Nhìn bé Bùi Trần Khánh Hưng (6 tuổi, Vũng Tàu) chạy nhảy vui tươi, ít ai biết rằng bé từng bị dị tật bẩm sinh bàn chân khoèo – một trong những bất thường cơ xương khớp hay gặp ở trẻ em nhưng ít phụ huynh có đủ thông tin cảnh giác và điều trị cho con từ sớm để đạt kết quả cao nhất.
Để đi lại được như một đứa trẻ bình thường, theo chị Trần Huệ Linh (33 tuổi) – mẹ bé Hưng, bé đã may mắn được can thiệp điều trị, tập luyện đúng đắn ngay từ khi mới sinh ra, trải qua một hành trình nhiều cảm xúc. Theo lời chị Linh, “đó thực sự như là một phép màu, một niềm hạnh phúc vô vàn cho cả bé và gia đình khi chứng kiến con trai hết bị chân khoèo và đi lại được như những trẻ bình thường khác”.
Bé Khánh Hưng hiện tại (ảnh do nhân vật cung cấp)
Là người trực tiếp can thiệp vật lý trị liệu, hướng dẫn gia đình chị Linh cách chăm sóc, tập luyện cho bé Hưng trong một thời gian dài, Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu Đặng Thị Phụng – hiện đang làm việc tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết: “Tôi có cơ duyên với nhiều bé không may bị dị tật, bất thường cơ xương khớp từ nhỏ, khi góp phần mang đến kết quả điều trị thành công cho mỗi bé, tôi coi đó như là niềm vinh dự và hạnh phúc trong hơn 40 năm làm nghề của mình. Và bé Hưng là một trong những trường hợp như vậy, tôi rất thương và yêu bé!”.
Cũng theo Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu Đặng Thị Phụng, các dị tật, bất thường cơ xương khớp ở trẻ em, đặc biệt là bàn chân khoèo như bé Hưng cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời, khả năng bình phục sẽ rất cao, không để lại di chứng hay bất cứ bất thường nào. Ngược lại, nếu trẻ không được điều trị hoặc điều trị muộn, sẽ chậm phát triển về thể chất, trí tuệ, đi đứng, sinh hoạt chậm chạp, khó khăn, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Lúc mang thai bé Hưng được 22 tuần, chị Trần Huệ Linh đi siêu âm, được bác sĩ kiểm tra các vấn đề dị tật của thai nhi và phát hiện thai bị bàn chân trái xoay trong (chân khoèo). Lúc đó, do hình ảnh siêu âm không được rõ nên chị Linh chưa dám tin vào kết quả.
Trên đường về nhà, hình ảnh bàn chân dị tật của con cứ xuất hiện liên tục trong tâm trí chị Linh. Cuối cùng, chị quyết định đến một phòng khám tư lớn để siêu âm lại lần nữa. Tại đây, bác sĩ cho biết con chị bị tật bàn chân khoèo. Cảm giác buồn và đau đớn khiến chị không thể nào chịu được. Trong đầu chị bắt đầu xuất hiện hàng loạt câu hỏi: Con mình sinh ra sẽ đi lại như thế nào đây, có dễ dàng không? Con phải đối diện với nỗi buồn, sự thiệt thòi, thua kém bạn bè ra sao? Con có mặc cảm tự ti khi thấy đôi chân của mình không bình thường? Cuộc sống, công việc và cả tương lai của con sau này sẽ ra sao? Dị tật của con có khả năng chữa trị hết không?… Càng nghĩ, chị Linh càng được thôi thúc bằng mọi giá phải tìm cách chữa trị cho con ngay khi con vừa mới chào đời.
Hình ảnh bàn chân khoèo (chân trái) như trường hợp của bé Khánh Hưng khi chưa được điều trị
“Nếu bây giờ bỏ cuộc, bản thân mình là người mẹ, mình không cố gắng vượt qua và giúp con, con sẽ không thể nào đi lại bình thường được, lớn lên con sẽ gặp nhiều thiệt thòi, mặc cảm, sẽ rất thương. Nghĩ vậy nên gia đình tôi đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để cùng con điều trị đến nơi đến chốn”, chị Linh cho biết.
Những ngày tiếp theo chị Linh lên các diễn đàn, các hội nhóm của các bà mẹ có con bị dị tật bàn chân khoèo tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm để sau này chăm sóc bé tốt hơn. Vô tình chị biết được, ngoài Đà Nẵng có một bệnh viện chuyên chữa bàn chân khoèo bẩm sinh cho trẻ, chị dự định sẽ ra Đà Nẵng sinh con để được can thiệp điều trị sớm nhất có thể. Tuy nhiên, sau khi trao đổi với bác sĩ trực tiếp thăm khám cho chị từ lúc mang thai, bác sĩ không đồng ý vì sức khỏe của chị không tốt, không đủ điều kiện để di chuyển xa.
Bác sĩ khuyên chị ở lại bệnh viện sinh và theo dõi, hiện tại bệnh viện cũng có khoa vật lý trị liệu, các chuyên gia sẽ tiến hành thăm khám và can thiệp sớm bất thường này cho bé ngay từ khi mới sinh ra.
“Lúc đó nghe xong thú thật tôi cũng không tin lắm, đến khi vô tình gặp được một mẹ có con cũng bị bàn chân khoèo đang được điều trị, tôi mới cảm thấy an tâm. Người mẹ đó cho biết con chị đã được điều trị một thời gian rồi – và người trực tiếp hướng dẫn, điều trị cho bé chính là cô Phụng, hiện tại bé đang có những tiến triển rất tốt. Nghe xong, không chần chờ gì nữa, tôi quyết định chọn ở lại đây sinh và sẽ kiên trì điều trị cho con khỏi hoàn toàn”, chị Linh nói.
Đúng như chẩn đoán ban đầu, lúc sinh ra chân trái của bé Hưng bị khoèo vào trong, không thể mang vớ được, mặc quần áo cho bé đôi khi cũng rất khó khăn. Hai ngày sau, bé được chuyển đến phòng vật lý trị liệu để điều trị trong giai đoạn sớm nhất.
Bé Hưng khi còn mang giày chuyên dụng điều trị bàn chân khoèo, nhưng lúc này bé đã đi lại khá tốt (ảnh do nhân vật cung cấp)
Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu Đặng Thị Phụng cho biết: “Khi tiếp nhận điều trị cho bé Hưng lúc được 2 ngày tuổi, nhìn bàn chân trái của bé “quặp” vào trong, tôi biết đây là một ca khó, cần điều trị lâu dài, quan trọng là làm sao để thuyết phục ba mẹ bé có đủ kiên nhẫn để theo con cho đến khi đạt được kết quả điều trị tốt nhất”.
Sáu tháng đầu tiên trong hành trình điều trị dị tật bàn chân khoèo cho con là khoảng thời gian mà cả gia đình chị Linh trải qua rất nhiều cảm xúc, bởi niềm vui và hy vọng có, nhưng nước mắt và nỗi đau thương con cũng có, mỗi khi nhìn con khóc vì được các kỹ thuật viên vật lý trị liệu “uốn nắn” bàn chân.
“Cũng may phương pháp can thiệp điều trị, tập luyện của cô Phụng rất khoa học, nó rất khác xa và nhẹ nhàng hơn những gì tôi tìm hiểu trước đó, bé không phải phẫu thuật, cũng không cần bó bột, ban đầu cô Phụng chỉ dùng nẹp để nẹp chân cố định lại cho bé, kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu đơn giản. Cứ sau 10 ngày bé được tháo nẹp 1 lần để kiểm tra và kéo dài đến khi bé được 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, mọi sinh hoạt của bé đều bị ảnh hưởng ít nhiều như không thể bế bé được, bé không ti được, tôi phải vắt sữa ra bình cho bé bú trực tiếp”, Chị Linh tâm sự.
Theo Kỹ thuật viên vật lý trị liệu Đặng Thị Phụng, thời gian điều trị dị tật bàn chân khoèo phải trải qua rất nhiều giai đoạn, đòi hỏi phụ huynh phải thật kiên trì, tập luyện đúng theo hướng dẫn. Sau giai đoạn cố định bàn chân, kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu, các kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn để ba mẹ tập cho bé tại nhà mỗi ngày, trong khoảng từ 4 – 6 tháng, sau đó cách 3 tháng bé sẽ được tái khám lại và tập theo các bài tập mới phù hợp với tình trạng hiện tại lúc đó. Đến khi phù hợp bé sẽ không đeo nẹp nữa, thay vào đó bé sẽ được mang giày định hình bàn chân dành riêng cho các bé dị tật khoèo chân.
Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu Đặng Thị Phụng – người trực tiếp điều trị, hướng dẫn tập luyện cho bé Hưng, hiện đang làm việc tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome
Cũng nhờ lòng kiên trì, nhẫn nại, thường xuyên luyện tập cùng con, đến khi bé Hưng được 14 tháng tuổi, cả nhà chị Linh như vỡ òa hạnh phúc khi thấy con bắt đầu chập chững những bước chân đầu tiên. Bé Hưng dường như cũng ngập tràn trong niềm vui mừng, hạnh phúc.
“Cảm giác vui sướng không thể nào tả được, bé đi đứng, phát triển rất tốt. Sau đó, theo lời cô Phụng, gia đình tôi tiếp tục cho con mang giày chuyên dụng và tập luyện thường xuyên. Hiện tại con trai tôi đã được 6 tuổi, đã vào lớp 1, mọi sinh hoạt, vận động của bé đều rất bình thường, tuy bé cũng còn hơi nhát chân, chưa dám leo trèo mạnh”, chị Linh cho biết.
Với niềm hạnh phúc ngời lên trong ánh mắt, chị Linh chia sẻ thêm: “Nhân đây, qua trường hợp của con mình, tôi rất hiểu và thương những ba mẹ nào có con nhỏ không may bị dị tật, bất thường cơ xương khớp từ nhỏ. Tôi muốn gửi đến những phụ huynh kinh nghiệm của mình là đừng bao giờ bỏ cuộc, hãy tìm hiểu và kiên trì, đặt niềm tin vào nơi điều trị uy tín và các chuyên gia có kinh nghiệm, chuyên môn. Điều trị đúng, tập luyện đúng chắc chắn sẽ mang lại kết quả thành công, nếu chúng ta bỏ cuộc thì cả cuộc đời con trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất đáng thương”.
Từ một bé bị dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh, hiện tại bé Khắc Hưng đã có thể đi đứng, khỏe mạnh như mọi em bé bình thường khác. Câu chuyện của bé được rất nhiều bậc phụ huynh có con dị tật, bất thường cơ xương khớp quan tâm, hỏi thăm. Chị Linh cho biết chị không ngần ngại chia sẻ và lan tỏa câu chuyện của con đến mọi người xung quanh trong thời gian qua.
Đặc biệt, chị luôn nhấn mạnh, các bậc phụ huynh nên kịp thời đưa con đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt nếu con không may bị bất kỳ dị tật, bất thường cơ xương khớp nào đó, để các bác sĩ thăm khám chuyên sâu và đưa ra phác đồ điều trị, luyện tập vật lý trị liệu phù hợp. Quan trọng, phụ huynh cần phải kiên trì giúp con thực hiện đúng các bài tập được hướng dẫn, tuân thủ quy trình tái khám…, bởi dị tật khoèo chân hay bất kỳ dị tật cơ xương khớp nào khác cũng cần phải có thời gian điều trị lâu dài.
Chị Linh và Bé Hưng hiện tại có thể đi đứng, vận động như một trẻ với bàn chân bình thường (ảnh do nhân vật cung cấp)
ThS.BS NGUYỄN THỤY SONG HÀ , Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome nhấn mạnh: “Để can thiệp điều trị các dị tật, bất thường cơ xương khớp cho trẻ hiệu quả, ngay từ khi phát hiện bất thường, ví dụ sau khi sinh, ba mẹ cần cho trẻ đi thăm khám và điều trị ngay, không nên để quá muộn hoặc áp dụng phác đồ điều trị của những trẻ khác lên con mình, bởi mỗi trẻ sẽ có thể trạng khác nhau, mức độ dị tật cũng khác nhau, nếu áp dụng chẳng những không có tác dụng mà còn vô tình làm mất đi thời gian vàng để trẻ phục hồi hiệu quả”.
Ngoài ra, cũng theo Thạc sĩ Song hà, có nhiều dị tật, bất thường cơ xương khớp ở trẻ em không thể hoặc khó phát hiện bằng mắt thường – nhất là đối với những người không có chuyên môn, do đó, tốt hơn hết các bậc phụ huynh nên chủ động cho con trẻ đi tầm soát cơ xương khớp ít nhất một lần trước khi trẻ bắt đầu đi học để phòng tránh và điều trị các bất thường hiệu quả.
Nutrihome hiện là trung tâm dinh dưỡng đầu tiên có sự kết hợp điều trị dinh dưỡng với tư vấn, điều trị Y học Vận động – hướng dẫn tập luyện thể dục thể thao, vật lý trị liệu để hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị.
Nutrihome còn cung cấp dịch vụ khám tầm soát bệnh lý cơ, xương, khớp ở trẻ em do các bác sĩ, chuyên gia, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, tư vấn, điều trị. Quy trình thăm khám, tầm soát, tư vấn, điều trị bệnh lý cơ, xương, khớp trẻ em ở Nutrihome hiện đại, khoa học, khép kín, chuyên sâu:
Bác sĩ Y học Thể thao – Vận động: Thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng hoặc bệnh lý cơ xương khớp.
Chuyên gia Dinh dưỡng – Tiết chế: Hỗ trợ quản lý cân nặng và chế độ dinh dưỡng của trẻ trong suốt quá trình trị liệu, chịu trách nhiệm thiết lập thực đơn cho từng giai đoạn tập luyện.
Chuyên gia, huấn luyện viên Y học Thể thao – Vận động, Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu: Tư vấn, hướng dẫn vận động/tập luyện phù hợp với phác đồ điều trị.
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome tại Hà Nội và TP.HCM sẵn sàng đón tiếp bố mẹ và các bé vào tất cả các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến chủ nhật (7h30 – 17h, không nghỉ trưa). Bố mẹ có thể đặt lịch khám tầm soát dị tật cơ xương khớp cho trẻ qua tổng đài 1900 633 599, website nutrihome.vn, fanpage Nutrihome – Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động hoặc đến trực tiếp các trung tâm.