Dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng hỗ trợ điều trị hội chứng chuyển hóa

ĐỐI TƯỢNG

Những đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa gồm:

– Người châu Á được đánh giá có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn các quốc gia và khu vực khác.

– Người thừa cân béo phì 

– Người có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 hoặc bản thân có tiền sử mắc đái tháo đường khi mang thai

– Người lớn tuổi

– Người mắc bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, hội chứng buồng trứng đa nang… 

“Thực tế rất khó phát hiện hội chứng chuyển hóa ở những người sinh hoạt bình thường, trong khi nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, đột quỵ não… Do đó, việc thăm khám kiểm tra định kỳ kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, vận động – tập luyện hợp lý có thể giúp phòng ngừa các yếu tố nguy cơ…”, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc Y khoa Hệ thống Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome nói.

THÔNG TIN CHUNG

Hội chứng chuyển hóa bao gồm các rối loạn của quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, đặc biệt các chất dinh dưỡng sinh năng lượng. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa trong cộng đồng đang ngày càng gia tăng. Một số nghiên cứu ở Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa chiếm khoảng 34% dân số, tại Ấn Độ là 41% và Trung Quốc là 15%. Tại Việt Nam, số người mắc hội chứng chuyển hóa chiếm 16,8% (theo nghiên cứu năm 2008).

Làm thế nào để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa? 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hội chứng chuyển hóa được chẩn đoán khi người bệnh có từ 3 yếu tố trở lên trong các yếu tố sau: 

– Số đo vòng bụng: >90cm với nam giới và >80cm với nữ

– Triglycerid máu ≥ 150 mg/dl 

– HDL-C < 40mg/dl (nam) và <50mg/dl (nữ) 

– Huyết áp ≥ 130/85 mmHg 

– Tăng glucose máu khi đói ≥ 100mg/dl

Khi mắc 3 trong các yếu tố trên, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác hội chứng chuyển hóa và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Biến chứng nguy hiểm của hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ dẫn đến các bệnh mạn tính nguy hiểm.

Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 từ 9 – 30 lần so với bình thường. Đối với nguy cơ mắc bệnh tim, hội chứng chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ gấp 2 – 4 lần so với người bình thường.

Các nguy cơ sức khỏe khác từ hội chứng chuyển hóa bao gồm tích tụ chất béo trong gan (gan nhiễm mỡ), dẫn đến viêm và có khả năng bị xơ gan. Thận cũng có thể bị ảnh hưởng, vì hội chứng chuyển hóa có liên quan đến microalbumin niệu, rò rỉ protein vào nước tiểu, đây là một dấu hiệu không dễ phát hiện nhưng rõ ràng gây tổn thương thận. Hội chứng chuyển hóa cũng có thể gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, hội chứng buồng trứng đa nang, tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ do lão hóa và suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.

Phòng và điều trị hội chứng chuyển hóa như thế nào?

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha cho biết, để phòng ngừa và điều trị hội chứng chuyển hóa, cần lưu ý:

– Giảm cân để đạt được cân nặng lý tưởng (BMI 18,5 – 22,9) giúp làm giảm nồng độ của các hormone điều tiết đường huyết, hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh: hạn chế chất béo có hại, tăng cường rau, hoa quả, cá và các loại hạt, giảm muối…

– Tăng cường hoạt động thể lực, từ 30 – 60 phút/ngày.

– Ngừng hút thuốc lá vì thuốc lá làm tăng mức độ kháng các hormone điều chỉnh đường huyết .

Dinh dưỡng trong việc điều trj bệnh

“Để phòng ngừa hội chứng chuyển hóa, mỗi người cần giữ cân nặng tiêu chuẩn, điều chỉnh chế độ ăn hợp lý và duy trì hoạt động thể chất đều đặn. Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe định kỳ giúp kiểm soát huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu cũng như các chỉ số quan trọng để nâng cao sức khỏe, phòng tránh các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa”, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha nói.

Quy trình khám, tư vấn và điều trị về dinh dưỡng

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA