Dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh gan

ĐỐI TƯỢNG

Gan là cơ quan quan trọng bậc nhất trong cơ thể, giữ vai trò tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa các chất dinh dưỡng để tạo năng lượng cho hoạt động sống và nuôi dưỡng cơ thể. Chính vì phải đảm nhận nhiều chức năng quan trọng nên gan rất dễ bị tổn thương.

Theo ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, tại Việt Nam, ung thư gan và các bệnh về gan là nguyên nhân tử vong đứng thứ hai. Bởi lẽ, bệnh thường chỉ được phát hiện khi ở giai đoạn muộn vì triệu chứng trước đó thường không rõ ràng. Bất kỳ ai, ở độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh gan, nhưng phổ biến nhất là các đối tượng:

  • Những người đang bị nhiễm viêm gan virus B và C
  • Nhóm người thường xuyên làm việc với cường độ cao dẫn tới thói quen sinh hoạt không điều độ, ăn uống thiếu khoa học.
  • Những người bị stress kéo dài, hay thức khuya, mất ngủ.
  • Người nghiện thuốc lá và thức uống có cồn (bia, rượu) lâu năm.
  • Nhóm người lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ.

“Khi gan bị bệnh, không thể thực hiện tốt các vai trò của mình, đặc biệt là khả năng khử độc, làm sạch máu sẽ gây ra một loạt các biến chứng nguy hiểm như hôn mê gan, giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tiêu hóa, suy thận ở bệnh nhân bị xơ gan tiến triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và nguy cơ tử vong cao”, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha cho biết.

THÔNG TIN CHUNG

Vai trò và chức năng của gan

Gan là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể người. Mỗi 2 phút, toàn bộ máu trong cơ thể lại di chuyển qua gan một lần để gan thực hiện hơn 500 vai trò khác nhau, trong đó nổi bật là các vai trò sau:

  • Vai trò chống độc: Gan giúp cơ thể chống lại các yếu tố độc hại như rượu bia, thực phẩm nhiễm độc, thuốc uống… bằng cách chuyển hóa, làm giảm độc tính, biến các chất độc thành chất không độc hoặc ít độc hơn rồi thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
  • Vai trò tiêu hóa: Mỗi ngày, gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật, được cô đặc và dự trữ trong túi mật. Khi thức ăn vào cơ thể, mật sẽ được tiết vào ruột để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Mọi thức ăn được tiêu hóa ở ruột đều được đưa tới gan để “chế biến” lại rồi mới vào máu, đi nuôi dưỡng cơ thể.
  • Vai trò chuyển hóa: Gan có nhiệm vụ chuyển hóa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như chất bột đường (glucid), chất béo (lipid) và chất đạm (protein), giúp tạo năng lượng cho hoạt động sống và nuôi dưỡng cơ thể.
  • Vai trò dự trữ: Gan là cơ quan dự trữ máu và dưỡng chất của cơ thể. Gan có thể chứa khoảng 1 lít máu, khi cơ thể cần thì gan sẽ co lại để đẩy máu vào hệ tuần hoàn. Gan là cơ quan quan trọng giúp dự trữ Glucose (dưới dạng glycogen), các vitamin và khoáng chất như vitamin A, D, B12, folate, sắt và đồng, cung cấp cho cơ thể khi cần.
  • Vai trò miễn dịch bảo vệ cơ thể: Gan đóng một vai trò then chốt trong điều hòa miễn dịch và bảo vệ cơ thể. Khả năng tiếp nhận khối lượng lớn máu đến gan cho phép gan làm sạch máu nhanh chóng.
  • Vai trò khác: Giúp hấp thu những vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K; Sinh tổng hợp albumin, tạo áp lực keo của huyết tương giúp ổn định tuần hoàn máu; Sản xuất các yếu tố đông cầm máu…

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý gan

Những dấu hiệu bệnh gan thường không rõ rệt trong giai đoạn sớm hoặc không phải là triệu chứng đặc hiệu của bệnh nên dễ khiến người bệnh chủ quan, bỏ qua. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu bất thường ban đầu, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được khám và khắc phục kịp thời.

  • Rối loạn giấc ngủ: Nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ năm 2016, cho thấy mất ngủ có thể là đặc điểm ban đầu của bệnh xơ gan và não gan (hôn mê gan). Theo báo cáo trên, các rối loạn giấc ngủ thường gặp có liên quan đến triệu chứng bệnh gan bao gồm: chất lượng giấc ngủ kém, hay thức dậy lúc nửa đêm, khó ngủ lại sau khi bị giật mình, thường xuyên ngủ muộn, thức dậy muộn, rối loạn nhịp sinh học buồn ngủ quá mức vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, thời gian ngủ ít hơn 5 giờ hoặc nhiều hơn 8 giờ mỗi đêm.
  • Chán ăn, khó tiêu, dễ buồn nôn: Khi gan yếu đi, hoạt động tiêu hóa sẽ không được đảm bảo từ đó dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn, một số người còn xuất hiện tình trạng tiêu chảy.

 

Rối loạn giấc ngủ, thường xuyên mệt mỏi

 

  • Thường xuyên mệt mỏi: Gan suy yếu nên khả năng lọc, chuyển hóa các chất độc hại kém đi từ đó khiến cơ thể dễ mệt mỏi. Người bệnh thường cảm thấy thiếu năng lượng, hoạt động kém.
  • Nước tiểu sẫm màu: Người bị viêm gan do virus, xơ gan, viêm gan nhiễm mỡ do rượu bia… nước tiểu thường có màu vàng sẫm, trường hợp nặng có thể có màu nâu đen. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác.
  • Vàng da: Đây là dấu hiệu thường xuất hiện ở các bệnh lý gan như: viêm gan do virus, xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên dấu hiệu này thường không xuất hiện ngay từ đầu mà khi bệnh đã chuyển biến nặng.
  • Ngứa da: Ngứa da do bệnh gan có thể xuất hiện trên các vùng da khác nhau, nhưng sẽ ngứa nhiều tập trung ở gang bàn tay và bàn chân. Khi thời tiết nóng, ngứa da do bệnh gan có thể kèm theo nổi mề đay, sần, hoặc lan đỏ trên diện rộng. Các dấu hiệu ngứa do bệnh lý gan sẽ không giảm dù có dùng các thuốc kháng dị ứng.
  • Đau bụng: Chức năng gan trở nên kém đi khiến khả năng tiết mật cũng bị hạn chế, mật quá ít, khả năng tiêu hóa giảm sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau nhẹ. Khi bệnh gan diễn tiến nặng hơn, tình trạng xơ hóa nghiêm trọng hoặc có khối u hình thành ở gan cũng có thể gây ra triệu chứng đau nhiều.
  • Chỉ số men gan cao: Ba chỉ số men gan thường được xét nghiệm là: Alanine aminotransferase (ALT), Aspartate aminotransferase (AST), Gamma-glutamyl transpeptidase (GGT). Các chỉ số men gan bất thường sẽ không khẳng định được vấn đề về gan cụ thể. Tuy nhiên, đây có thể được xem là một thước đo dấu hiệu bệnh gan bước đầu, đánh giá nguy cơ hoại tử của tế bào gan sau đó cần làm thêm một số chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm liên quan để tìm nguyên nhân chính xác của tình trạng men gan cao.
  • Cơ thể phù nề, bụng lớn: Sưng phù, trướng bụng là những dấu hiệu bệnh gan ở giai đoạn cuối, cụ thể là xơ gan và ung thư gan.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha cho biết, bệnh viêm gan nếu được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ không gây nguy hiểm tính mạng. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, thì thời gian điều trị kéo dài, khó khăn hơn và nguy cơ biến chứng dẫn đến tử vong cao.

Hiện nay, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về gan. Do đó, trong điều trị, việc sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác cần kết hợp với chế độ ăn đầy đủ, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, với sự hỗ trợ của các máy móc hiện đại có thể giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh lý ở gan. Bên cạnh đó, quy trình khám, tư vấn và điều trị về dinh dưỡng được xây dựng khoa học, từng bước xây dựng khẩu phần, thiết kế thực đơn cá thể hóa, hướng dẫn chế biến món ăn khoa học hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh lý về gan.

 

Quy trình khám, tư vấn và điều trị về dinh dưỡng

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA