Theo thống kê mới nhất của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, có hơn 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn chuyển hóa lipid máu. Trong đó, tỷ lệ này ở dân thành thị lên đến 44,3%.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu còn được gọi là rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao. Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng các chỉ số lipid máu cao hoặc thấp hơn ngưỡng an toàn (thường là cao hơn).
Các đối tượng dễ bị rối loạn chuyển hóa lipid máu gồm:
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa miền Bắc Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết, rối loạn chuyển hóa lipid máu là nguồn gốc của rất nhiều bệnh như đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Sự phát triển của kinh tế và lối sống thụ động, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lí chính là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người bị mắc bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu. Trong đó, tỷ lệ người bệnh phần lớn nằm ở các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ…
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, rối loạn chuyển hóa lipid máu có liên quan đến 48% trường hợp tai biến mạch máu não, 56% ca thiếu máu cơ tim trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, trung bình có 200.000 người Việt đột quỵ mỗi năm do rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Máu trong cơ thể chứa 3 loại lipid chính:
Rối loạn chuyển hóa lipid máu là tình trạng mức LDL-C hoặc triglyceride của bạn quá cao, hay mức HDL-C quá thấp.
Có hai loại rối loạn chuyển hóa lipid máu: nguyên phát (do di truyền) và thứ phát (chủ yếu do lối sống không lành mạnh; chế độ dinh dưỡng không cân đối như ăn nhiều chất béo, chất bột đường; và ít hoạt động thể lực).
Khi bị rối loạn lipid máu, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:
Rối loạn chuyển hóa lipid máu ở giai đoạn đầu thường không nguy hiểm. Song nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ tiến triển và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, nguyên tắc dinh dưỡng chung đối với người bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu là giảm lượng chất béo, giảm lượng cholesterol trong khẩu phần ăn, tăng lượng đạm, hạn chế thức ăn chứa nhiều acid béo no, dùng dầu thực vật( trừ dầu dừa, dầu cọ)… nhằm duy trì chỉ số lipid máu ở mức ổn định, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám, tư vấn và điều trị về dinh dưỡng được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa và hướng dẫn lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn khoa học, đơn giản góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu.