Bệnh còi xương ở trẻ em là một trong những nỗi lo của các bậc phụ huynh vì nó có thể gây cản trở cho sự phát triển sau này của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lúng túng không biết mình phải làm sao khi trẻ bị còi xương. Bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ tìm đúng cách chữa còi xương cho trẻ và chăm sóc trẻ còi xương như thế nào.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Phạm Thị Thu Hương, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Bác sĩ Trưởng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động NutriHome.
Bệnh còi xương không được điều trị kịp thời dẫn đến trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu
Theo TS.BS Phạm Thị Thu Hương, “Bệnh còi xương có thể xuất hiện ở các lứa tuổi khác nhau, nhiều nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Một số trẻ có nguy cơ cao bị còi xương bao gồm: trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa bò hoặc sữa mẹ mà không được bổ sung đầy đủ vitamin D, hoặc không được tắm nắng và/hoặc có tình trạng thiếu vitamin D ở mẹ khi mang thai; Trẻ sinh vào mùa đông, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời; Trẻ có khẩu phần ăn không đủ canxi so với nhu cầu”
“Cũng cần lưu ý rằng trẻ còi xương khác với trẻ còi cọc hoặc trẻ suy dinh dưỡng. Trẻ còi cọc hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng có số đo về cân nặng và chiều cao dưới mức bình thường, tuy nhiên, trẻ có thể bị còi xương hoặc không. Trong khi đó, trẻ còi xương có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, nhưng vẫn thiếu canxi, phospho và/hoặc thiếu vitamin D, do nhu cầu cao hơn trẻ bình thường”, TS.BS Phạm Thị Thu Hương cho biết.
Vì vậy, để xác định chính xác trẻ có bị còi xương hay không cần được thăm khám lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa máu với các chỉ số: vitamin D, canxi, phosphatase kiềm; kiểm tra X-quang xương (nếu có thể).
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome được đầu tư hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại, máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vitamin D, máy đo mật độ xương,… giúp các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ chính xác, góp phần điều trị hiệu quả bệnh còi xương ở trẻ.
Để xác định chính xác bệnh còi xương, trẻ cần được đưa đến các trung tâm dinh dưỡng hoặc các bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, từ đó có cách chăm sóc và điều trị đúng đắn nhất. Ngoài ra, khi quan sát bằng mắt thường, có một số dấu hiệu trẻ bị còi xương mà bố mẹ có thể căn cứ vào đó để quyết định đưa trẻ đi khám kịp thời:
“Nếu tình trạng còi xương không được điều trị kịp thời, dẫn đến trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu”, TS.BS Phạm Thị Thu Hương nói.
Làm thế nào phát hiện sớm bệnh còi xương ở trẻ?
Cách chữa còi xương ở trẻ em bao gồm dùng thuốc và thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Về việc dùng thuốc, trẻ cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ tuỳ theo mức độ thiếu vitamin D, canxi và các vi chất dinh dưỡng khác.
“Việc bổ sung vitamin D cần theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng và thời gian phù hợp để tránh tình trạng dư thừa gây ngộ độc vitamin D. Trong một số trường hợp uống quá liều và kéo dài sẽ làm tăng canxi máu và vôi hóa mạch máu gây sỏi thận”, TS.BS Phạm Thị Thu Hương nhấn mạnh.
> Xem thêm: Cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Chăm sóc trẻ còi xương bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ nhanh chóng hồi phục
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị còi xương phải đảm bảo đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu khuyến nghị: chất bột đường (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid), chất xơ, vitamin và khoáng chất, nhưng phải cân đối ưu tiên nguồn đạm động vật và nguồn thực phẩm giàu vitamin D, canxi.
Một số loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ ăn là các đồ chiên, rán, nhiều dầu mỡ, các loại nước ngọt có gas hay các đồ ăn nhanh. Những loại thực phẩm cao năng lượng như mỡ, bơ, bánh kẹo, socola… chứa nhiều chất béo cũng là những thực phẩm nên tránh sử dụng.
“Nếu tuân thủ phác đồ điều trị và có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bệnh còi xương ở trẻ sẽ được chữa khỏi hoàn toàn”, TS.BS Phạm Thị Thu Hương nói.