Dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý cơ, xương, khớp

ĐỐI TƯỢNG

Nếu bệnh tim mạch được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong thì các bệnh lý cơ, xương, khớp chính là nguyên nhân dẫn đến tàn phế. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, ở Mỹ có 85% dân số trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp, trong khi đó còn số này ở Pháp là 28%. Còn tại Việt Nam, thoái hóa khớp chiếm 10,41% các bệnh về xương khớp.

Việt Nam đang trở thành một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tỷ lệ mắc các bệnh về cơ, xương, khớp những năm trở lại đây gia tăng một cách chóng mặt và đang gây áp lực rất lớn lên hạ tầng y tế. Hiện nay, khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi có nguy cơ mắc thoái hóa khớp. Khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ. Sau tuổi 45, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới khoảng 1,5 – 2 lần.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome khuyến cáo, các bệnh lý về cơ, xương, khớp càng trở nên nguy hiểm hơn bởi những diễn biến “âm thầm” khiến cho người bệnh lầm tưởng rằng đây chỉ là sự mệt mỏi đơn thuần, xem nhẹ việc thăm khám chuyên sâu để truy tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Các bệnh lý về cơ, xương, khớp được chia thành hai nhóm chính:

  • Nhóm có chấn thương: Bao gồm chấn thương do thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt,…
  • Nhóm không chấn thương: Bao gồm rất nhiều loại bệnh lý cơ, xương, khớp như bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa cơ và viêm da cơ, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp); bệnh khớp tinh thể như bệnh gout; bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính (viêm cột sống dính khớp và viêm khớp phản ứng); bệnh lý nhiễm khuẩn liên quan tới hệ xương khớp (viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do lao, viêm khớp do virus, viêm khớp do ký sinh trùng và nấm, thấp khớp cấp); bệnh xương khớp do không viêm (loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, hoại tử vô khuẩn xương); các bệnh lý phần mềm cạnh khớp (viêm gân, viêm bao gân, viêm túi thanh dịch); các bệnh lý cơ xương khớp các (u xương nguyên phát, ung thư di căn xương).

Theo ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, việc kết hợp nhiều biện pháp dự phòng khác nhau cùng lối sống khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động thể dục thể thao hợp lý sẽ đảm bảo xây dựng bộ máy cơ xương khớp khỏe mạnh, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.

THÔNG TIN CHUNG

Hệ thống cơ, xương, khớp đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung vững chắc cho cơ thể. Các bệnh lý cơ, xương, khớp là tình trạng bị suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống. Điều này có thể dẫn đến đau nhức và làm giảm khả năng di chuyển, dẫn đến việc thực hiện các hoạt động hàng ngày khó khăn hơn. Tổn thương cơ, xương, khớp để lại di chứng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

 

Bệnh lý nào có thể xảy ra ở hệ thống cơ, xương, khớp

 

Những bệnh lý nào có thể xảy ra ở hệ thống cơ, xương, khớp?

Mặc dù xương rất cứng, nhưng không có nghĩa là nó không bị gãy. Cơ có thể bị yếu liệt và các thành phần trong khớp xương có thể bị chấn thương, hủy hoại hoặc mắc các bệnh lý. Một số bệnh lý cơ, xương, khớp phổ biến gồm:

  • Viêm khớp: Viêm khớp là tình trạng khớp bị sưng phù, nóng, đau và hơi tấy đỏ, có thể kết hợp với tình trạng bị giới hạn vận động. Mặc dù viêm khớp thường thấy ở người lớn tuổi, nhưng trẻ nhỏ cũng có thể mắc chứng bệnh này. Các triệu chứng viêm khớp ở trẻ nhỏ rất đặc trưng đi kèm với các bệnh lý tương đối rõ ràng.
  • Gãy xương: Gãy xương là tình trạng xương bị biến dạng do chấn động. Xương có thể bị gãy hoàn toàn, gãy xước hoặc thậm chí gãy vụn nát. Xương có thể gãy kín (các đầu xương không đâm ra ngoài da) hoặc gãy hở. Gãy xương là một tình trạng cấp cứu và cần sơ cứu đúng cách, nếu không có thể dẫn đến những hậu quả khó lượng như liệt, hoặc thậm chí tử vong do sốc. Tùy theo vị trí, tình trạng và mức độ xương gãy mà có những cách điều trị khác nhau.
  • Chứng loạn dưỡng cơ: Đây là một bệnh lý có tính di truyền, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ và gây ra tình trạng yếu cơ, có thể dẫn đến gãy xương bất cứ lúc nào. Bệnh thường gặp ở trẻ em với tên gọi là chứng loạn dưỡng cơ Duchenne, thường xuất hiện nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh Osgood-Schlatter: Đây là một dạng nhiễm trùng ở xương, sụn hoặc các dây chằng ở khớp gối và xương bánh chè. Bệnh thường thấy khi có sự bộc phát tăng trưởng ở trẻ hiếu động.
  • Viêm xương: Là tình trạng bị viêm nhiễm bởi vi trùng, thường là Staphylococcus aureus hoặc các loại vi khuẩn khác. Ở trẻ em, bệnh thường ảnh hưởng ở các xương dài như tay, chân. Viêm xương thường do hậu quả của chấn thương hoặc sau phẫu thuật.
  • Loãng xương: Đây là tình trạng xương trở nên giòn, mỏng và xốp dẫn đến xương không thể nâng đỡ cơ thể và rất dễ gãy, sụp lún vào nhau. Mặc dù loãng xương thường thấy ở người già (nhất là phụ nữ sau tuổi mãn kinh), tuy nhiên bệnh cũng có thể thấy ở người trẻ tuổi khi có những rối loạn như chơi thể thao đỉnh cao hoặc rối loạn ăn uống.
  • Chứng vẹo cột sống: Bình thường cột sống sẽ có độ cong đặc trưng, các đoạn cong có chủ đích giúp cho cơ thể giảm chấn động khi đi đứng. Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong gập và vẹo quá mức.
  • Căng cơ và bong gân: Căng cơ là tình trạng cơ bị giãn quá mức, bong gân là tình trạng căng giãn quá mức hoặc tổn thương rách một phần gân. Căng cơ thường xảy ra khi hoạt động cơ thể nhiều mà không khởi động làm nóng trước đó. Còn bong gân thường xảy ra do chấn thương, thường thấy ở khớp gối và mắt cá chân khi chơi thể thao hoặc té lật cổ chân do đi giày cao gót, bước hụt chân,…
  • Viêm gân cơ và dây chằng: Đây là tình trạng thường thấy sau những chấn thương thể thao do hoạt động quá mức, các dây chằng bị tổn thương và dẫn đến tình trạng viêm, đau.

Vai trò của dinh dưỡng đối với các bệnh lý cơ, xương, khớp

Theo ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, hệ thống cơ, xương, khớp cũng như cơ thể cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để luôn khỏe mạnh, phục vụ quá trình hoạt động của con người. Vì vậy, để điều trị các bệnh lý về cơ, xương, khớp, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống hợp lý giúp tăng cường sức khỏe và giảm thiểu những khó chịu do bệnh lý gây ra.

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai, tránh được tình trạng bệnh thoái hóa khớp và xương khớp. Nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cơ, xương, khớp cần cân bằng và đa dạng hóa việc thu nạp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy và các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, người bệnh cơ, xương, khớp cần kết hợp các bài tập vận động, thể dục thể thao điều độ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Tại Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, quy trình khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa, hướng dẫn chế biến món ăn đúng cách và hướng dẫn vận động hợp lý góp phần nâng cao sức khỏe, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý cơ, xương, khớp.

Khám các bệnh lý xảy ra ở hệ thống cơ, xương, khớp

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA