Dinh dưỡng cho người bị cường giáp

ĐỐI TƯỢNG

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone tuyến giáp có vai trò kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Tuyến giáp có chức năng điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cho cơ thể. 

Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất ra nhiều hormone giáp trạng là T3 và T4 sẽ dẫn đến bệnh cường giáp (còn gọi là cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp). Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, phổ biến nhất khi phụ nữ bước vào độ tuổi sinh sản. Một số phụ nữ còn phát hiện bệnh cường giáp trong lúc mang thai và sau khi sinh.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cường giáp gồm:

  • Basedow là một dạng cường giáp phổ biến chiếm đến 90% bệnh lý cường giáp. Bệnh có tính chất gia đình và là bệnh tự miễn dịch. Một số trường hợp gặp phải sau sinh, stress hoặc rối loạn hormone ở nữ và cả chế độ ăn nhiều iod.
  • Bướu (đơn hoặc đa) nhân độc tuyến giáp làm tăng sản xuất hormone tuyến giáp nhiều hơn bình thường gây nên tình trạng cường giáp.
  • Cường giáp do chế độ ăn quá nhiều iod.
  • Những người sau chụp mạch và dùng thuốc cản quang cũng có thể mắc cường giáp.
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp thể nang có di căn thì tổ chức di căn vẫn có thể tổng hợp hormone giáp và có thể gây cường giáp ở những bệnh nhân có khối u di căn lớn.

ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhân dân 115, Bác sĩ dinh dưỡng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm lên hệ tim mạch, thậm chí suy tim; bị cơn bão giáp (triệu chứng đột ngột trở nặng đe dọa đến tính mạng). Nếu cường giáp do bệnh Basedow, người bệnh còn có nguy cơ bị lồi mắt ác tính, nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới viêm loét giác mạc gây mù lòa.

THÔNG TIN CHUNG

Tình trạng cường giáp khá phổ biến ở nữ với tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới gấp 3 lần. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên ở người lớn tuổi thường khó phát hiện bệnh hơn do các triệu chứng biểu hiện không rõ và thường dễ nhầm lẫn với bệnh của tuổi già.

 

Thông tin chung bệnh cường giáp
 

Dấu hiệu nhận biết bệnh cường giáp

Theo ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân, cường giáp tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng có thể nhận biết qua các dấu hiệu:

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân;
  • Nhịp tim đập nhanh, không đều;
  • Cơ thể mệt mỏi, yếu sức, vận động kém;.
  • Stress, căng thẳng, khó tập trung;
  • Đau nhức cơ, xương khớp;
  • Gặp vấn đề về đường ruột như tiêu chảy kéo dài;
  • Kinh nguyệt không đều;
  • Ra mồ hôi nhiều;
  • Run tay và các ngón tay;
  • Khó ngủ;
  • Tóc dễ gãy rụng.

Biến chứng của bệnh cường giáp

Nếu không điều trị kịp thời, hội chứng cường giáp có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Tim mạch: Rối loạn nhịp tim, suy tim, tắc nghẽn lưu thông máu dẫn đến đột quỵ.
  • Xương khớp: Do hormone tuyến giáp được sản xuất quá nhiều làm cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể dẫn đến tình trạng loãng xương, đau nhức xương khớp…
  • Mắt: Bệnh cường giáp nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt, trường hợp nặng nhất có thể làm mất thị lực.
  • Da: Da sẽ bị đỏ hoặc sưng phồng, thường xuất hiện ở tay và chân.
  • Cơn cường giáp cấp: là sự tăng đột ngột các triệu chứng dẫn đến một cơn sốt, nhịp tim nhanh và thậm chí rơi vào tình trạng hôn mê.

Phòng ngừa và điều trị bệnh cường giáp

Trong điều trị bệnh cường giáp, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị, một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý có thể giúp giảm các triệu chứng, đồng thời hạn chế phần nào những biểu hiện khó chịu do bệnh cường giáp gây ra.

Thực phẩm nào nên ăn? Thực phẩm nào cần kiêng? Ăn theo khẩu phần như thế nào? Thực đơn dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh cường giáp?… là thắc mắc của rất nhiều người bị bệnh cường giáp. 

Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám, tư vấn và điều trị về dinh dưỡng được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa và hướng dẫn chế biến món ăn đúng cách góp phần hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh cường giáp.

 

Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome có bao nhiêu cơ sở? Ở tỉnh có trung tâm của NutriHome không
 

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA