Dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh ung thư

ĐỐI TƯỢNG

Số liệu thống kê của Tổ chức Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế (IARC) cho thấy, mỗi năm trên thế giới có khoảng 18,1 triệu ca ung thư mới và 9,6 triệu ca ung thư tử vong, trong đó châu Á có tỷ lệ mắc mới cao nhất chiếm 48,4% số bệnh nhân ung thư mắc mới trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, cũng theo tổ chức này, năm 2018 có khoảng 165.000 ca bệnh mới, trong đó hơn 25.000 trường hợp ung thư gan, hơn 23.000 ca ung thư phổi, hơn 17.000 ca ung thư dạ dày, hơn 15.000 ca ung thư vú, hơn 14.000 ca ung thư đại trực tràng…

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 95.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u.

Ung thư là một bệnh của các tế bào – vốn là những đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể. Cơ thể chúng ta liên tục sản sinh ra các tế bào mới để thay thế những tế bào đã chết hoặc hàn gắn tế bào bị tổn thương. Nếu vì một lý do nào đó mà các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) thì sẽ dẫn tới các bệnh ung thư. Có hơn 100 loại ung thư như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da…

Bất cứ ai, thuộc giới tính nào, độ tuổi nào, sinh sống ở đâu, cũng có thể mắc phải căn bệnh ung thư. Song các đối tượng dễ mắc bệnh nhất là:

  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều thịt (nhất là thịt đỏ), ít ăn rau, ăn không đúng giờ, hay bỏ bữa…
  • Người thường xuyên thức khuya, khiến hệ miễn dịch suy giảm, tế bào đột biến không được loại trừ kịp thời dẫn tới ung thư.
  • Người thường xuyên nhịn đại tiện, tiểu tiện, kích thích tế bào ung thư ở bàng quang.
  • Người hay bị dị ứng.
  • Người có tiền sử gia đình bị ung thư.
  • Người bị tăng huyết áp.
  • Người hút thuốc lá, nghiện bia rượu lâu năm.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết, phần lớn bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Và rất ít bệnh nhân quan tâm đến việc ăn uống thế nào cho hợp lý. Thậm chí, không ít người thiếu hiểu biết, do lo sợ bệnh tiến triển hoặc tái phát còn ăn kiêng quá mức dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, cơ thể suy mòn và không còn sức chống chọi với bệnh.

THÔNG TIN CHUNG

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư được chia làm hai nhóm chính, gồm:

  • Các yếu tố không thể thay đổi được: Qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học, các nhà khoa học đã phát hiện ra chỉ có dưới 10% bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn từ bên trong cơ thể, gồm các rối loạn nội tiết, tổn thương có tính di truyền (các yếu tố nội sinh), những nguyên nhân này thường không thay đổi được.
  • Các yếu tố có thể thay đổi được: Có đến hơn 80% ung thư phát sinh có liên quan đến yếu tố môi trường sống, bao gồm: lối sống không lành mạnh, các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, chế độ dinh dưỡng không khoa học, quan hệ tình dục không an toàn, nhiễm virus… Thêm vào đó là một số yếu tố liên quan nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường, gọi chung là các yếu tố ngoại sinh (từ bên ngoài cơ thể), các yếu tố này có thể thay đổi được.

 

thức ăn nhanh tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

 

Vấn đề dinh dưỡng thường gặp ở bệnh nhân ung thư

Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân. Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể. Đây có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần lớn là do chính khối u gây ra. Khối u làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá hủy, bao gồm cả các khối cơ. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong của bệnh nhân ung thư.

“Khi bị bệnh, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cơ bản của tế bào ung thư cao hơn tế bào bình thường. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, người bệnh cần phải ăn uống đủ nhu cầu năng lượng, đạm và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Và chúng ta cần hiểu rằng, ngay cả khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tế bào ung thư vẫn tự lấy năng lượng để phục vụ nhu cầu hoạt động của chúng. Từ đó, bệnh nhân rơi vào tình trạng suy mòn nếu không được can thiệp dinh dưỡng hợp lý và kịp thời”, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha nhấn mạnh.

Những gì bạn ăn thực sự quan trọng khi bạn bị ung thư. Cơ thể bạn cần được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng chống chọi với bệnh. Vậy phải làm sao để tuân thủ tuyệt đối một chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người bệnh ung thư?

Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám, tư vấn và điều trị về dinh dưỡng được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa, hướng dẫn chế biến món ăn khoa học, góp phần nâng cao sức khỏe, tăng hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư.

 

Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA