Bàn chân bẹt là một tình trạng cơ xương khớp thường gặp ở trẻ, tuỳ hình thức và mức độ có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự phát triển của trẻ. Cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bàn chân bẹt trong bài viết sau.
Bàn chân bẹt là tình trạng chiều cao vòm dọc của gan bàn chân thấp hơn so với bình thường, làm bàn chân có diện tích tiếp xúc lớn khi đứng và thường kèm với tình trạng gót vẹo ngoài.
Bàn chân bẹt được chia thành hai loại: bàn chân bẹt sinh lý và bàn chân bẹt bệnh lý. Bàn chân bẹt sinh lý thường gặp, mềm dẻo, tiên lượng tốt và là một biến thể của bàn chân bình thường. Bàn chân bẹt bệnh lý thường cứng, gây mất chức năng bàn chân, thường cần can thiệp và phẫu thuật.
Bàn chân bẹt có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ cân bằng và di chuyển của trẻ
Trên thực tế, bàn chân bẹt là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi vì vòm bàn chân chưa phát triển. Vòm bàn chân sẽ phát triển trong suốt thời thơ ấu của mỗi người, tuy nhiên ở một số người vẫn không phát triển vòm bàn chân dẫn đến bàn chân bẹt sẽ tồn tại đến tuổi trưởng thành. Tuy vậy, nếu không có triệu chứng thì đó không phải là bệnh lý và được gọi là “bàn chân bẹt mềm dẻo” như nói ở phần trên.
Mặc dù “bàn chân bẹt mềm dẻo” hay bàn chân bẹt sinh lý được coi là một tình trạng bình thường ở trẻ nhỏ, song tùy vào mức độ, nếu nặng (như gót vẹo ngoài nhiều) có thể gây ra một số vấn đề cho trẻ khi vận động như giảm linh hoạt, dễ té ngã hơn, nhanh mỏi chân hơn…
Đặc biệt, nếu để bất thường này kéo dài có thể gây ra các biến chứng gián tiếp cho trẻ như gây ảnh hưởng lên cột sống, khớp háng, gối…, làm dáng đi xấu và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Vì vậy, ở những trẻ có bàn chân bẹt mềm dẻo mức độ nặng nên được tầm soát và can thiệp sớm bằng cách mang đế lót giày chuyên dụng hỗ trợ, luyện tập phù hợp.
Trong trường hợp trẻ bị bàn chân bẹt bệnh lý hay hay bàn chân bẹt cứng kèm các triệu chứng như đau và hạn chế hoạt động nhiều, thì ba mẹ cần đưa trẻ đi khám và lập kế hoạch điều trị cụ thể.
> Xem thêm: Chân vòng kiềng (chân chữ O) ở trẻ em – khi nào nguy hiểm và điều trị ra sao?
Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ em, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân:
Ngoài ra, chấn thương, các bất thường về cấu trúc xương vùng cổ, bàn chân cũng có thể dẫn đến bàn chân bẹt cứng ở trẻ em (bệnh lý).
Bắt đầu từ 2 – 3 tuổi, cấu trúc vòm bàn chân của trẻ sẽ bắt đầu hình thành, tức là khi đó bàn chân của trẻ sẽ hết bẹt dần dần. Vì vậy, từ lúc này bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ sau để phát hiện và theo dõi tình trạng của con:
Kiểm tra dấu chân trên cát có thể nhận biết dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ
Bàn chân là bộ phận giữ thăng bằng, chịu lực, giúp cơ thể đi lại linh hoạt nên rất quan trọng đối với trẻ. Việc chủ động tầm soát, điều trị bàn chân bẹt cho trẻ trong trường hợp cần thiết là rất quan trọng, giúp chúng ta theo dõi được quá trình phát triển vòm bàn chân ở trẻ, đánh giá mức độ cũng như xác định được hình thức bàn chân bẹt của trẻ là gì (sinh lý hay bệnh lý), từ đó có chế độ can thiệp kịp thời và phù hợp cho trẻ.
Tuỳ theo hình thức và mức độ bàn chân bẹt, trẻ sẽ được can thiệp, điều trị với các hình thức khác nhau
Khi nghi ngờ trẻ bị bàn chân bẹt, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám. Tùy vào mức độ và giai đoạn, những phương pháp hỗ trợ giúp cải thiện tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ bao gồm: