Loạn sản khớp háng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm khớp háng khởi phát sớm và có nguy cơ cao phải thay khớp háng. Theo thống kê, cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ mắc chứng loạn sản khớp háng bẩm sinh.
Loạn sản khớp háng là nguyên nhân dẫn đến biến chứng viêm khớp háng khởi phát sớm.
Khớp háng được cấu tạo bởi hai thành phần: Lồi cầu xương đùi (đầu xương đùi) và ổ khớp của xương chậu. Nếu khớp ở đúng vị trí thì lồi cầu sẽ có thể quay tự do và giúp chúng ta di chuyển linh hoạt. Loạn sản khớp háng là tình trạng ổ khớp của xương chậu không bao phủ hoàn toàn lồi cầu của xương đùi, khiến khớp háng dễ bị trật và tốc độ bào mòn khớp cũng tăng nhanh hơn bình thường.
Hầu hết những người mắc chứng này đều là do loạn sản khớp háng bẩm sinh, vì thế việc đưa trẻ đi kiểm tra loạn sản khớp háng trong giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi rất cần thiết.
Các dấu hiệu và triệu chứng của loạn sản khớp háng thường phụ thuộc vào độ tuổi như sau:
Lý giải lý do trẻ bị loạn sản khớp háng chân thường đi khập khiễng, các chuyên gia xương khớp cho rằng, đó là do yếu cơ, biến dạng xương hoặc bệnh lý khiến tính linh hoạt của khớp háng bị hạn chế. Và những nguyên nhân trên thường sẽ không gây cảm giác đau.
Còn cơn đau do loạn sản khớp háng thường xuất hiện khi người bệnh đang thực hiện các hoạt động thể chất và vị trí bị đau hay gặp nhất là ở phía trước của hông, cũng có thể ở bên hoặc sau hông. Mới đầu, cơn đau chỉ xảy ra t nhẹ và thoảng qua, càng về sau càng đau dữ dội và thường xuyên hơn.
Loạn sản khớp háng có thể do di truyền và các bé gái thường có xu hướng mắc nhiều hơn các bé trai. Chứng loạn sản khớp kháng hay gặp ở trẻ sơ sinh (còn được gọi là loạn sản khớp háng bẩm sinh). Lý do khớp háng được cấu tạo từ sụn mềm khi vừa sinh ra, theo thời gian, chúng phát triển cứng lại và tạo thành xương. Đầu xương đùi và ổ khớp giúp tạo khuôn cho nhau trong suốt quá trình này, nếu chỏm xương đùi không khít với ổ khớp, ổ khớp sẽ trở nên nông và dẫn đến hậu quả là không thể bao lấy hết chỏm xương đùi.
Trẻ sơ sinh nặng cân là yếu tố nguy cơ gây loạn sản khớp háng bẩm sinh
Bên cạnh đó, các chuyên gia xương khớp cũng chỉ ra một số yếu tố nguy cơ khiến trẻ gia tăng khả năng mắc chứng loạn sản khớp háng bẩm sinh:
Tất cả những yếu tố trên đều có thể khiến đầu xương đùi tăng nguy cơ lệch khỏi vị trí đúng của nó do không gian trong bụng mẹ chật hẹp với thai nhi.
Phương pháp điều trị loạn sản khớp háng tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
Đối với trẻ được chẩn đoán loạn sản khớp háng bẩm sinh sớm thường chỉ cần đeo nẹp mềm cố định khớp trong vài tháng để nắn nó trở lại về hình dạng thích hợp. Những trẻ trên 6 tháng tuổi có thể phải bó bột hoặc can thiệp bằng phẫu thuật.
Trẻ từ 18 tháng trở lên hoặc không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị có thể phải tiến hành nắn xương đùi hoặc xương chậu để tái tạo lại khớp háng. Điều này đồng nghĩa bé sẽ tiến hành phẫu thuật chia hoặc định hình lại phần đầu xương đùi hoặc ổ khớp của xương chậu.
Đối với thanh thiếu niên và người lớn, phẫu thuật hầu như luôn là phương pháp điều trị duy nhất. Nếu loạn sản khớp háng nhẹ, tình trạng này có thể được điều trị bằng phẫu thuật nội soi khớp. Nhưng nếu chứng loạn sản khớp háng nghiêm trọng hay những trẻ đã có bộ xương phát triển hoàn chỉnh, bác sĩ điều trị có thể phải tiến hành cắt ổ khớp khỏi xương chậu và đặt lại vị trí phù hợp. Quy trình này còn có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn chứng viêm khớp háng do loạn sản. Trường hợp tệ hơn là phải phẫu thuật thay thế nếu khớp đã bị tổn thương nghiêm trọng, không có khả năng phục hồi.
Phẫu thuật thay thế khớp có thể được chỉ định nếu tình trạng loạn sản khớp háng quá nghiêm trọng.
Trẻ có thể tránh các biến chứng nghiêm trọng hoặc điều trị xâm lấn nếu loạn sản khớp háng được chẩn đoán sớm và điều trị bằng nẹp cố định. Ước tính, có khoảng 80 – 95% các trường hợp loạn sản khớp háng điều trị thành công nhờ được xác định sớm. Do đó, để phòng tránh các biến chứng cũng như tránh phải áp dụng phương pháp điều trị phẫu thuật, thay khớp, bố mẹ hãy đưa bé đến cơ sở uy tín để kiểm tra và điều trị sớm nhất có thể nếu phát hiện bất thường hoặc có những yếu tố nguy cơ.