận cấp, thường gặp ở người lớn.
  • Viêm ống thận cấp: Thường là do ngộ độc chì, thủy ngân, sunfamit khiến người bệnh không tiểu được hoặc tiểu khó.
  • Hội chứng thận hư: là một rối loạn ở thận làm cơ thể bài tiết quá nhiều protein qua nước tiểu. Nguyên nhân gây nên hội chứng thận hư là sự phá hủy các mạch máu nhỏ trong thận và sự dư thừa nước trong máu, gây ra sưng (phù), đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân.

Các nhóm đối tượng dễ mắc bệnh về thận gồm:

  • Nhóm người cao tuổi, từ 65 tuổi trở lên;
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc một trong các bệnh lý: đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, gan mật, tim mạch, bệnh thận khác;
  • Người hút thuốc lá lâu năm;
  • Người thừa cân – béo phì;
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh thận;
  • Người có lối sinh hoạt không lành mạnh: uống ít nước, thường xuyên nhịn tiểu, lạm dụng nhiều loại thuốc (nhất là kháng sinh liều cao)…

“Hiện nay, các căn bệnh thời hiện đại như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa do béo phì gia tăng khiến cho người mắc bệnh thận ngày càng nhiều. Thêm vào đó, chế độ ăn uống không khoa học, thực phẩm bẩn, uống ít nước cũng là nguyên nhân khiến bệnh thận ngày càng trẻ hóa. Để phòng ngừa và ngăn bệnh thận tiến triển nặng, người bệnh cần thăm khám thường xuyên và đặc biệt chú trọng chế độ ăn uống bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa”, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa Hệ thống Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết.

THÔNG TIN CHUNG

 

thực hiện dinh dưỡng lành mạnh phòng ngừa bệnh về thận

 

Theo ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, bệnh thận diễn tiến âm thầm và rất nhanh. Đến khi phát hiện, thận đã bị suy giảm chức năng đến 50%. Chính vì thế, mọi người cần nhận biết các dấu hiệu cho thấy thận đang bị thương tổn để điều trị bệnh kịp thời, giảm thiểu tối đa biến chứng.

Triệu chứng cho thấy thận bị tổn thương

Bệnh thận giai đoạn đầu thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt. Khi người bệnh nhận thấy các dấu hiệu sau thì có thể thận đã bị tổn thương:

Nước tiểu đổi màu

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất ở các bệnh nhân mắc bệnh về thận. Nước tiểu ở người khỏe mạnh có màu vàng nhạt nhưng ở bệnh nhân thận, nước tiểu có thể màu hồng, đỏ hoặc nâu. Đôi khi, nước tiểu có pha lẫn máu hoặc xuất hiện bọt khí.

Ngoài ra, người bị bệnh thận cũng gặp phải những thay đổi về tần suất đi tiểu: tiểu nhiều hơn bình thường (cả ban ngày và ban đêm) hoặc gặp khó khăn mỗi lần đi tiểu.

Phù ở một số bộ phận trên cơ thể

Khi hoạt động bình thường, thận sẽ hấp thụ hết lượng chất lỏng mà chúng ta nạp vào, đồng thời lọc hết chất thải ra khỏi cơ thể. Thế nhưng nếu thận có vấn đề, chất lỏng không được xử lý hết, chất thải không được lọc bỏ hoàn toàn nên sẽ tích tụ trong cơ thể gây tình trạng giữ nước, sưng/phù ở một số bộ phận như mắt cá chân, bàn chân, đầu gối…

Đau lưng

Người bị sỏi thận sẽ cảm nhận rõ dấu hiệu này. Những cơn đau thắt lưng xuất hiện giống như chuột rút, khiến người bệnh cực kỳ đau đớn. Hãy cảnh giác nếu bạn gặp những cơn đau như thế trong một thời gian dài dù không bị các bệnh lý về xương khớp, ngồi sai tư thế hay mang vác vật nặng thường xuyên.

Buồn nôn và nôn

Triệu chứng buồn nôn xuất hiện là do sự phát sinh nồng độ urê trong máu (vì thận không thể lọc máu hoàn toàn). Không chỉ tác động đến đường tiêu hóa, hiện tượng này còn khiến cả não, hệ hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân bị ảnh hưởng theo.

Có vị urê trong miệng

Khi nồng độ urê trong máu quá cao, người bệnh thận sẽ cảm thấy có vị urê trong miệng. Mùi này rất khó biến mất ngay cả khi người bệnh ăn, súc miệng hoặc đánh răng.

Biến chứng của bệnh thận

Sự suy giảm chức năng của thận ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, khiến người bệnh:

  • Chán ăn, mệt mỏi, giảm năng suất học tập/lao động;
  • Viêm loét, xuất huyết, hay nhiễm trùng một vị trí nào đó trên ống tiêu hóa;
  • Viêm gan ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo;
  • Rối loạn sinh hóa glucose, lipid, protid máu. Bệnh nhân có thể tăng hoặc hạ đường huyết có kiểm soát;
  • Giảm canxi máu, tăng phospho máu do rối loạn hoạt động nội tiết của thận;
  • Tăng thể tích tuần hoàn (tăng ứ dịch trong cơ thể);
  • Hạ hoặc tăng natri;
  • Tăng kali máu trong giai đoạn cuối của suy thận;
  • Thiếu máu do thiếu erythropoietin hoặc xuất huyết.

 

chế độ ăn đúng giúp ngăn ngừa các bệnh về thận

 

“Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với người mắc bệnh thận. Dinh dưỡng đúng cách có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, bảo tồn chức năng của các đơn vị thận, hạn chế ảnh hưởng đến các cơ quan khác, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh thận tiến triển, người bệnh thường mất cảm giác ngon miệng, dẫn đến tình trạng ăn uống kém và sụt cân nhanh chóng. Do đó, người mắc bệnh thận rất cần sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng về một chế độ ăn uống đầy đủ nhằm ngăn tình trạng sụt cân nghiêm trọng, đồng thời bảo vệ và duy trì chức năng thận, ngăn bệnh tiến triển”, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha nhấn mạnh.

Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa, hướng dẫn chế biến món ăn đúng cách.

Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh thận

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA