Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, các bệnh lý dinh dưỡng liên quan đến trẻ em cũng dần trở nên phổ biến. Trong đó, thường thấy nhất là suy dinh dưỡng và thừa cân – béo phì. PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome nhấn mạnh, trẻ béo phì nếu không được can thiệp kịp thời sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi trưởng thành như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, đái tháo đường,… Đối với những trẻ suy dinh dưỡng thường đi kèm với tình trạng chậm phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thần, hệ miễn dịch suy giảm… Đó là lý do ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ đến lúc chào đời và phát triển, mẹ cần kiểm soát tốt cân nặng cho trẻ để ngăn ngừa các bệnh lý mà trẻ có thể mắc phải sau này.
Có 4 cột mốc quan trọng mẹ cần kiểm soát tốt cân nặng của trẻ: giai đoạn 1.000 ngày đầu đời (từ lúc em bé hình thành trong bụng mẹ cho đến khi tròn 2 tuổi), giai đoạn mầm non – mẫu giáo (3-5 tuổi), giai đoạn tiểu học (6-10 tuổi) và giai đoạn dậy thì (11-17 tuổi). Đây là các giai đoạn trẻ cần được xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát cân nặng, bắt kịp đà tăng trưởng toàn diện.
Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, trong chế độ ăn cần đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng cũng như trong các hoạt động hàng ngày gồm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trẻ em ở mỗi độ tuổi sẽ cần tỷ lệ các nhóm chất khác nhau. Chẳng hạn, trẻ nhỏ cần nhiều chất béo từ động vật hơn để hỗ trợ phát triển trí não, trong khi trẻ lớn nên cân bằng nguồn chất béo thực vật và chất béo động vật. Việc không xây dựng được khẩu phần ăn đảm bảo nhu năng lượng cho cơ thể trẻ theo từng giai đoạn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thừa cân – béo phì hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
Do đó, làm thế nào để kiểm soát tốt cân nặng trẻ em, phòng ngừa thừa cân béo phì, suy dinh dưỡng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện là mục tiêu mà các phụ huynh hướng tới.
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai nhấn mạnh, dinh dưỡng đầy đủ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ tạo nền tảng để trẻ phát triển chiều cao và cân nặng tối ưu. Vì thế, mẹ cần hiểu rõ nhu cầu cơ thể trẻ, từ đó cung cấp cho trẻ những khẩu phần ăn phù hợp và cân đối. Nếu chế độ dinh dưỡng không phù hợp với nhu cầu cơ thể trẻ sẽ dẫn đến bệnh lý phổ biến ở trẻ em: suy dinh dưỡng và thừa cân – béo phì.
Trong giai đoạn từ 1- 5 tuổi, nếu trẻ chậm tăng cân hoặc thiếu cân so với chuẩn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Cụ thể, hệ miễn dịch của trẻ nhẹ cân sẽ kém hơn trẻ bình thường. Do không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hoặc hấp thu dinh dưỡng kém, trẻ gầy yếu sẽ suy giảm sức đề kháng và dễ bị nhiễm khuẩn hơn, khiến trẻ thường xuyên đau ốm, mệt mỏi.
Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi do thiếu vi chất dinh dưỡng có hệ cơ, xương khớp kém phát triển, khả năng vận động linh hoạt kém hơn, đồng thời là nguyên nhân chính dẫn đến chiều cao thấp khi bước vào tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành.
Tình trạng chậm tăng cân, thiếu cân kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não ở trẻ, chẳng hạn như: chậm chạp, kém linh hoạt, khó tập trung, chậm tiếp thu…
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cảnh báo, tình trạng tăng cân nhanh dễ dẫn đến béo phì, một căn bệnh rất khó điều trị ở trẻ nhỏ. Béo phì còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe hiện tại và cả khi trưởng thành. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ thừa cân ngay từ những năm mẫu giáo có nguy cơ béo phì gấp 4 lần khi bước vào tuổi dậy thì. Và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng đã cảnh báo về những tác hại tiềm ẩn của tình trạng thừa cân béo phì như:
Đối với trẻ từ 0-5 tuổi: đánh giá chuẩn cân nặng dựa trên 3 chỉ số:
Xem bảng cân nặng theo tuổi của trẻ từ 0-5 tuổi tại đây
Đối với trẻ 5-19 tuổi: đánh giá chuẩn cân nặng dựa trên 2 chỉ số:
Xem bảng cân nặng theo tuổi của trẻ từ 5-19 tuổi tại đây
Theo một quy luật tăng trưởng, cân nặng của trẻ thường tăng nhanh vào những tháng đầu đời và giảm dần cho đến tuổi tiền dậy thì.
Dưới đây là chỉ số tăng cân của trẻ mỗi tháng:
Mẹ cần theo dõi tốc độ tăng cân của trẻ để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Trẻ có phát triển thể chất cân đối hay không phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng và vận động. Để kiểm soát tốt cân nặng của trẻ, mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
Để duy trì các chỉ số cơ thể trẻ (bao gồm cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao và chỉ số BMI) trong ngưỡng bình thường, trước tiên mẹ cần xác định nhu cầu năng lượng mà trẻ cần hàng ngày, từ đó xây dựng khẩu phần ăn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Đối với trẻ thừa cân – béo phì muốn giảm cân hoặc trẻ suy dinh dưỡng muốn tăng cân, mẹ cần tư vấn chuyên gia về chế độ ăn phù hợp cho trẻ.
Trẻ em cần hoạt động thể chất tối thiểu 60 phút/ngày (với trẻ bình thường và trẻ thừa cân – béo phì) hoặc 30 phút/ngày (với trẻ suy dinh dưỡng) thông qua các môn thể thao tốt cho sự phát triển thể chất như bơi lội, bóng đá, bóng rổ, cầu lông… Tập luyện đều đặn sẽ giúp tiêu hao năng lượng dư thừa (ở trẻ béo phì) cũng như thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở trẻ suy dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu dưỡng chất tối đa.
Ngoài ra, mẹ cần giảm thiểu tối đa thời gian thụ động của trẻ (không quá 1 giờ/ngày) bằng cách hạn chế cho trẻ xem ti vi và các thiết bị điện tử, chơi game…
Đến với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, mẹ sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm tư vấn chế độ ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Tại Nutrihome, quy trình khám, tư vấn và chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ được xây dựng một cách khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn theo sở thích và thói quen ăn uống của trẻ, hướng dẫn chế biến món ăn khoa học, không chỉ giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả, mà còn hỗ trợ tăng trưởng toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ cho trẻ.