Vẹo cột sống ở trẻ em hay bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ em là tình trạng cột sống của trẻ cong vẹo về một bên cơ thể. Tình trạng này thường gặp ở lứa tuổi học đường, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em như thế nào?
Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà – Phó Chủ nhiệm Bộ môn Y học Thể thao, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Cong vẹo cột sống ở trẻ em nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, khả năng hồi phục rất cao.
Theo các chuyên gia, hiện nay, tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng, phần lớn rơi vào các bé gái với tỷ lệ 1/25 nữ, trong khi đó ở nam tỷ lệ là 1/2000. Việc tìm hiểu nguyên nhân cong vẹo cột sống ở trẻ em, dấu hiệu cong vẹo cột sống ở trẻ em, hay khám cong vẹo cột sống ở trẻ em ở đâu tốt và cách điều trị vẹo cột sống ở trẻ em như thế nào… là rất quan trọng mà các bậc cha mẹ không nên chủ quan.
Ở một đứa trẻ bình thường, cột sống sẽ có độ uốn cong tự nhiên để chịu lực và sức nặng của cơ thể. Ở trẻ bị cong vẹo cột sống, các thân đốt sống bị vẹo về phía bên phải hoặc trái cơ thể, tính từ phần ngực xuống phần thắt lưng.
Tùy vào việc phát hiện sớm hay muộn, tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em có mức độ vừa hay nặng cũng như tùy vào độ tuổi, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp giúp trẻ hồi phục. Thông thường, trẻ có độ tuổi càng nhỏ mức độ phục hồi càng nhanh và cao. Cụ thể, sau 3 – 6 tháng điều trị, trẻ có thể phục hồi đến 90%. Do đó, việc phát hiện cong vẹo cột sống ở trẻ em sớm có ý nghĩa rất quan trọng.
Nếu quan sát bằng mắt thường một trẻ bị cong vẹo cột sống sẽ dễ dàng nhận thấy cột sống (thể hiện bên ngoài là phần lưng) của trẻ bị uốn cong bất thường, có thể có hình chữ S hoặc C. Ngoài ra, ở một số trẻ còn kèm theo các dấu hiệu “đặc trưng” sau:
Theo đó, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu cong vẹo cột sống ở trẻ em kể trên bố mẹ cần nghĩ ngay đến việc con bị cong vẹo cột sống và đưa đi khám ngay. Hoặc, có thể thực hiện các bước kiểm tra tại nhà như hướng dẫn dưới đây để thêm phần chắc chắn.
Cong vẹo cột sống ở trẻ em nếu nhìn bằng mắt thường có thể thấy cột sống của trẻ có xu hướng uốn cong hình chữ C hoặc S.
ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà cho biết, qua thăm khám thực tế và điều trị vẹo cột sống ở trẻ em tại Nutrihome, có rất nhiều trường hợp bố mẹ đưa trẻ đến khám khi tình trạng vẹo cột sống đã khá nặng, mức độ vẹo lên đến gần 30 độ khiến việc điều trị khá khó khăn. Trong khi đó, nếu phát hiện sớm cong vẹo cột sống ở trẻ thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, cơ hội hồi phục lên đến 90%.
Để sớm phát hiện tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em, dưới đây là các cách kiểm tra đơn giản tại nhà bố mẹ nên tham khảo:
– Kiểm tra cong vẹo cột sống ở trẻ em khi cúi gập người
Đầu tiên, yêu cầu trẻ đứng thẳng người, tiếp đến yêu cầu trẻ từ từ gập người, uốn cong thắt lưng xuống dưới và cố gắng chạm 2 tay vào mũi chân rồi giữ lại. Từ tư thế này, hãy quan sát xem 2 bên xương sườn, lưng dưới và hông trẻ có bên thấp bên cao hay không. Nếu có, khả năng trẻ bị cong vẹo cột sống rất cao.
– Dấu hiệu cong vẹo cột sống ở trẻ em qua tư thế bước đi
Trong nhiều trường hợp, bước chân khập khiễng cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ bị cong vẹo cột sống. Hãy yêu cầu trẻ bước đi và quan sát tư thế, nếu trẻ bước đi bình thường bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm, nếu trẻ bước đi khập khiễng, cơ thể nghiêng về một bên hãy nghĩ ngay đến cột sống của trẻ có thể đã bị vẹo.
Ngoài 2 cách trên, bố mẹ cũng có thể kiểm tra quần áo trẻ. Nếu một bên ống quần hoặc một bên tay áo của trẻ ngắn hơn bên còn lại, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cột sống của trẻ có đường cong. Lúc này, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Như đã nói trên, vẹo cột sống ở trẻ em hầu hết xảy ra ở lứa tuổi học đường, do đó, nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do một số thói quen xấu của trẻ trong sinh hoạt (diễn ra trong thời gian dài) như: Nằm/ngồi sai tư thế khi sử dụng máy tính bảng, điện thoại; Trẻ mang balo, đeo cặp sách quá nặng; Ngồi học không đúng cách…
Sử dụng điện thoại, máy tính bảng thường xuyên trong tư thế sai cũng là nguyên nhân cong vẹo cột sống ở trẻ em.
Ngoài ra, nguyên nhân cong vẹo cột sống ở trẻ em còn do:
ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà cho biết thêm, bên cạnh các nguyên nhân được xác định dẫn đến cong vẹo cột sống ở trẻ em, các yếu tố nguy cơ sau cũng được cho là góp phần gây nên tình trạng này ở trẻ. Đó là:
Đưa trẻ đi khám ngay khi thấy cột sống bị cong bất thường, đặc biệt đi kèm các dấu hiệu đầu lệch sang một bên, hai vai/hai bên hông không đều nhau… Việc đưa trẻ đi khám sớm để chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời sẽ mang đến cho trẻ cơ hội hồi phục nhanh và rút ngắn thời gian điều trị, ít tốn kém chi phí.
Trong một số trường hợp, cong vẹo cột sống ở trẻ em có thể khỏi và không cần điều trị gì. Tuy nhiên, phần lớn đều cần trải qua quá trình điều trị phục hồi tránh biến chứng ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Hầu hết các trường hợp phải điều trị, cần kiểm tra cột sống định kỳ 6 tháng/lần đến năm 20 tuổi.
Để có thể xây dựng phác đồ điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ em phù hợp, bác sĩ cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, trẻ có thể sẽ trải qua:
Một trong những bước kiểm tra lâm sàng để chẩn đoán cong vẹo cột sống ở trẻ em.
Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mức độ biến dạng/hay cong vẹo cột sống các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị như sau:
– Phương pháp chỉnh hình đôi – nẹp
Phương pháp này thường được áp dụng ở trẻ bị cong vẹo cột sống mức độ nhẹ và vừa, trên 25 độ. Theo đó, người bệnh sẽ phải “gắn bó” với đôi – nẹp kể từ khi điều trị cho đến 18 tuổi, ít nhất vài tiếng/ngày. Phương pháp này có thể hạn chế việc chơi thể thao của trẻ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Chỉnh hình đôi – nẹp gồm 2 dạng:
Song song với việc áp dụng các phương pháp điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ em, các chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn trẻ các tư thế sinh hoạt đúng và thực hiện các bài tập phục hồi tại nhà.
– Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp này sẽ được áp dụng trong trường hợp trẻ bị cong vẹo cột sống mức độ nặng để cải thiện/phục hồi các tổn thương ở cột sống, trên 50 độ. Theo đó, tùy tình trạng bác sĩ có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật cột sống bị dính.
Cuối cùng, cần lưu ý rằng, tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em càng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời khả năng hồi phục càng cao, nhờ trẻ bị nhẹ và hệ thống xương còn mềm. Do đó, trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày bố mẹ nên dành thời gian chăm sóc, quan tâm trẻ nhiều hơn để sớm phát hiện ra các bất thường ở cơ thể trẻ để có hướng xử trí sớm.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để phòng ngừa tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em bố mẹ nên:
Nên bổ sung thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ để giúp xương phát triển khỏe mạnh, phòng tránh cong vẹo cột sống ở trẻ.
Ngoài việc điều trị các bệnh lý về dinh dưỡng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng NutriHome còn có dịch vụ tầm soát các bệnh lý cơ xương khớp ở trẻ em, trong đó có khám cong vẹo cột sống ở trẻ em và tư vấn, điều trị vẹo cột sống ở trẻ em, với phác đồ điều trị toàn diện, khoa học, chuyên gia giàu kinh nghiệm.