Tư vấn miễn phí về viêm màng não và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

29/04/2021 Theo dỗi Nutrihome trên google news Tác giả: Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

20h ngày 04/05/2021, chương trình tư vấn trực tuyến: “Viêm màng não & các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mùa hè – Triệu chứng, điều trị & các phòng ngừa” sẽ chính thức diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu, là cơ hội để người dân được tư vấn miễn phí.

Chương trình do Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC phối hợp với Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome thực hiện.

Độc giả có thể gửi câu hỏi tại đây

Tư vấn miễn phí về viêm màng não và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Theo thống kê, từ đầu tháng 4 đến nay, các bệnh viện ở Nghệ An, Hà Tĩnh đang điều trị hàng trăm trẻ em mắc viêm màng não, tăng đột biến so với mọi năm, có những gia đình đến 5 người cùng mắc bệnh. Đa số trường hợp mắc viêm màng não là trẻ nhỏ không được tiêm phòng hoặc chưa được tiêm phòng đầy đủ. Bệnh đang tiềm ẩn nguy cơ lây lan mạnh thành dịch lớn trong cộng đồng.

Mỗi ngày, các trung tâm tiêm chủng VNVC tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa đón tiếp hàng trăm lượt khách đến tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não. Ghi nhận từ bộ phận tổng đài của VNVC cho thấy, chỉ trong 24h, hệ thống đã ghi nhận hàng ngàn câu hỏi của người dân liên quan đến vắc xin phòng bệnh viêm màng não cho trẻ em và người lớn. Đặc biệt, người dân đã quan tâm nhiều đến việc tiêm chủng nhắc lại và các loại vắc xin phòng bệnh lúc giao mùa như sởi, quai bị, thủy đậu, tiêu chảy cấp…

Bệnh viêm màng não đang diễn biến như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng viêm màng não cho trẻ em, người lớn? Các bệnh truyền nhiễm khác như thủy đậu, sởi, tay chân miệng… đang có mức độ nguy hiểm ra sao? Làm gì để phòng ngừa? 

20h thứ ba, ngày 04/05/2021, quý phụ huynh đừng bỏ qua cơ hội gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu về Y học dự phòng, Truyền nhiễm và Nhi khoa trong chương trình tư vấn trực tuyến: “VIÊM MÀNG NÃO Ở TRẺ EM, NGƯỜI LỚN & CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM MÙA HÈ: Triệu chứng, điều trị & cách phòng ngừa”:

  • BS Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
  • BS Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM.
  • ThS. BS Lê Phan Kim Thoa – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Viêm màng não: Bệnh có tỷ lệ di chứng rất cao!

Viêm màng não là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính màng não bao quanh tủy sống, 80% nguyên nhân gây ra là do não mô cầu khuẩn (Neisseria meningitidis), vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) và vi khuẩn Hib (Haemophilus influenzae týp B).

Bệnh viêm màng não, đặc biệt là viêm màng não do não mô cầu hiện đang là nỗi ám ảnh hàng đầu bởi mức độ nguy hiểm, bệnh diễn biến rất nhanh chỉ trong 24h.“Buổi sáng trẻ có thể rời nhà đi học với trạng thái bình thường, 8 giờ đầu, trẻ sốt, cáu gắt, buồn nôn, 8 giờ tiếp theo, trẻ xuất hiện các nốt xuất huyết đỏ lan khắp cơ thể, kèm cứng cổ, sợ ánh sáng, các vết ban sẽ lan khắp cơ thể và ban chuyển sang thâm đen. Lúc này, trẻ sẽ rơi vào mê sảng, co giật, mất ý thức, nếu không xử trí kịp thời trẻ có nguy cơ tử vong rất cao”, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, Cố vấn cao cấp Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cảnh báo. 

“Đa số người bị viêm màng não nhập viện điều trị đều đã ở tình trạng nặng do nhầm lẫn triệu chứng bệnh với cảm cúm thông thường. Khi có biểu hiện sốt cao kèm theo co giật, mê sảng thì mới nhập viện, lúc này bệnh đã ở giai đoạn nặng và lỡ mất “thời gian vàng” điều trị”. Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết thêm.

Theo các chuyên gia, khoảng 5-20% dân số Việt Nam mang virus viêm màng não mô cầu nhưng không biểu hiện ra ngoài. Vi khuẩn khu trú ở vùng hầu họng, sau đó vượt khỏi hàng rào miễn dịch, tấn công người bệnh, hoặc lây sang người lành trong “âm thầm”. Vi khuẩn dễ dàng lây trực tiếp từ người sang người, thông qua dịch tiết, giọt bắn khi tiếp xúc gần hoặc lâu, lúc hôn, hắt hơi, ho.

Mọi đối tượng khỏe mạnh đều có thể bị các virus gây bệnh viêm màng não “tấn công”, phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên từ 14-20 tuổi, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm. Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại,…

Dù là bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng may mắn là, viêm màng não đã có vắc xin phòng bệnh hiệu quả. Vắc xin và tiêm chủng được xem là biện pháp chủ động, hiệu quả, tiết kiệm, đơn giản nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp giảm số ca mắc mới, giảm tỷ lệ di chứng và tử vong.

Chủ động tiêm vắc xin viêm màng não cho trẻ

Chủ động tiêm vắc xin cho trẻ từ sớm trước cao điểm dịch viêm màng não. 

Nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tấn công vào mùa hè

Miền Bắc vừa trải qua đợt nắng nóng gay gắt nhất từ đầu năm, trong khi đó, miền Nam đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn sinh sôi và phát triển, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch mạnh như: cúm, thủy đậu, sởi – quai bị – rubella, tay chân miệng, viêm phổi, tiêu chảy cấp do Rotavirus, viêm tai giữa,… gây ra “gánh nặng kép” bên cạnh dịch COVID-19. 

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 17.451 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 04 trường hợp tử vong tại Kiên Giang (02), An Giang (01) và Long An (01), số mắc tăng 4 lần và tập trung chủ yếu cục bộ ở khu vực miền Nam như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp và An Giang. 

Tại nhiều địa phương, số ca mắc bệnh dại đang có chiều hướng tăng mạnh trong mùa nắng nóng, cụ thể bệnh dại đang gia tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2020; gấp 2.5 lần so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm trên 50% số ca tử vong năm 2021 của cả nước (14 ca). Khu vực phía Nam có 8 ca tử vong do bệnh dại, trong đó tại Bạc Liêu có 2 ca bệnh, Bình Phước 2 ca, Long An 2 ca, Bến Tre 1 ca và Sóc Trăng 1 ca, 100% ca bệnh không được tiêm phòng dại sau phơi nhiễm. 

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều người dân đã nâng cao ý thức chủ động phòng bệnh bằng việc đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người, tăng cường vệ sinh cá nhân và nơi sinh sống, làm việc… Mặc dù vậy, thời tiết giao mùa trùng với dịp trẻ đi học chính là nguyên nhân khiến các bệnh truyền nhiễm tăng cao. Đối với trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, tiểu học, trường học trở thành môi trường lý tưởng để virus gây bệnh lây lan. Chỉ cần một vài trẻ sổ mũi, hắt hơi là hôm sau cả lớp, cả nhà, cả tập thể nhiễm bệnh.’’

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cách phòng bệnh hiệu quả nhất là đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ. Vắc xin được xem là “tấm khiên” bảo vệ, không chỉ viêm màng não mà còn nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như cúm mùa, sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, tiêu chảy cấp,…

“Cần tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch, nhất là các mũi tiêm nhắc lại để phòng bệnh cho cả gia đình. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở, khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời”, bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo thêm.

Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, đúng phác đồ giúp tăng cường khả năng bảo vệ

Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, đúng phác đồ giúp tăng cường khả năng bảo vệ cho trẻ nhỏ và cả cộng đồng.

Để tìm hiểu rõ hơn về viêm màng não và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, độc giả có thể theo dõi chương trình tư vấn trực tuyến trên website vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn; fanpage Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome – Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động lúc 20h thứ ba, ngày 4/5/2021.

Từ ngày 04/05/2021, độc giả có thể gửi tất cả thắc mắc về vắc xin, tiêm chủng, bệnh truyền nhiễm của trẻ em và người lớn thông qua chuyên trang tư vấn VNVC tại đây để được các chuyên gia, bác sĩ giải đáp tận tình.

Để được tư vấn vắc xin và tiêm chủng, quý khách có thể gọi trực tiếp tới tổng đài 028.7300.6595 hoặc inbox ngay cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.

Rate this post
05:30 29/04/2021

Discover more from Nutrihome

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading