Dinh dưỡng cho người bị suy giáp

ĐỐI TƯỢNG

Bệnh suy giáp (hay còn gọi là thiểu năng tuyến giáp, nhược giáp) là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp (một tuyến nội tiết ở cổ).

Tuyến giáp sản xuất ra hai loại hormone triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4), giúp cơ thể sử dụng và dự trữ năng lượng. Chức năng tuyến giáp được kiểm soát một phần ở hạ đồi (một vùng trên não) và tuyến yên.

Tuyến giáp chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho gần như mọi cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là kiểm soát các chức năng như tim mạch và hệ tiêu hóa. Nếu không có đủ lượng hormone tuyến giáp, các chức năng tự nhiên của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh suy giáp nhưng thường gặp nhất ở người trên 60 tuổi. 

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh suy giáp:

  • Phụ nữ ngoài 60 tuổi;
  • Bị rối loạn tự miễn;
  • Có một người thân, như cha mẹ hoặc ông bà, mắc một bệnh tự miễn;
  • Đã được điều trị bằng xạ trị iod hoặc thuốc ức chế tuyến giáp;
  • Chiếu bức xạ ở cổ hoặc phần ngực trên;
  • Đã từng phẫu thuật tuyến giáp (một phần tuyến giáp);
  • Đã từng mang thai hoặc sinh con trong vòng 6 tháng qua.

“Suy giáp có thể không gây ra các triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu. Nhưng nếu tình trạng suy giáp kéo dài mà không được điều trị có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe như béo phì, đau nhức khớp, vô sinh và bệnh tim”, ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhân dân 115, Bác sĩ dinh dưỡng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết.

THÔNG TIN CHUNG

Nguyên nhân gây suy giáp bao gồm: viêm giáp bán cấp, viêm giáp tự miễn Hashimoto, phẫu thuật, xạ hình, xạ trị tại tuyến giáp ở bệnh nhân có cường giáp hay ung thư tuyến giáp trước đó. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc (như thuốc trị trầm cảm, trị rối loạn nhịp tim…) hoặc mắc một số bệnh lý tuyến yên cũng là các nguyên nhân gây bệnh suy giáp.

Dấu hiệu của bệnh suy giáp

Các dấu hiệu và triệu chứng suy giáp ban đầu thường không rõ ràng và không giống nhau ở mỗi người. Người bị suy giáp có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Cholesterol cao
  • Mặt sưng húp
  • Tăng cân
  • Nhạy cảm với khí hậu lạnh
  • Táo bón
  • Nhịp tim chậm lại
  • Suy giảm trí nhớ
  • Cứng khớp, sưng hoặc đau khớp
  • Yếu và đau nhức cơ
  • Khàn tiếng
  • Mệt mỏi

Dấu hiệu bị suy giáp
 

ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân cho biết, các triệu chứng của bệnh suy giáp sẽ tiến triển dần trong nhiều năm. Khi tuyến giáp càng suy, các triệu chứng càng trở nên rõ ràng hơn và dễ xác định hơn. Nếu có những biểu hiện như trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác hơn.

Suy giáp ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan thế nào?

Theo ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân, hầu như tất cả các cơ quan đều bị tác động bởi bệnh suy giáp. Tùy thuộc vào mức độ sản xuất hormone tuyến giáp giảm xuống nhiều hay ít, tác động của bệnh đến các cơ quan trong cơ thể sẽ ở mức độ từ nhẹ đến nặng. 

Hệ thống nội tiết

Khi bị suy giáp, cơ thể người bệnh tạo ra quá ít hormone tuyến giáp T3 và T4 – giữ vai trò kiểm soát sự trao đổi chất – khiến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm.

Hệ tuần hoàn và tim mạch

Suy giáp làm nhịp tim suy yếu, khiến tim hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng đến việc đưa máu đến các cơ quan khác. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó thở khi tập thể dục. Bên cạnh đó, suy giáp còn làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Hệ thần kinh

Suy giáp nếu không được điều trị sẽ dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên. Các triệu chứng của bệnh là tê, ngứa ran, đau hoặc rát ở các bộ phận cơ thể…

Hệ hô hấp

Khi cơ thể thiếu hụt hormone tuyến giáp sẽ khiến phổi hoạt động kém hiệu quả làm cho người bệnh cảm thấy khó thở hoặc ngưng thở khi ngủ.

Hệ tiêu hóa

Suy giáp làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn qua dạ dày và ruột, dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, táo bón và đầy hơi.

Hệ sinh sản

Phụ nữ bị suy giáp thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều, rong kinh hoặc mất kinh. Bên cạnh đó, họ có thể gặp khó khăn khi mang thai và nguy cơ sảy thai cao trong những tháng đầu thai kỳ.

“Để phòng ngừa những biến chứng của bệnh suy giáp, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng”, ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân nhấn mạnh.

Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám, tư vấn và điều trị về dinh dưỡng được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa và hướng dẫn chế biến món ăn đúng cách góp phần hỗ trợ điều trị bệnh suy giáp.

 

Khám và tư vấn dinh dưỡng người bị suy giáp
 

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA