Trong những tháng đầu đời , trẻ có thể gặp một số dị tật bất thường, trong đó có tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh. Để biết vì sao trẻ bị vẹo cổ, dấu hiệu để nhận biết cách điều trị như thế nào, mời bố mẹ cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây!
Chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh có thể do ảnh hưởng từ vị trí bất thường của thai nhi trong bụng mẹ.
Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh hay nghẹo cổ ở trẻ sơ sinh là một vấn đề liên quan đến các cơ ở cổ khiến đầu trẻ nghiêng/vẹo sang một bên. Ở trẻ sơ sinh, chứng vẹo cổ xảy ra có thể do ảnh hưởng từ vị trí bất thường của thai nhi trong bụng mẹ hoặc cả hai mẹ con cùng trải qua một ca sinh khó phải dùng dụng cụ hỗ trợ trong quá trình sinh nở
Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh còn được gọi là chứng vẹo cổ bẩm sinh.
Trẻ bị nghẹo cổ hay vẹo cổ khi đầu nghiêng hẳn sang một bên hoặc khả năng xoay cổ bị hạn chế. Hầu hết trẻ sơ sinh đều không cảm thấy đau do vẹo cổ. May mắn thay, tình trạng nghẹo cổ ở trẻ sơ sinh được khắc phục khá đơn giản bằng việc bố mẹ chỉnh sửa tư thế, hoặc tập các bài tập vật lý trị liệu kéo giãn cơ cổ cho trẻ tại nhà.
Tình trạng vẹo cổ ở trẻ được chia làm 2 dạng: Vẹo cổ bẩm sinh và vẹo cổ mắc phải. Dưới đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tình trạng này:
Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh do những tác động được ghi nhận từ trước khi sinh được gọi là bẩm sinh. Chứng vẹo cổ bẩm sinh thường xảy ra ở con so nhiều hơn con rạ. Tình trạng này có thể đi kèm với trật khớp háng bẩm sinh.
Như đã nêu, nguyên nhân gây vẹo cổ ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do vị trí bất thường của thai nhi trong bụng mẹ (ví dụ tư thế ngôi mông) dẫn đến tăng áp lực lên nửa bên đầu của trẻ làm cho cơ ức đòn chũm bị ngắn lại khiến đầu trẻ bị nghiêng đầu sang một bên sau khi chào đời. Nguyên nhân thứ hai gây nghẹo cổ ở trẻ sơ sinh được ghi nhận là do bác sĩ sử dụng kẹp hoặc thiết bị hút chân không để lấy em bé ra khỏi bụng mẹ trong những ca sinh khó.
Trẻ bị nghẹo cổ mắc phải nguyên nhân có thể do trẻ nằm ngủ sai tư thế trong thời gian dài nhưng không được chỉnh sửa. Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể bao gồm:
Trẻ bị vẹo cổ còn có thể do ngủ sai tư thế trong thời gian dài
Tùy tình trạng trẻ sơ sinh bị vẹo cổ trái hay phải,các bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp như áp dụng các bài tập đặc thù, tập vật lý trị liệu hoặc chỉ định phẫu thuật.
Với chứng vẹo cổ mức độ nhẹ, cách tốt nhất để điều trị tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh là giúp bé tập quay đầu theo cả hai hướng. Điều này giúp thả lỏng các cơ cổ bị căng và thắt chặt các cơ bị lỏng. Hãy yên tâm rằng, với cách này trẻ sẽ không cảm thấy bị đau hay bị bất cứ tổn thương nào khác.
Các bước thực hiện chữa vẹo cổ tại nhà cho trẻ:
Thường chủ yếu áp dụng cho trẻ bị nghẹo cổ mức độ vừa và hầu hết trẻ sẽ cải thiện trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị tối đa bố mẹ cần tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ.
Rất hiếm trẻ sơ sinh mắc chứng vẹo cổ cần phẫu thuật để kéo dài cơ ức đòn chũm. Các bác sĩ thường sẽ đợi đến khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo để xem xét phương án này.
Tóm lại, vẹo cổ ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp ở trẻ giai đoạn đầu đời và tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện, hồi phục nếu trẻ bị nghẹo cổ được phát hiện sớm và tuân thủ đúng hướng dẫn trị liệu của bác sĩ.
Nguồn:
https://www.hopkinsallchildrens.org/Patients-Families/Health-Library/HealthDocNew/Infant-Torticollis
https://www.webmd.com/parenting/baby/what-is-torticollis#3
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/torticollis-wryneck