Theo thống kê, đái tháo đường thai kỳ (tiểu đường thai kỳ) chiếm từ 10-14% tổng số phụ nữ mang thai, cứ 7 phụ nữ mang thai có 1 người gặp phải tình trạng này. Bệnh có thể gây ra biến chứng cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.
Những đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ gồm:
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa miền Bắc Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết: “Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra sau tuần thai thứ 24 – 28. Tình trạng này có thể xuất hiện ở những người có chỉ số đường huyết hoàn toàn bình thường trước khi mang thai. Những trẻ sinh ra từ người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ trong 10 – 20 năm sau có nguy cơ béo phì và mắc đái tháo đường tuýp 2. Vì thế, phụ nữ mang thai, đặc biệt là những thai phụ có nguy cơ cao cần được theo dõi sát sao ngay từ khi biết mình có thai và thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý kiểm soát đái tháo đường thai kỳ, đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi.”
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn lượng đường trong máu khi mang thai. Lúc này mức đường huyết trong cơ thể thai phụ cao, khả năng sản xuất các hormone điều tiết của tuyến tụy bị hạn chế nên không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Tình trạng này thường xuất hiện trong nửa cuối của thai kỳ, từ tuần thai thứ 24 – 28. Với phụ nữ mang thai, mức đường huyết bất thường là khi:
Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ rệt mà chỉ được phát hiện trong các buổi khám thai định kỳ. Một số thai phụ có thể nhận thấy cơ thể mình:
Tuy nhiên, theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện trong quá trình mang thai và không phải là dấu hiệu bệnh điển hình. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có những dấu hiệu nào mình gặp phải.
Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động hợp lý ngay từ khi mang thai để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ đe dọa sức khỏe của mẹ lẫn con.
Khi mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ, nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi:
Lượng đường trong máu của người mẹ cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, vì các chất dinh dưỡng sẽ ngấm vào máu mẹ trước khi đến con qua nhau thai. Bé tích trữ thêm đường nên có thể phát triển lớn hơn so với những em bé khác, và hậu quả là:
Ngoài ra, khi trưởng thành, bé có nguy cơ bị béo phì và tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với những đứa trẻ sinh ra trong điều kiện bình thường.
Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ gặp các tai biến sản khoa như:
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, những thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ, lượng đường trong máu có thể trở lại bình thường sau khi sinh con. Tuy nhiên, những thai phụ này sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai hoặc bị đái tháo đường thai kỳ một lần nữa ở lần mang thai tiếp theo. Vì thế, người mẹ cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, vận động phù hợp để phòng ngừa nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.
Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám và tư vấn dinh dưỡng cho thai phụ mắc đái tháo đường được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa, hướng dẫn chế biến món ăn khoa học, nhằm giúp thai phụ có sức khỏe thật tốt đón con chào đời khỏe mạnh.