Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy. Trong đó có khoảng 4 triệu trẻ tử vong, 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Bệnh tiêu chảy dù cấp tính hay mạn tính đều sẽ khiến trẻ dễ bị mất nước, điện giải. Đây là vấn đề nghiêm trọng bởi việc mất nước ở trẻ thường diễn ra nhanh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Trẻ bị tiêu chảy dễ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy nhược cơ thể, trẻ trở nên yếu ớt, phát triển chậm hơn so với trẻ đồng trang lứa.
Tiêu chảy là bệnh lý phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Đây còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ.
Tiêu chảy thường gặp 2 dạng: Tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính.
Tiêu chảy cấp ở trẻ là hiện tượng đi tiêu nhiều lần hơn bình thường và thay đổi tính chất phân – phân lỏng như nước hay đàm máu, kéo dài dưới 14 ngày.
– Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng, có thể có tần suất đi tiêu nhiều lần trong ngày, trung bình từ 3 – 10 lần/ngày, hoặc nhiều lần hơn. Phân của trẻ nhìn có thể sệt, lỏng, nhiều màu vàng, xanh, hoặc nâu.
– Trẻ bú sữa mẹ có thể dễ sản xuất phân nhiều lần hơn và phân có nước nhiều hơn so với trẻ uống sữa công thức.
– Trẻ từ 1 tuổi trở lên, thông thường đi tiêu 1 – 2 lần/ngày.
Khi bị tiêu chảy cấp, phân của trẻ thường lỏng nhiều, có nhiều nước, mùi hôi tanh. Bên cạnh đó, vì đây là một hiện bệnh đường ruột, trẻ sẽ có thêm những triệu chứng khác, như mệt, quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng,..
Triệu chứng cơ bản của tiêu chảy mạn tính ở trẻ em là hiện tượng đi ngoài phân lỏng nhiều nước nhiều hơn 3 lần/ngày kéo dài từ 4 tuần trở lên.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, trẻ bị tiêu chảy mạn tính cũng có thể có một hoặc nhiều dấu hiệu dưới đây:
– Phân dính máu
– Ớn lạnh
– Sốt
– Đại tiện mất kiểm soát
– Buồn nôn hoặc nôn mửa
– Bụng đau hoặc bị chuột rút
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Miền Bắc Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết trẻ dù bị tiêu chảy cấp hay tiêu chảy mạn cũng đều bị mất nước, điện giải, vì thế việc bù nước đúng cách cho trẻ cực kỳ quan trọng.
Đối với trẻ nhũ nhi, vẫn còn bú mẹ, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn để tránh mất nước và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình để kiểm soát tình trạng tiêu chảy của con bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ.
Đối với trẻ ăn dặm và trẻ lớn, hiện tượng tiêu chảy kéo dài có thể khiến trẻ biếng ăn, sụt cân, nghiêm trọng, thậm chí suy dinh dưỡng. Vì vậy mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe và giúp trẻ nhanh chóng phục hồi.
Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám, tư vấn và điều trị được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa và hướng dẫn chế biến món ăn khoa học góp phần điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cho trẻ.