Dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng cho vợ chồng trước khi mang thai

ĐỐI TƯỢNG

Vợ chồng bạn đang mong muốn có em bé? Chuẩn bị cho việc mang thai không hề dễ dàng. Hai vợ chồng cần được kiểm tra tình trạng sức khỏe cá nhân về các bệnh mãn tính, bệnh di truyền, bệnh lây truyền qua đường tình dục… để giảm thiểu tối đa các rủi ro trong thai kỳ, chẳng hạn như tiền sản giật, tiểu đường, cao huyết áp…

Bên cạnh đó, một kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học The Lancet cho thấy, chế độ ăn của bố mẹ có tác động sâu xa đến sự sinh trưởng, phát triển và sức khỏe lâu dài của con cái từ trước khi thụ thai. Theo các nhà khoa học, sức khỏe của bố mẹ trước khi mang thai – bao gồm cân nặng, hoạt động chuyển hóa và chế độ ăn uống – có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh mạn tính ở con cái sau này. Cụ thể:

Nếu bố hoặc mẹ, hoặc cả hai bị béo phì thì nguy cơ sinh con mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch – nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các bệnh miễn dịch khác đều bị tăng cao.

  • Nếu người mẹ bị béo phì thì khả năng viêm nhiễm và nồng độ hormone đều bị tăng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng và phôi thai. Từ đó, nâng tỷ lệ rủi ro con cái mắc các bệnh mạn tính sau này.
  • Tình trạng béo phì ở nam giới làm sụt giảm chất lượng tinh trùng dẫn đến chất lượng phôi thai và những vấn đề sức khỏe ở con cái trong tương lai.
  • Nghiên cứu cũng chỉ ra, phụ nữ thường không được chuẩn bị đầy đủ về mặt dinh dưỡng cho việc mang thai. Phần lớn họ đến khi có thai mới điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thì đã muộn, và không đạt hiệu quả như kỳ vọng.

“Bổ sung vi chất dinh dưỡng trong thai kỳ có thể khắc phục những thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng ở thai phụ, nhưng không đủ để cải thiện thể trạng cho thai nhi”, các nhà nghiên cứu kết luận.

Vì thế, bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe tổng quát, cả vợ và chồng cần có chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi khoa học. Bước chuẩn bị này sẽ tạo nên nền tảng tốt để sẵn sàng mang thai, thụ thai thành công và có một thai kỳ khỏe mạnh.

THÔNG TIN CHUNG

Dinh dưỡng trước khi mang thai là một trong những bước chuẩn bị đầu tiên khi vợ chồng bạn dự định sinh em bé. Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa miền Bắc Hệ thống Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, trước khi có ý định mang thai, cả hai vợ chồng nên đi khám sức khỏe tổng quát, đặc biệt là đánh giá tình trạng dinh dưỡng và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chế độ dinh dưỡng của bố mẹ tiền mang thai có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ và sau khi sinh, cụ thể:

  • Nguy cơ tiền sản giật: Qua khảo sát với hơn 20.000 phụ nữ mang thai, các nhà nghiên cứu nhận thấy những phụ nữ tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh trước khi mang thai có nguy bị tiền sản giật thấp hơn đáng kể.
  • Nguy cơ sinh non: Nghiên cứu được tiến hành trên 300 phụ nữ cho thấy, những phụ nữ có chế độ dinh dưỡng giàu protein và trái cây có nguy cơ sinh non thấp hơn 50% so với những người thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo và đường.
  • Thay đổi cấu trúc DNA của trẻ: Những chất dinh dưỡng mà người mẹ tiêu thụ trước khi mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc DNA của trẻ. Nếu mẹ bổ sung nhiều khoáng chất, thực phẩm lành mạnh sẽ sinh ra những đứa trẻ thông minh, khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Ngược lại, thực đơn ăn uống nghèo nàn của mẹ là tiền đề cho những em bé kém hoạt bát và có hệ miễn dịch yếu hơn.
  • Nếu người mẹ không bổ sung đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết như axit folic, sắt, canxi… trước khi mang thai 3 – 6 tháng, thì thai nhi sẽ không đạt được tốc độ phát triển tối đa. Dù sau đó, mẹ đã bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong thai kỳ nhưng việc làm này chỉ có thể khắc phục những thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng ở thai phụ, chứ không đủ để cải thiện thể trạng cho thai nhi.

Để hạn chế những rủi ro trên, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai khuyến cáo, các cặp vợ chồng dự định có con cần có sự chuẩn bị chế độ dinh dưỡng thật tốt từ trước khi có em bé 3 – 6 tháng. Trong đó, các vấn đề quan trọng nhất mà hai vợ chồng phải lưu ý là:

Cân nặng của mẹ trước khi mang thai

Cân nặng của mẹ trước khi mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của con khi sinh. PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, phụ nữ thiếu cân trước khi mang thai có nhiều khả năng sinh con nhẹ cân, mặc dù trong thai kỳ họ tăng cân đủ chuẩn. Trong khi đó, phụ nữ thừa cân sẽ tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ, chẳng hạn như tiểu đường thai kỳ hoặc tăng huyết áp.

Cân nặng của mẹ trước khi mang thai

Vì thế, trước khi chuẩn bị có em bé, bạn cần được tầm soát sức khỏe tổng quát, bao gồm cả việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ tư vấn bạn cần giảm cân hay tăng cân để đạt chỉ số cân nặng phù hợp với bạn.

Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai

 

Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai

 

Để chuẩn bị cho quá trình thụ thai, cả hai vợ chồng cần tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng sau:

– Với người vợ:

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm chuẩn bị cho chất lượng trứng, từ đó hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong thai kỳ.
  • Bổ sung acid folic giúp ngừa dị tật ống thần kinh – một biến chứng sản khoa thường xảy ra trong những tuần đầu của thai kỳ – cho thai nhi.
  • Tăng cường sắt và canxi chuẩn bị cho quá trình mang thai sắp tới, bởi khi mang thai, tổng lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ cần tăng lên gấp 1,5 lần do đó nhu cầu đủ sắt để tạo máu ở cơ thể mẹ tăng lên; đồng thời một lượng lớn canxi được huy động để hình thành hệ xương cho em bé (khi thiếu canxi, mẹ có nguy cơ bị loãng xương, mất xương).
  • Bổ sung vitamin như: vitamin A, vitamin D, vitamin E… Dựa vào kết quả thăm khám, phân tích thành phần cơ thể và xét nghiệm cần thiết, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ chỉ định bổ sung vitamin với liều lượng phù hợp cho bạn.
  • Bỏ thuốc lá, bia rượu, hạn chế thực phẩm chứa cafein.

– Với người chồng:

  • Chế độ ăn của bố cần đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu acid folic, kẽm, selen, vitamin C nhằm thúc đẩy cơ quan sinh sản sản xuất nhiều tinh trùng khỏe mạnh.
  • Hạn chế thuốc lá, rượu bia, chất kích thích vì đây là những nguyên nhân cản trở sự phát triển của tinh trùng, thậm chí phá hỏng cấu trúc DNA của tinh trùng dẫn đến các trường hợp tinh trùng loãng, yếu, ít di động hoặc không di động, từ đó gây khó thụ thai, vô sinh, hiếm muộn.

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi trước khi mang thai

Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý của hai vợ chồng quyết định rất lớn đến tình trạng thai kỳ trong tương lai. Cả hai cần:

  • Lên kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi khoa học, tránh xa mệt mỏi, stress.
  • Đi chơi xa, du lịch nếu có thời gian và điều kiện để tạo tinh thần hưng phấn, thoải mái, tăng cơ hội sớm có em bé.
  • Nếu môi trường làm việc có tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu, phóng xạ… thì nên thay đổi công việc hoặc có biện pháp giảm thiểu tối đa rủi ro.

Chế độ vận động trước khi mang thai

Bên cạnh việc tuân thủ một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, vợ chồng bạn cần tiêm phòng đầy đủ và có chế độ vận động phù hợp để giúp hệ tuần hoàn lưu thông tốt, cơ thể khỏe mạnh. Đây chính là tiền đề vững chắc cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám, tư vấn và chăm sóc dinh dưỡng trước khi mang thai được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa, hướng dẫn chế biến món ăn khoa học đúng cách, góp phần nâng cao sức khỏe cho hai vợ chồng, chuẩn bị cho hành trình mang thai sắp tới.

 

Chế độ vận động trước khi mang thai

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA