Việc thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cũng như sau khi tiêm vắc xin Covid-19 không nên ăn gì sẽ giúp cơ thể bạn nhanh khỏe mạnh, tối ưu hóa hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng phòng tránh nhiễm bệnh.
Nhằm ngăn ngừa, làm chậm sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Sars-CoV-2 gây ra và bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ biến chứng nặng (nếu chẳng may mắc bệnh), các chuyên gia khuyên, những người trên 18 tuổi nên tiêm vắc xin Covid-19 càng sớm càng tốt.
Tùy độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng người sẽ có những phản ứng nặng hoặc nhẹ khác nhau sau tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, tình trạng thường gặp nhất là sốt/ hoặc ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức người (nhất là tại vị trí tiêm), vết tiêm sưng tấy/ nổi mẩn đỏ…
Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 giúp phòng bệnh hiệu quả
Theo đó, để làm giảm nhẹ các triệu chứng – giúp cơ thể nhanh khỏe mạnh và sản sinh kháng thể chống lại vi rút Sars-Cov-2 hiệu quả, chuyên dinh dưỡng khuyến cáo người sắp tiêm/ hoặc sau tiêm vắc xin Covid-19 cần thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và cân bằng dưỡng chất. Cụ thể như sau:
Dưới đây là những nguyên tắc ăn uống, các loại thức uống nên tránh và nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn (1) dinh dưỡng trước khi tiêm vắc xin Covid-19 người sắp tiêm cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe tốt hơn:
Ăn đầy đủ, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính (bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) và đa dạng các loại thực phẩm. Lưu ý, không nên/ hạn chế ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ (chứa chất béo bão hòa) vì có thể gây hại sức khỏe, làm tăng phản ứng viêm của cơ thể sau tiêm.
Nên ăn các thức ăn chế biến mềm, giàu năng lượng và dưỡng chất để dễ tiêu hóa, nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh và cơ thể hấp thu tốt nhất như cháo thịt bằm nấu đậu xanh, súp gà…. Với người lớn tuổi, hoặc những người có vấn đề sức khỏe, mắc các bệnh lý nền nên chia nhỏ các bữa ăn để cơ thể được bổ sung dưỡng chất đầy đủ nhất, tránh thiếu hụt dưỡng chất.
Nên ăn trước khi đi chích ngừa (không ăn quá no vì có thể dẫn đến khó chịu, khó thở), tuyệt đối không để bụng đói vì có thể gây hoa mắt, chóng mặt, nhất là với những người có “tiền sử” sợ tiêm vắc xin.
Nhóm chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa… và nhóm ngũ cốc: ngũ cốc nguyên hạt… để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, năng lượng cho cơ thể.
Nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất: Rau xanh (có lá màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, bông cải xanh, rau bina, cải xoăn… bởi chúng giúp kháng viêm do chứa nhiều chất chống oxy hóa); trái cây tươi (như quả việt quất – loại trái cây này giàu vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa… giúp tăng nồng độ serotonin, chất dẫn truyền thần kinh…).
Dinh dưỡng trước khi tiêm vắc xin Covid-19 cần tăng cường các loại rau xanh và trái cây
Nhóm các loại gia vị tự nhiên: Củ hành, tỏi, nghệ (những loại gia vị này được chứng minh có công dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể, kháng viêm mạnh, tăng cường lợi khuẩn probiotic tốt cho hệ đường ruột…)
Song song với việc thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng trước khi tiêm vắc xin Covid-19, người chuẩn bị tiêm không nên uống rượu, bia hoặc những thức uống có chứa caffein (cà phê, nước trà, nước tăng lực…). Bởi những thức uống này có thể làm tăng tần số nhịp tim, rối loạn nhịp tim, huyết áp. Chưa kể, chúng có thể gây ức chế hệ miễn dịch, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, mất nước…
Bên cạnh tránh các thức uống nêu trên, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên uống đủ nước (khoảng 2 – 3 lít nước/ngày) để giữ cho cơ thể luôn đủ nước, đồng thời giúp loại bỏ độc tố trong các tế bào. Các thời điểm uống nước tốt nhất trong ngày là: Buổi sáng sau khi thức dậy (nên uống nước ấm), giữa sáng đến trưa, buổi chiều đến giờ ăn tối…
Ngoài ra, cần thực hiện sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc,đảm bảo giấc ngủ chất lượng trước khi tiêm để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, hoạt động tối đa.
So với dinh dưỡng trước khi tiêm vắc xin Covid-19, dinh dưỡng sau khi tiêm vắc xin Covid-19 cũng quan trọng không kém (2). Vì nó giúp cơ thể nhanh khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, sản sinh kháng thể phòng tránh dịch bệnh hiệu quả. Theo đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyên người sau tiêm vắc xin nên:
Cần chú trọng dinh dưỡng sau khi tiêm vắc xin Covid-19, nhất là đối với người già để đảm bảo sức khỏe
Tổng năng lượng khẩu phần ăn cần đảm tỷ lệ chất bột đường chiếm 55 – 65%, chất đạm chiếm 15 – 20% và chất béo chiếm 20 – 25%.
Trong đó, đặc biệt, vitamin và khoáng chất không thể thiếu bởi nhóm này đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tăng đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Nếu cơ thể thiếu nhóm chất này sẽ gây suy giảm sức đề kháng và miễn dịch. Theo khuyến nghị, một người trưởng thành nên ăn từ 200 – 300g rau xanh/ngày và 100 – 200g trái cây/ngày. Các loại vitamin và khoáng chất cần bổ sung:
Một số thực phẩm tự nhiên tốt cho người sau tiêm vắc xin Covid-19 được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên có trong bữa ăn:
Những người bị tiểu đường nên bổ sung trứng trong chế độ dinh dưỡng sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Cần ăn đủ nhu cầu và đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn, khẩu phần ăn nên có sự cân đối giữa các thực phẩm từ động vật và thực vật (chất đạm).
Sau tiêm, một số người có thể có cảm giác buồn nôn do đó nên chế biến các món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp tránh ăn các thức ăn có nhiều đường, nhiều chất béo khó tiêu…
Tương tự thực hiện dinh dưỡng trước tiêm, việc thực hiện dinh dưỡng sau khi tiêm vắc xin Covid-19 ngoài đảm bảo chế độ ăn cân bằng, khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn nên cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bởi nước giúp:
Theo đó, lượng nước trung bình nên cung cấp cho cơ thể khoảng 2 – 3 lít/ngày (phân chia hợp lý uống vào các thời điểm trong ngày) tùy theo giới tính, độ tuổi, mức độ vận động, môi trường làm việc… Trong đó, 20% nước đến từ thức ăn và 80% lượng nước còn lại cần được bổ sung qua đường uống.
Nên cung cấp đủ nước cho cơ thể để loại bỏ độc tố, duy trì sức khỏe, tránh mất nước
Với thắc mắc sau tiêm vắc xin Covid-19 không nên ăn gì, các chuyên gia cho biết, nên tránh ăn các thức ăn chế biến sẵn, thức ăn chứa nhiều đường, thức ăn nhiều dầu mỡ (chứa chất béo bão hòa), thức ăn nhanh… vì chúng có thể gây khó tiêu và làm tăng phản ứng viêm.
Không chỉ thức ăn, các chuyên gia cũng khuyên người sau tiêm vắc xin không uống rượu bia, các chất kích thích như trà, cà phê, nước tăng lực (tối thiểu trong 1 ngày hoặc nhiều hơn tùy theo tình trạng sức khỏe sau tiêm). Những loại thức uống này có thể gây mất nước, ức chế hệ miễn dịch gây suy yếu khả năng chống nhiễm trùng, thậm chí tăng nguy cơ biến chứng.
Cụ thể, chúng có thể gây rối loạn nhịp tim, gây mất ngủ, ngủ không ngon và không yên giấc, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ miễn dịch.
Trên là những thông tin về dinh dưỡng trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19 giúp bạn có sức khỏe tốt hơn, giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ của vắc xin. Mặc dù vậy, dinh dưỡng không hoàn toàn ngăn chặn được tất cả các nguy cơ, do đó, sau tiêm, khi thấy có bất cứ dấu hiệu khác thường bạn cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được hỗ trợ tốt nhất nhé!