Tầm soát bất thường cơ xương khớp sớm mang đến cơ hội phát triển bình thường cho trẻ

21/09/2020

Trong buổi tư vấn trực tuyến “PHÁT HIỆN SỚM DỊ TẬT, BẤT THƯỜNG CƠ XƯƠNG KHỚP Ở TRẺ ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ” vào 18/9/2020, các chuyên gia đã chỉ ra những dị tật cơ xương khớp phổ biến hiện nay ở trẻ như bàn chân bẹt, bàn chân khoèo, chân vòng kiềng, vẹo cột sống…, nếu không được tầm soát và điều trị sớm có thể khiến trẻ mang di chứng suốt đời, hạn chế đi lại, chậm phát triển thể chất, trí não.

Chương trình do Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, Trung tâm Tiêm chủng VNVC và Báo điện tử vtv.vn (Đài Truyền hình Việt Nam) tổ chức trên website và fanpage của các đơn vị liên quan.

Tham gia buổi giao lưu cùng khán giả là các chuyên gia, bác sĩ y học vận động, chấn thương chỉnh hình và kỹ thuật viên vật lý trị liệu hàng đầu, nhiều kinh nghiệm như TS.BS PHAN ĐỨC MINH MẪN, ThS.BS NGUYỄN THỤY SONG HÀ, ThS Khoa học thể thao PHẠM THANH NGHỊ, Kỹ thuật viên Vật lý Trị liệu ĐẶNG THỊ PHỤNG. Và khách mời đặc biệt: Chị Trần Huệ Linh (33 tuổi, Vũng Tàu) và bé Bùi Trần Khánh Hưng (6 tuổi) – một trong những ca bị bất thường cơ xương khớp (bàn chân khoèo) đã điều trị thành công.

Các chuyên gia và khách mời trong buổi giao lưu trực tuyến về “Phát hiện sớm dị tật, bất thường cơ xương khớp ở trẻ để điều trị hiệu quả”.

Các chuyên gia và khách mời trong buổi giao lưu trực tuyến về “Phát hiện sớm dị tật, bất thường cơ xương khớp ở trẻ để điều trị hiệu quả”.

Vì sao cần tầm soát các dị tật, bất thường cơ xương khớp ở trẻ từ sớm?

Mở đầu buổi giao lưu là những hình ảnh đầy xúc động của mẹ con chị Trần Huệ Linh và bé Bùi Trần Khánh Hưng về hành trình 6 năm ròng rã chữa dị tật bàn chân khoèo cho con.

Theo lời chị Linh, để Hưng có thể đi lại, chạy nhảy như ngày hôm nay, đó thực sự là một phép màu, là niềm hạnh phúc vỡ òa của chị và cả gia đình. Chị Linh cho biết, chị tình cờ phát hiện con bị dị tật bàn chân khoèo ở tuần thai thứ 22 khi đi siêu âm. Thế là trong suốt thai kỳ còn lại, trong đầu người mẹ trẻ luôn đau đáu câu hỏi “Sinh ra với đôi chân không bình thường, con mình sẽ phải sống thế nào đây?”. Càng nghĩ, chị Linh càng thương con và thôi thúc bản thân bằng mọi giá phải tìm được cách chữa trị giúp con có thể đi lại, chạy nhảy như những đứa trẻ bình thường.

Qua tìm hiểu, chị Linh được biết cần phải cho con – bé Hưng, can thiệp điều trị ngay từ khi sinh ra mới mang lại hiệu quả tối ưu. “Khi tiếp nhận điều trị cho bé Hưng lúc được 2 ngày tuổi, nhìn bàn chân trái của bé “quặp” vào trong, tôi biết đây là một ca khó, cần điều trị lâu dài”, Kỹ thuật viên vật lý trị liệu Đặng Thị Phụng – người trực tiếp điều trị, hướng dẫn tập luyện cho bé Hưng và hiện đang làm việc tại Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, cho biết.

Với phương pháp điều trị đúng đắn của cô Phụng, sự kiên trì và nhẫn nại của 2 mẹ con chị Linh, từng ngày từng ngày tình trạng của Hưng được cải thiện theo hướng tích cực. Cuối cùng kỳ tích đã xuất hiện, 14 tháng tuổi Hưng đã có thể bước những bước đi chập chững đầu tiên. Và đến nay, cậu bé đã được 6 tuổi, mọi sinh hoạt, vận động không khác gì một đứa trẻ bình thường.

 Hành trình chữa trị bàn chân khoèo của bé Hưng từ 2 ngày tuổi và Hưng ở hiện tại với đôi chân đi lại bình thường

Hành trình chữa trị bàn chân khoèo của bé Hưng từ 2 ngày tuổi và Hưng ở hiện tại với đôi chân đi lại bình thường

Theo cô Phụng, các dị tật, bất thường cơ xương khớp ở trẻ em, đặc biệt bàn chân khoèo như Hưng nếu được phát hiện và điều trị sớm, khả năng bình phục sẽ rất cao, không để lại di chứng hay bất cứ bất thường nào. Ngược lại, nếu trẻ không được điều trị hoặc điều trị muộn, sẽ chậm phát triển về thể chất, trí tuệ, vận động, gây ảnh hưởng lớn cuộc sống sau này.

TS.BS Phan Đức Minh Mẫn khuyến cáo: “Tất cả trẻ em từ khi sinh ra đến trước tuổi đi học nên tầm soát các bất thường cơ xương khớp ít nhất một lần. Thậm chí, một số dị tật như bàn chân khoèo có thể phát hiện được trong siêu âm thai kỳ, do đó các mẹ nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ”.

“Đa số các vấn đề cơ xương khớp ở trẻ em cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời để giúp trẻ sớm phục hồi và phát triển bình thường. Đặc biệt, có nhiều dị tật, bất thường cơ xương khớp ở trẻ em cần được thăm khám, đánh giá trực tiếp, ba mẹ có thể khó phát hiện bằng mắt thường, do đó nên chủ động cho trẻ đi tầm soát sớm”, TS.BS Phan Đức Minh Mẫn nhấn mạnh.

Những dị tật, bất thường cơ xương khớp thường gặp ở trẻ

Chia sẻ về các yếu tố nguy cơ gây dị tật, bất thường cơ xương khớp ở trẻ, ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà cho biết: “Các yếu tố di truyền, trong thai kỳ mẹ bầu tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại, mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, lậu, giang mai, trẻ ngồi học sai tư thế trong thời gian dài… góp phần làm tăng tỷ lệ trẻ mắc dị tật, bất thường cơ xương khớp”.

Để giúp các bố mẹ trẻ có thể phát hiện và đưa con đi thăm khám sớm, ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà đã chỉ ra các bất thường về cơ xương khớp phổ biến ở trẻ như sau:

  • Các dị tật bẩm sinh: Chân vòng kiềng, bàn chân bẹt, vẹo cổ do u cơ ức đòn chũm, loạn sản khớp háng, tật ưỡn khớp gối bẩm sinh, bàn chân khoèo, ngón chân áp cái, bàn chân trước bị áp, bàn chân xoay trong, hội chứng cứng đa khớp bẩm sinh…

Các dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ

Các dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ

  • Các bệnh lý về cơ xương khớp: Viêm khớp, biến dạng cột sống, đau nhức do tăng trưởng, gãy xương, viêm cột sống dính khớp…

Điều may mắn là đa số các dị tật cơ xương khớp này ở trẻ đều có thể phát hiện sớm và điều trị thành công bằng các phương pháp hiện đại.

Sau hàng loạt các chương trình tư vấn trực tuyến do Nutrihome thực hiện như: giải pháp tăng chiều cao cho trẻ trong các giai đoạn vàng, điều trị biếng ăn suy dinh dưỡng ở trẻ hiệu quả…, chủ đề về dị tật, bất thường cơ xương khớp ở trẻ cũng được rất nhiều quý phụ huynh quan tâm. Trong hơn 120 phút diễn ra, tổng cộng chương trình đã nhận được hơn 1.000 thắc mắc gửi về và gần 500.000 lượt xem tính đến thời điểm hiện tại.

Bạn Đức Anh Nguyễn gửi đến fanpage Nutrihome: “Chào chương trình. Bé nhà em là bé trai 12 tháng. Bé có thói quen nghiêng đầu sang bên trái nhiều. Tuy nhiên bé vẫn quay đầu sang 2 bên để nhìn dễ dàng. Và ngoái lại nhìn phía sau được cả 2 bên. Vậy các bác sĩ cho e hỏi con em có phải bị vẹo cổ hay gặp bất thường gì không ạ? Em xin cám ơn ạ”.

Bạn Huệ Huệ gửi đến fanpage VNVC: Chào các bác sĩ, bé nhà em 5 tháng 20 ngày nhưng em giữ cho bé đứng bé không chịu, cứ co chân. Em để ý khi bé nằm ngửa đầu gối bé hướng ra ngoài, bàn chân hướng vào trong, liệu bé nhà em có vấn đề gì về xương chân không ạ? Em cảm ơn”.

Bạn Hoi Vo Hoi gửi đến fanpage VTV24: “Chào chương trình, con tôi nay được 16 tháng, tôi thấy chân bé đi khập khiễng, xin bác sĩ tư vấn có cách nào để chân bé đi lai bình thường không?”.

Bạn Phạm Minh Quang gửi đến fanpage VNE: “Xin chào các bác sĩ, bé nhà em được 3 tuổi rưỡi. Bé đã điều trị bàn chân khoèo từ bé, nhưng giờ bé không chịu đi giày và đang bị tái khoèo. Xin bác sĩ cho lời khuyên”.

Có rất nhiều câu hỏi của các bậc phụ huynh về tình trạng bất thường cơ xương khớp của trẻ em đã được gửi đến chương trình, mong được các chuyên gia tư vấn. Hiện, quý độc giả có thể xem lại toàn bộ chương trình tư vấn tại đây.

Nutrihome là hệ thống trung tâm dinh dưỡng đầu tiên tại Việt Nam có sự kết hợp điều trị dinh dưỡng với thăm khám, tư vấn, điều trị về y học vận động, hướng dẫn tập luyện cá thể hoá nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, Nutrihome còn cung cấp dịch vụ khám tầm soát bệnh lý cơ, xương, khớp ở trẻ em để đưa trẻ trở lại cuộc sống thường nhật và bắt kịp nhịp tăng trưởng như các bạn bè đồng trang lứa.

Trẻ khám và điều trị các bất thường về cơ xương khớp tại Nutrihome.

Trẻ khám và điều trị các bất thường về cơ xương khớp tại Nutrihome.

Cùng với Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC, Nutrihome sẽ tạo thành “hệ sinh thái” y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe chuyên sâu đầu tiên tại Việt Nam. Để đặt lịch khám và tư vấn tại Nutrihome, vui lòng gọi hotline 1900 633 599, inbox cho fanpage Nutrihome – Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động hoặc đến trực tiếp các trung tâm Nutrihome.

Rate this post
03:17 21/09/2020