Tất cả những người đang hoặc có nguy cơ mắc một bệnh lý (cấp hoặc mạn tính) nào đó, chẳng hạn đái tháo đường (tiểu đường), tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng axit uric máu đơn thuần & gout (gút), tiêu chảy cấp/mạn tính, viêm dạ dày, suy thận, ung thư…
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, hiện có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Ước tính, năm 2025 sẽ có gần 6% dân số thế giới mắc bệnh này, tương đương 330 triệu người. Và Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới, tăng từ 8-10%/năm với gần 30.000 ca tử vong mỗi năm(số người chết do bệnh này cao hơn cả số ca tử vong do HIV/AIDS và không thua kém bệnh ung thư). Theo BS Trần Thị Trà Phương, Bác sĩ Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Giám đốc chuyên môn Tiết chế, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh có chế độ ăn uống không hợp lý (tỷ lệ đạm và chất béo cao trong khi chất xơ thấp).
Tương tự, số người thiệt mạng do mắc các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, suy thận, ung thư… cũng gia tăng ở mức đáng báo động với hơn 160.000 – 180.000 người Việt bị đột quỵ do tăng huyết áp hàng năm, 50% trong số đó tử vong. Số người mắc ung thư mới năm 2000 là 69.000 ca, nhưng năm 2018 đã tăng lên 165.000 ca và ước tính năm 2020 khoảng 200.000 ca. Mỗi năm, ước tính có khoảng 95.000 người chết do ung thư. Những con số này đã đưa Việt Nam vào danh sách đất nước có số người mắc ung thư và tử vong vì ung thư cao thứ 2 trên thế giới.
Tuy nhiên, theo BS Trần Thị Trà Phương, có thể giảm tỷ lệ các ca tử vong do mắc những bệnh lý mạn tính trên bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động hợp lý. Theo đó, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp giảm 27% tỷ lệ tử vong do suy thận, giảm 58% tỷ lệ mắc mới đái tháo đường tuýp 2, 30% tỷ lệ tử vong do ung thư… Đó là lý do những người đang (hoặc có nguy cơ) mắc các bệnh lý mãn tính cần duy trì chế độ dinh dưỡng – vận động khoa học giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Mục tiêu của Dịch vụ xây dựng, thiết kế thực đơn hỗ trợ điều trị bệnh lý là giúp người bệnh có được chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng nhằm nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật: sớm hồi phục sau bệnh và duy trì sức khỏe ổn định lâu dài.
BS Trần Thị Trà Phương cho biết, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý. Do đó, mất cân bằng dinh dưỡng chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra một số bệnh lý mãn tính như:
Thống kê gần đây của Bộ Y tế cho thấy, mặc dù tỷ lệ đạm và chất béo trong bữa cơm của người Việt đã tăng so với giai đoạn 10 – 20 năm trước, tuy nhiên, tỷ lệ chất xơ đến từ rau xanh lại giảm đi. Trước đây, khẩu phần ăn của người Việt giàu chất xơ nên tuyến tụy đã quen với việc điều tiết lượng hormone phù hợp cho quá trình tiêu hóa thành phần dinh dưỡng này. Khi thực đơn thay đổi, cơ thể trở nên thừa chất đạm, chất béo nhưng lại thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Hệ quả là tuyến tụy không điều chỉnh lượng hormone điều tiết đường huyết kịp, dẫn đến nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao gấp nhiều lần.
Thừa cân – béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Ngoài ra, những người có chế độ ăn mặn, thường xuyên uống rượu bia hoặc lười vận động cũng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo xấu, sử dụng rượu bia thường xuyên sẽ khiến bạn dễ mắc chứng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đây là tiền căn của một loạt bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch (bao gồm bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…), hậu quả là bệnh nhân có thể bị đột quỵ/tử vong do tai biến mạch não.
Chế độ ăn uống giàu purin là tác nhân lớn nhất gây bệnh gout. Những thực phẩm chứa nhiều purin như gan, thận, hải sản, thịt đỏ… không chỉ làm các cơn đau khớp bùng phát dữ dội mà còn khiến bệnh dễ biến chứng nguy hiểm, làm biến dạng khớp, hoại tử khớp, tai biến mạch máu não, xuất huyết não, suy tim…
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm trong thời gian dài sẽ gia tăng gánh nặng cho thận, dần dần gây suy thận. Chưa kể, thực phẩm dồi dào purin cũng khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến đột quỵ hoặc suy thận. Ngoài ra, thói quen uống ít nước cũng cản trở quá trình thải độc của cơ thể, lâu ngày gây sỏi thận, dễ biến chứng thành suy thận.
Nhiều nghiên cứu chứng minh, 35% số ca mắc ung thư là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Cụ thể, chế độ ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ bị ung thư đại trực tràng và ung thư thực quản, chế độ ăn nhiều muối (đặc biệt là các món dưa cà muối, thức ăn nhanh) góp phần gây ra ung thư dạ dày, ung thư gan. Trong khi đó, chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ít rau quả là nguyên nhân của ung thư tụy, ung thư vú.
Theo BS Trần Thị Trà Phương, muốn giảm thiểu tỷ lệ ca tử vong do các bệnh lý mãn tính cần phải bắt đầu bằng việc thiết lập thực đơn ăn uống khoa học, phù hợp cho bệnh nhân. Điều này sẽ giúp cơ thể họ có đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại bệnh tật.
Đa số người bệnh đều mất cảm giác ngon miệng khi bị các triệu chứng bệnh hành hạ. Chưa kể, ăn ít, ăn không đủ chất, kiêm khem cũng chính là nguyên nhân khiến người bệnh không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, trong khi nhu cầu dinh dưỡng của họ lại cao hơn nhiều so với người khỏe mạnh. Đó là lý do bệnh nhân cần được xây dựng một thực đơn đầy đủ dưỡng chất, dễ hấp thu. Điều này không chỉ góp phần làm giảm triệu chứng bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn tạo tiền đề cho bệnh nhân sớm hồi phục.
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome có quy trình khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dinh dưỡng khoa học, cân bằng. Thực đơn dinh dưỡng được các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng xây dựng theo hướng cá thể hóa phù hợp với sở thích, thể trạng, lứa tuổi, bệnh lý, tình trạng sử dụng thuốc, điều kiện gia đình… Ngoài ra, người bệnh còn được hướng dẫn cách chế biến món ăn bổ dưỡng, ngon miệng, chế độ vận động hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả nhất.